Beauty is only skin deep “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là điều người Việt ta thường tự nhủ mỗi khi đánh giá vẻ đẹp của con người hay sự vật.. Người Mỹ cũng có một câu tục ngữ mang ý nghĩa
Trang 1Beauty is only skin deep
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là điều người Việt ta thường tự
nhủ mỗi khi đánh giá vẻ đẹp của con người hay sự vật
Người Mỹ cũng có một câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự
“Beauty is only skin deep”
Câu tục ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta nên cân nhắc kỹ càng
mỗi khi đánh giá con người bởi vì tính cách, tâm hồn, trí tuệ quan
trọng hơn diện mạo Sự quyến rũ bề ngoài dễ làm cho chúng ta bị
Trang 2mê hoặc và lầm lẫn Những thứ trông có vẻ hào nhoáng, đẹp đẽ
có thể không thực sự tuyệt vời như thế
She may not be conventionally pretty but you know what they
say, beauty's only skin deep
(Nhìn cô ấy có thể không xinh đẹp như bao cô gái khác nhưng
bạn biết đấy, tốt gỗ hơn tốt nước sơn)
Mother used to say that beauty was only skin deep so I have
tried to improve myself
Trang 3(Mẹ tôi đã nói rằng nhan sắc chỉ là vẻ bề ngoài nên tôi đã cố gắng
hoàn thiện mình hơn)
Ý nghĩa của câu tục ngữ “Beauty is only skin deep” lần đầu
tiên được phát biểu trong bài thơ “A wife” của Sir Thomas
Overbury sáng tác vào năm 1613:
All the carnall beautie of my wife, is but skinne-deep ( Nguyên
bản )
(Vợ tôi có dung mạo tuyệt vời nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài)
Ngày nay, “skin-deep” là tính từ để chỉ sự hời hợt, nông cạn hoặc
các vết thương nhẹ, ngoài da:
Trang 4His wounds are seldom above skin-deep
(Các vết thương của anh ta chỉ là vết thương ngoài da thôi)
Vẻ đẹp nội tâm của trí tuệ và tâm hồn được đánh giá cao ở mọi
nơi, mọi lúc Vì vậy, hãy không ngừng cố gắng để đạt được vẻ
đẹp đó
Practice makes perfect
“Có công mài sắt có ngày nên kim” là câu tục ngữ Việt Nam
có ý nghĩa rằng trong bất kỳ công việc gì nếu bạn kiên trì,
Trang 5quyết tâm, chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả như
mong muốn Người Mỹ cũng có một câu tục ngữ mang ý
nghĩa tương tự: “Practice makes perfect”
Câu tục ngữ “Practice makes perfect” được sử dụng phổ biến
nhất ở Mỹ Ông bà, ba mẹ thường dùng câu nói này để động viên
con cháu họ khi chúng bắt tay vào làm công việc mới hay khi
chúng gặp khó khăn và muốn từ bỏ Ở Mỹ, bạn thường nghe thấy
câu nói:
I know these math problems are frustrating, John, but keeping
trying Practice makes perfect
(John, ba biết những bài toán này làm con nản trí, nhưng hãy cố
gắng lên con Có công mài sắt có ngày nên kim mà )
Trang 6
“Practice makes perfect” mang ý nghĩa: Luyện tập càng nhiều
sẽ càng giỏi hơn Vì vậy, nếu bạn muốn giỏi về một khía cạnh,
lĩnh vực nào đó, thì bạn nên luyện tập thật nhiều
See how fast you are getting better at the guita? Practice makes
perfect
(Con có nhận thấy con tiến bộ nhanh như thế nào trong việc chơi
ghi-ta không? Có công mài sắt có ngày nên kim đấy con ạ)
Từ “practice” có nghĩa là: Luyện tập (do something regularly);
“perfect” mang ý nghĩa: kết quả mỹ mãn nhất mà bạn đạt được
(the best you can be) “Practice makes perfect” muốn truyền
Trang 7đạt đến chúng ta một thông điệp rằng: Con đường dẫn đến thành
công chính là luyện tập thường xuyên