Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Hàm tài chính (Financial functions)phần 2.2 Hàm COUPPCD() Cho biết ngày đã thanh toán lãi gần nhất trước ngày kết toán của một chứng khoán. Cú pháp: = COUPPCD(settlement, maturity, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua. Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực. Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. • Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE! • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, COUPPCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Ví dụ: • Tính ngày đã trả lãi gần nhất trước ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm) = COUPPCD(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 39036 (ngày 15/11/2006) Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Hàm CUMIPMT() Trả về lợi tức tích lũy phải trả đối với một khoản vay trong khoảng thời gian được chỉ định (kết quả trả về sẽ là một số âm, thể hiện số tiền phải mất đi do đi vay). Cú pháp: = CUMIPMT(rate, nper, pv, start_period, end_period, type) Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12. Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate. Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12. Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper. Pv : Giá trị hiện tại của số tiền vay Start_period : Kỳ đầu tiên trong những kỳ muốn tính lợi tức tích lũy phải trả (các kỳ trả lãi được đánh số bắt đầu từ 1). End_period : Kỳ cuối cùng trong những kỳ muốn tính lợi tức tích lũy phải trả. Type : Cách thức trả lãi: = 0 : Trả lãi vào cuối kỳ = 1 : Trả lãi vào đầu kỳ Lưu ý: • Rate và Nper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu trả lãi hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu trả lãi hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper. • Nper, start_period, end_period, và type sẽ được cắt bỏ phần lẻ thập phân nếu chúng không phải là số nguyên. • Nếu rate < 0, nper < 0, hay pv < 0, CUMIPMT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu start_period < 1, end_period < 1, hay start_period > end_period, CUMIPMT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu type không phải là các số 0 hay 1, CUMIPMT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Ví dụ: • Với một khoản vay $125,000 trong 30 năm với lãi suất 9% một năm, trả lãi hằng tháng vào cuối kỳ, dùng CUMIPMT() ta sẽ biết: Lợi tức phải trả trong năm thứ 2 (từ kỳ thứ 13 tới kỳ 24) là: Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = CUMIPMT(9%/12, 30*12, 125000, 13, 24, 0) = – $11,135.23 Lợi tức phải trả trong tháng đầu tiên là: = CUMIPMT(9%/12, 30*12, 125000, 1, 1, 0) = – $937.50 (nếu chỉ tính trong 1 tháng thì start_period end_period) Hàm CUMPRINC() Trả về khoản tiền vốn tích lũy phải trả đối với một khoản vay trong khoảng thời gian được chỉ định (kết quả trả về sẽ là một số âm, thể hiện số tiền phải mất đi do đi vay). Cú pháp: = CUMPRINC(rate, nper, pv, start_period, end_period, type) Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12. Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate. Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12. Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper. Pv : Giá trị hiện tại của số tiền vay Start_period : Kỳ đầu tiên trong những kỳ muốn tính khoản tiền vốn tích lũy phải trả (các kỳ trả lãi được đánh số bắt đầu từ 1). End_period : Kỳ cuối cùng trong những kỳ muốn tính khoản tiền vốn tích lũy phải trả. Type : Cách thức trả lãi: = 0 : Trả lãi vào cuối kỳ = 1 : Trả lãi vào đầu kỳ Lưu ý: • Rate và Nper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu trả lãi hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu trả lãi hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper. • Nper, start_period, end_period, và type sẽ được cắt bỏ phần lẻ thập phân nếu chúng không phải là số nguyên. • Nếu rate < 0, nper < 0, hay pv < 0, CUMPRINC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu start_period < 1, end_period < 1, hay start_period > end_period, CUMPRINC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu type không phải là các số 0 hay 1, CUMPRINC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Ví dụ: Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech • Với một khoản vay $125,000 trong 30 năm với lãi suất 9% một năm, trả lãi hằng tháng vào cuối kỳ, dùng CUMPRINC() ta sẽ biết: Tổng tiền vốn tích lũy phải trả trong năm thứ 2 (từ kỳ thứ 13 tới kỳ 24) là: = CUMPRINC(9%/12, 30*12, 125000, 13, 24, 0) = – $934.1071 Tiền vốn tích lũy phải trả trong tháng đầu tiên là: = CUMPRINC(9%/12, 30*12, 125000, 1, 1, 0) = – $68.27827 (nếu chỉ tính trong 1 tháng thì start_period end_period) Hàm DB() Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) trong một khoảng thời gian xác định. Cú pháp: = DB(cost, salvage, life, period, month) Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Hạn sử dụng của tài sản. Period : Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life. Month : Số tháng trong năm đầu tiên (nếu bỏ qua, mặc định là 12) Lưu ý: • Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) sẽ tính khấu hao theo một tỷ suất cố định. DB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một kỳ: DB = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate Trong đó: rate = 1 – ((salvage / cost) ^ (1 / life)), được làm tròn tới 3 số lẻ thập phân. • Khấu hao kỳ đầu và kỳ cuối là những trường hợp đặc biệt: Với kỳ đầu, DB() sử dụng công thức = cost * rate * month / 12 Với kỳ cuối, DB() sử dụng công thức = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate * (12 – month) / 12 Ví dụ: • Tính số tiền khấu hao trong tất cả các kỳ của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 1/6/2008 là $1,000,000, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng 6 năm là $100,000 ? Vì mua vào tháng 6, nên năm đầu tiên chỉ tính khấu hao cho 7 tháng, 5 tháng còn lại sẽ tính vào năm thứ 7. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Số tiền khấu hao trong các năm như sau: Năm đầu tiên: = DB(1000000, 100000, 6, 1, 7) = $186,083.33 Năm thứ hai: = DB(1000000, 100000, 6, 2, 7) = $259,639.42 Năm thứ ba: = DB(1000000, 100000, 6, 3, 7) = $176,814.44 Năm thứ tư: = DB(1000000, 100000, 6, 4, 7) = $120,410.64 Năm thứ năm: = DB(1000000, 100000, 5, 7) = $81,999.64 Năm thứ sáu: = DB(1000000, 100000, 6, 7) = $55,841.76 Năm cuối cùng: = DB(1000000, 100000, 7, 7) = $15,845.10 Hàm DDB() Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép (double-declining balance method), hay giảm dần theo một tỷ lệ nào đó, trong một khoảng thời gian xác định. Cú pháp: = DDB(cost, salvage, life, period, factor) Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Hạn sử dụng của tài sản. Period : Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life. Factor : Tỷ lệ để giảm dần số dư (nếu bỏ qua, mặc định là 2, tức sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép) Lưu ý: • Phương pháp số dư giảm dần theo một tỷ lệ định sẵn sẽ tính khấu hao theo tỷ suất tăng dần, tức là khấu hao cao nhất ở kỳ đầu, và giảm dần ở các kỳ kế tiếp theo tỷ lệ đã được định sẵn (giảm dần kép là sử dụng tỷ lệ giảm dần = 2). DDB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một kỳ: DDB = MIN((cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * (factor / life), (cost – salvage – tổng khấu hao các kỳ trước)) • Hãy thay đổi factor, nếu không muốn sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép. • Tất cả các tham số phải là những số dương. Ví dụ: Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech • Với một tài sản có giá trị khi mua vào là $2,400, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng là $300, hạn sử dụng là 10 năm, ta có những con số khấu hao như sau đây: Khấu hao cho ngày đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = DDB(2400, 300, 10*365, 1) = $1.32 Khấu hao tháng đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = DDB(2400, 300, 10*12, 1) = $40 Khấu hao năm đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = DDB(2400, 300, 10, 1) = $480 Khấu hao năm thứ 10, dùng phương pháp số dư giảm dần kép: = DDB(2400, 300, 10, 10) = $22.12 Khấu hao năm thứ 2, dùng phương pháp số dư giảm dần theo tỷ lệ 1.5: = DDB(2400, 300, 10, 2, 1.5) = $306 Hàm DISC() Tính tỷ lệ chiết khấu của một chứng khoán Cú pháp: = DISC(settlement, maturity, pr, redemption, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua. Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực. Pr : Giá trị của chứng khoán (tính theo đơn vị $100) Redemption : Giá trị hoàn lại của chứng khoán (tính theo đơn vị $100) Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. • Settlement, maturity và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE! Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech • Nếu pr ≤ 0 hay redemption ≤ 0, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis < 0 hay basis > 4, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, DISC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Hàm DISC() sẽ tính toán theo công thức sau đây: Với: B : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis). DSM : Số ngày giữa settlement và maturity. Ví dụ: • Tính tỷ lệ chiết khấu cho một trái phiếu kho bạc được mua lại ngày 25/1/2007, có ngày tới hạn là 15/6/2007, giá mua là $97.975, giá trị hoàn lại là $100, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm) = DISC(DATE(2007,1,25), DATE(2007,6,15), 97.975, 100, 1) = 0.052420213 (= 5.24%) Hàm DOLLARDE() Chuyển đổi giá đồng dollar ở dạng phân số sang giá đồng dollar ở dạng thập phân. Là nghịch đảo của hàm DOLLARFR(). Thường dùng để chuyển đổi số dollar ở dạng phân số (như các giá trị chứng khoán) sang số thập phân). Cú pháp: = DOLLARDE(fractional_dollar, fraction) Fractional_dollar : Một số được mô tả như ở dạng phân số. Fraction : Số nguyên dùng làm mẫu thức của phân số được mô tả ở fractional_dollar. Lưu ý: • Nếu fraction không nguyên, phần lẻ của fraction sẽ bị cắt bỏ để trở thành số nguyên. • Nếu fraction < 0, DOLLARDE() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu fraction = 0, DOLLARDE() sẽ trả về giá trị lỗi #DIV/0! Ví dụ: = DOLLARDE(1.02, 16) = 1.125 (Chuyển đổi số 1.02, đọc là 1 và 2/16, sang dạng thập phân) Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = DOLLARDE(1.1, 32) = 1.3125 (Chuyển đổi số 1.1, đọc là 1 và 10/32, sang dạng thập phân) Hàm DOLLARFR() Chuyển đổi giá đồng dollar ở dạng thập phân sang giá đồng dollar ở dạng phân số. Là nghịch đảo của hàm DOLLARDE(). Thường dùng để chuyển đổi số dollar ở dạng thập phân (như các giá trị chứng khoán) sang phân số). Cú pháp: = DOLLARFR(decimal_dollar, fraction) Decimal_dollar : Một số thập phân. Fraction : Số nguyên dùng làm mẫu thức của phân số ở kết quả. Lưu ý: • Nếu fraction không nguyên, phần lẻ của fraction sẽ bị cắt bỏ để trở thành số nguyên. • Nếu fraction < 0, DOLLARFR() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu fraction = 0, DOLLARFR() sẽ trả về giá trị lỗi #DIV/0! Ví dụ: = DOLLARFR(1.125, 16) = 1.02 (Chuyển đổi số thập phân 1.125 thành một phân số có dạng là 1 và 2/16) = DOLLARFR(1.3125, 32) = 1.1 (Chuyển đổi số 1.3125 thành một phân số đọc là 1 và 10/32) Hàm DURATION() Tính thời hạn hiệu lực Macauley dựa trên đồng mệnh giá $100 (USD) của một chứng khoán. Thời hạn hiệu lực là trung bình trọng giá trị hiện tại của dòng luân chuyển tiền mặt và được dùng làm thước đo về sự phản hồi làm thay đổi lợi nhuận của giá trị một chứng khoán. Cú pháp: = DURATION(settlement, maturity, coupon, yld, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua. Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực. Coupon : Lãi suất hằng năm của chứng khoán. Yld : Lợi nhuận hằng năm của chứng khoán. Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: • Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. • Settlement, maturity và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, DURATION() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE! • Nếu coupon < 0 hay yld < 0, DURATION() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, DURATION() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis < 0 hay basis > 4, DURATION() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, DURATION() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! Ví dụ: • Tính thời hạn hiệu lực của một trái phiếu có ngày kết toán là 01/01/2008, ngày đáo hạn là 01/01/2016, biết lãi suất hằng năm là 8%, lợi nhuận hằng năm là 9%, trả lãi 6 tháng một lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm) = DURATION(DATE(2008,1,1), DATE(2016,1,1), 8%, 9%, 2, 1) = 5.993775 . 24 ) là: = CUMPRINC(9%/ 12, 30* 12, 125 000, 13, 24 , 0) = – $934.1071 Tiền vốn tích lũy phải trả trong tháng đầu tiên là: = CUMPRINC(9%/ 12, 30* 12, 125 000, 1, 1, 0) = – $68 .27 827 (nếu chỉ tính trong. DOLLARFR(1. 125 , 16) = 1. 02 (Chuyển đổi số thập phân 1. 125 thành một phân số có dạng là 1 và 2/ 16) = DOLLARFR(1.3 125 , 32) = 1.1 (Chuyển đổi số 1.3 125 thành một phân số đọc là 1 và 10/ 32) Hàm DURATION() Tính. là: Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = CUMIPMT(9%/ 12, 30* 12, 125 000, 13, 24 , 0) = – $11,135 .23 Lợi tức phải trả trong tháng đầu tiên là: = CUMIPMT(9%/ 12, 30* 12, 125 000, 1, 1, 0) = – $937.50 (nếu chỉ tính