Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
343 KB
Nội dung
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ MỤC LỤC I. Khái quát về cán cân thương mại 2 1. Khái niệm cán cân thương mại 2 2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại 2 3. Ảnh hưởng của cán cân thương mại đến các biến số kinh tế 3 II. Thực trạng cán cân thương mại Việt –Trung 4 1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2001 4 2. Giai đoạn từ 2001 đến 2006 9 3. Giai đoạn từ 2006 đến nay 13 4. Nguyên nhân tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc của nước ta hiện nay 18 III. Các biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung 20 1. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới 20 2. Một số biện pháp đề xuất nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung 23 a. Về xuất khẩu 23 b. Về nhập khẩu 24 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 1 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ I. Khái quát về cán cân thương mại: 1. Khái niệm cán cân thương mại: Cán cân thương mại là mục quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên được ghi (+) trong BP. Nhập khẩu làm phát sinh khoản chi nên được ghi (-) trong BP. Cán cân này còn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ánh các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu mà các hàng hóa này lại có thể quan sát bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới. 2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuỳ theo giai đoạn và đặc điểm của từng nền kinh tế thì mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau. a. Tỷ giá hối đoái: Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu do giá hàng xuất khẩu trở nên đắt một cách tương đối và thuận lợi cho nhập khẩu do hàng nhập khẩu rẻ một cách tương đối dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Cả hai hiệu ứng này tác động đồng thời làm cải thiện cán cân thương mại. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam. Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 2 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ b. Lạm phát: Khi các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn ở nước ngoài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế, do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn thì sức cạnh trang của hàng hóa trong nước sẽ cao hơn trên thị trường quốc tế làm cho khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên. c. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu: Nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và bằng ngoại tệ. d. Thu nhập: Khi thu nhập của người không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu của người không cư trú, do đó làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và bằng ngoại tệ. Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. e. Thuế quan và hạn ngạch: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hoá trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như áp dụng các hàng rào phi thuế quan như yêu cầu về chất lượng hàng hóa, tệ nạn quan liêu. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia. 3. Ảnh hưởng của cán cân thương mại đến các biến số kinh tế: Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung - cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Chẳng hạn, nếu một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh hướng vượt cầu trên thị trường hối đoái nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và như vậy, có thể suy đoán rằng, đồng tiền nước đó sẽ bị sức ép giảm giá so với đồn g tiền các nước khác. Ngược lạ i, nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì đồng tiền của quốc gia đó có khuynh hướng tăng giá. Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia. Nếu như một nước trong nhiều năm liền bị thâm hụt thương mại trầm trọng thì thể hiện các ngành sản xuất trong nước không có khả năng cạnh tranh quốc tế. Và ngược lại, thặng dư cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh cao của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 3 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ cũng cần phải tính đến yếu tố là một số nước có chính sách hạn chế nhập khẩu (bảo hộ cao cho khả năng sản xuất trong nước) còn xuất khẩu có thể tăng mạnh nhờ khai thác được lợi thế như cá c sản phẩm thô, lao độn g rẻ… ở gia i đoạn đầu của quá trình tự do hóa thương mại nên có thể xảy ra tình trạng thặng dư thương mại. Nhưng tình trạng này không nên kéo dài vì sẽ dẫn đến việc hàng hóa trong nước sẽ không có khả năng cạnh tranh với hàng hóa quốc tế trong dài hạn. Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai và nợ nước ngoài, do đó có ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là ảnh hưởng quan trọng nhất của cán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có thể đưa ra các chính sách để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế: X – M = ( S – I ) + ( T – G ) Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại. Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các nhà kinh tế và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như thách thức để có thể đề ra những giải pháp thiết thực cho xuất nhập khẩu trong thời gian sắp tới từ đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn. Do tầm quan trọng của cán cân thương mại nên hầu hết các nước đều công bố tình trạng của nó hàng tháng. II. Thực trạng cán cân thương mại Việt –Trung 1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2001 Kể từ khi bình thường hoá hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển theo chiều hướng hoàn thiện hơn, tích cực hơn và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước hết, điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động ngoại thương giữa hai nước được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất, trong đó buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch là hai phương thức chính. Đa dạng hoá về phương thức trao đổi đã làm cho hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét đặc trưng và cũng là lợi thế của hai bên. Từ năm 1991-2001, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên nhanh chóng và tăng đều qua các năm. Năm 1991 tổng kim ngạch hai chiều đạt 37,7 triệu USD thì đến năm 2000 đạt 2.957,0 triệu USD, đặc biệt năm 2002 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã đạt 3.654,275 triệu USD tăng 97 lần so với năm 1991. Năm 2002 Tổng kim ngạch hai nước đạt mức tăng trưởng cao và tăng hơn 1,2 lần so với năm 2000 đã vượt sớm hơn mục tiêu 3 tỷ USD mà hai nước đề ra. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.495,485 triệu USD (xem bảng 1) . Cần nói thêm rằng, thương mại Việt - Trung trong Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 4 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ thống kê chính thức chưa phản ánh đầy đủ tình hình buôn bán sôi động giữa hai nước vì rất khó đưa vào thống kê hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đã và đang xảy ra trên biên giới. Tình trạng nhập lậu hàng hoá qua biên giới và khai khống trị giá hàng xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu nhằm gian lận trong việc hưởng chế độ hoàn thuế VAT đang diễn ra với tính chất hết sức nghiêm trọng. Nếu tính đầy đủ các con số này thì tình hình buôn bán hai chiều sẽ tăng lên, đồng thời con số nhập siêu của Việt Nam vào các năm 2000, 2001 cũng lớn hơn so với số liệu thống kê . Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá hai chiều Việt Nam - Trung Quốc Thời kỳ 1991 - 2001 (Triệu USD) Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập 1991 37.7 19.3 18.4 1992 127.4 95.6 31.8 1993 221.3 135.8 85.5 1994 439.9 295.7 144.2 1995 691.6 361.9 329.7 1996 669.2 340.2 329.0 1997 878.5 471.1 404.4 1998 989.4 478.9 510.5 1999 1542.3 858.9 683.4 2000 2957.0 1534.0 1423.0 2001 3047.221 1418.092 1629.129 Nguồn: Hải quan Việt Nam ( Cục Công nghệ thông tin ) Nhìn chung trong một thời gian khá dài 1991- 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc khá cân bằng, kim ngạch tăng đều qua các năm và chỉ giảm nhẹ vào năm 1996. Sự biến động này có thể chấp nhận được do những dao động của thị trường qua hàng năm . Năm 1997, Việt Nam giảm nhập thiết bị cho các nhà máy đường, xi măng, nhất là đối với các thiết bị của nhà máy xi măng là đứng đã làm giảm kim ngạch nhập khẩu, trong khi đó số lượng hàng xuất khẩu không giảm đã dẫn đến hiện tượng xuất siêu khá cao đạt 11,2 triệu USD năm 1996, năm 1997 là 66,7 triệu USD. Bên cạnh đó cũng còn có những nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng xuất siêu do khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia là những Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 5 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì vậy, các Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá của mình tại Trung Quốc. Số lượng hàng xuất khẩu của các vùng nội địa chiếm 75%-80% trong tổng số lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng xuất khẩu của vùng biên giới chỉ chiếm 20%- 25%. Trong giai đoạn 1991- 2001 Việt Nam đã nâng cao được kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và duy trì sự tăng trưởng ổn định , bất chấp những biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là một kết quả đáng ghi nhận trong trao đổi thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại Việt - Trung nói riêng. *Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu: Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Với thế mạnh là giá rẻ, công nghệ sản xuất khá tiên tiến, mẫu mã đẹp, sản phẩm của Trung Quốc không chỉ có xu thế ở thị trường Châu Á mà còn chiếm lĩnh được thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc là: những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như gạo, chè, cà phê và một số sản phẩm nông nghiệp khác cũng là thế mạnh của Trung Quốc nên những mặt hàng này rất khó mở rộng thị trường và nâng cao số lượng tiêu thụ tại thị trường này. Trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản và một số loại khoáng sản có thế mạnh như quặng Crôm, dầu thô. Việc nhập khẩu các loại nguyên liệu thô này sẽ giúp Trung Quốc giải quyết được khâu nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến trong nước, tận dụng giá lao động rẻ, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động cũng như nâng cao giá thành sản phẩm. Trước yêu cầu cần phải giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm chưa qua chế biến. Trong những năm gần đây,Việt Nam đã và đang giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu để tận dụng sức lao động sáng tạo trong nước sản xuất sản phẩm thành phẩm rồi mới xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhóm hàng như sản phẩm nhựa giầy dép, hàng dệt may, máy tính và linh kiện, dây cáp điện, cao su, đường tinh cùng một số mặt hàng thực phẩm khác đã thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc nhưng với số lượng không còn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2001 ( Bảng 2 ) cho thấy, trị giá mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Trung Quốc là 34,8 triệu USD, chiếm 1,19% Tổng kim ngạch hàng xuất khẩu; mặt hàng giầy dép các loại là 12,39 triệu USD, chiếm 0,42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảng 2 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2001 Stt Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá( USD) 1 Cà phê Tấn 6.628 2.806.057 2 Cao su Tấn 96.159 67.218.570 3 Chè Tấn 500 837.626 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 6 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ 4 Dầu ăn Tấn 20.502 6.839.877 5 Dầu thô Tấn 3.060.515 598.437.443 6 Dây điện và dây cáp điện USD 129.843 7 Đồ chơi trẻ em USD 37.014 8 Đường tinh Tấn 84.200 28.828.904 9 Gạo Tấn 2.240 572.931 10 Giày dép các loại USD 5.466.799 11 Hải sản USD 249.813.277 12 Hàng dệt may USD 16.255840 13 Rau quả USD 246.881.348 14 Thủ công mỹ ghệ USD 3.481.228 15 Hạt điều Tấn 9.550 38.647.383 16 Hạt tiêu Tấn 5.159 8.540.563 17 Lạc nhân Tấn 500 518.676 18 Máy tính và linh kiện USD 7.834.789 19 Sản phẩm gỗ USD 98.725.177 20 Sản phẩm nhựa USD 7.349.783 21 Than đá Tấn 1.029.093 18.694.956 22 Thiếc Tấn 460 2.391.736 23 Xe đạp và phụ tùng xe đạp USD 78.135 TỔNG 1.410.387.961 Nguồn: Hải Quan Việt Nam ( Cục Công nghệ thông tin ) Cơ cấu hàng nhập khẩu: Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 7 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ Nhìn chung, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song chủ yếu là các mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tùy theo nhu cầu tiêu thụ của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng nhập khẩu đã tăng hoặc giảm. Theo con số thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong giai đoạn 1991 - 1995, các mặt nhập khẩu có trị giá lớn là xi măng là 5,15 triệu USD năm 1992, đến năm 1995 là 29,98 triệu USD; kính xây dựng là 2,392 triệu USD năm 1992 đến năm 1995 là 10,88 triệu USD; thép xây dựng năm 1992 là 8,774 Triệu USD đến năm 1995 là 10,928 triệu USD. Trong giai đoạn 1996 - 2001, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu có sự thay đổi do nhà nước ta chủ trương hạn chế nhập khẩu một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1991 - 1995 như xi măng, kính xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Nhà nước khuyến khích nhập một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất công nông nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này là Máy móc thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, nguyên vật liệu dệt may, phân bón và linh kiện xe máy. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 năm 2001 ( Bảng 3 ), ta đã nhập một lượng lớn máy móc thiết bị với trị giá là 567,277 triệu USD chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu; xăng dầu là 705,099 triệu USD chiếm tỷ trọng 18,6 ; nguyên vật liệu dệt may là 202,06 triệu USD và một số mặt hàng khác nhƣ phân bón là 120,011 triệu USD Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc chỉ ở trình độ kỹ thuật thấp hoặc trung bình so với khu vực và thế giới, nhƣng khá phù hợp với trình độ phát triển của nƣớc ta trong thời kỳ qua. Đối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương nhưng giá rẻ, khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa và khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như Quốc tế. Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2001 STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá (USD) 1 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 6.625 5.047.225 2 Clinker Tấn 21.960.579 3 Linh kiện điện tử và Vi tính USD 249.362.428 4 Máy móc thiết bị, phụ tùng USD 74.122.246 5 NVL dệt may da USD 249.362.428 6 Ôtô dạng CKD,SKD Bộ 74.122.246 7 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 337 429.767.997 8 Phân bón các loại Tấn 437.433 82.316.329 9 Sắt thép các loại Tấn 276.076 94.742.288 10 Tân dược USD 5.588.857 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 8 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ 11 Xăng dầu các loại USD 1.034.914 231.660.566 12 Xe máy dạng CKD,IKD Bộ 1.955.134 433.227.256 Tổng 1.627.795.771 2. Giai đoạn từ 2001 đến 2006: Thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chính sách mở cửa nền kinh tế do Đại hội VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng. Kết quả của quá trình đó phần nào thể hiện trong phát triển các qua n hệ kinh tế - thương mại, nhất là hoạt động xuất - nhập khẩu giữa hai nước. Từ hình 1 và bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 2001-2006, xuất nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ so với các thời kỳ trước đó. Chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu lớn, nhưng điều đáng nói là trong các năm trước đó Việt Nam luôn giữ thế xuất siêu so với Trung Quốc thì giai đoạn 2001-2006 tình hình đã đảo ngược, Việt Nam rơi vào tình trạng nhập siêu nghiêm trọng. Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc phân theo từng kế hoạch 5 năm Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 9 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ Giai đoạn Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu (triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng bình quân năm (%) Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) Tăng bình quân năm (%) 1991-1995 1.517,7 908,1 245,7 609,6 209,8 1996-2000 6.870,1 3.537,2 151,8 333.2,9 147,8 2001-2006 37.536,9 13.387,8 117,9 24.536,5 135,5 Từ năm 2000, thương mại hai nước bắt đầu tăng nhanh đáng kể. Hai nước đã đưa ra mục tiêu kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 5 tỉ USD vào năm 2005 (tăng bình quân hơn 11,1%/năm), nhưng ngay từ năm 2003, về cơ bản, hai nước đã tiến gần sát mục tiêu của năm 2005 khi đạt kim ngạch lên tới 4,87 tỉ USD. Đến năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 8,739 tỉ USD (cao gấp 1,75 lần mục tiêu đề ra) và đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 19,79%/năm. Năm 2006, với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 10,421 tỉ USD, "ngưỡng" 10 tỉ USD cũng đã bị vượt qua. Tính chung lại, trong 6 năm vừa qua, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng bình quân 23,36%/năm, liên tục trong ba năm gần đây, Trung Quốc đã thay Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước ta. Xét trên tổng thể, các số liệu thống kê của nước ta trong 6 năm gần đây cho thấy, sau bước lùi vào thời điểm năm 2001, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc tuy đã liên tục phát triển, đặc biệt là bước đại nhảy vọt vào năm 2004, nhưng nhịp độ tăng trưởng bình quân cũng chỉ là 12,02%. Rõ ràng, đây là con số khá thấp nếu so với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu chung ra thị trường thế giới trong cùng kỳ (18,41%/năm), và càng thấp so với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu 19,23%/năm sang 9 đối tác thương mại (gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po, CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Đài Loan và Pháp) hiện đang chiếm 59,20% tổng lượng hàng hóa của nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nếu xem xét một cách chi tiết hơn, vấn đề không phải chỉ là tốc độ phát triển xuất khẩu đã bị chững lại, mà đã xuất hiện xu hướng suy giảm một cách hết sức đáng lo ngại hiện nay trong việc phát triển thị trường này. Các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc trong bảy năm gần đây cho thấy, từ xuất phát điểm xuất siêu 110,8 triệu USD, bằng 7,79% kim ngạch nhập khẩu năm 2000, chúng ta đã chuyển sang nhập siêu gần gấp đôi trong năm 2001 (211,0 triệu USD), bằng 14,48% kim ngạch xuất khẩu và đến nay vẫn hầu như liên tục tăng "phi mã": năm 2002 tăng lên 6.63,3 triệu USD; năm 2003 tăng gần gấp ba lần (1.734,6 triệu USD); năm 2004 dừng ở mức 1.721,1 triệu USD; năm 2005 tăng gấp 1,64 lần (2.817,9 triệu USD); năm 2006 vừa qua tiếp tục tăng 1,55 lần và đạt kỷ lục 4.360,9 triệu USD. Tính chung lại, trong những năm đầu thập kỷ này, nhịp độ tăng nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc đã đạt kỷ lục 83,26%/năm. Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 10 [...]... thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng với tốc độ chóng mặt Nếu như năm 2005, Việt Nam chỉ nhập siêu 2,7 tỷ đô la, thì đến năm 2006 mức nhập siêu đã lên tới 4,1 tỷ đô la, tăng 55,3%; năm 2007 là 9,1 tỷ đô la, tăng 118,5% Những năm tiếp theo tuy tốc độ thâm hụt cán cân đã được cải thiện, nhưng mức nhập siêu luôn ở mức cao và mỗi năm lại lập một kỷ lục mới Năm 2010, theo số... ta Trong quan hệ với Trung Quốc, ta cũng cần tính đến vấn đề tranh chấp thương mại Với quy mô thương mại hiện nay, các tranh chấp thương mại sẽ gia tăng, đặc biệt là các biện pháp tự vệ (theo WTO) để hạn chế hàng nhập khẩu vào nước ta gây mất ổn định thị trường và thiệt hại cho Việt Nam 2 Một số biện pháp đề xuất nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung Trong buôn bán với Trung Quốc, đã có lúc... năm 2007, Trung Quốc là đối tác duy nhất duy trì được đà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều với Việt Nam, trong khi các đối tác khác “chùng xuống” trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới các năm 2008, 2009 Cán cân thương mại Việt – Trung từ 2005 đến 2010 (ĐVT: Triệu Đô la Mỹ) (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010) Dựa vào số liệu từ Cục thống kê năm 2010, có thể nhận thấy rằng từ năm 2006... của Trung Quốc, tìm hiểu kĩ đối tác thông qua các cơ quan thương mại của Việt Nam ở Trung Quốc hay của Trung Quốc ở Việt Nam Đầu tư mạnh cho công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị các sản phẩm xuất khẩu tại Trung Quốc theo hướng lâu dài, liên tục, chuyên sâu từng sản phẩm Chí ít, trước mắt là cho những sản phẩm xuất khẩu trọng điểm b Về nhập khẩu: Hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất lớn từ Trung. .. du lịch, viễn thông và mua điện thì chắc chắn thâm hụt thương mại của Việt Nam còn cao hơn số liệu đã được Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc công bố Mặc dù có sự thâm hụt cao trong cán cân thương mại với Trung Quốc, nhưng đó là điều kiện cho phát triển kinh tế và xuất khẩu sang các thị trường khác Như vậy, mô hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc có bị thâm hụt cao, nhưng không phải là điều... Kim ngạch thương mại 9127,8 10634,1 16356,1 20823,7 21350,0 27328,0 Thâm hụt 2.671,6 4.148,5 9.063,9 11.123,5 11.532,0 12.710,0 Tỷ lệ tăng 58,5% 55,3% 118,5% 22,7% 3,7% 10,2% (Nguồn: Tự lập theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2010) Từ năm 2006, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung có sự tăng trưởng vượt bậc Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước chỉ là 10,6 tỷ USD, thì đến hết năm 2010 đã... 5 năm trước đó, chiếm tỷ trọng khoảng 17,4% so với tổng kim ngạch thương mại cả nước (157 tỷ USD), tăng khoảng 4,2% so với năm 2006 Như vậy, Trung Quốc đã chính thức trở thành đối tác Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 13 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ thương mại lớn nhất của Việt Nam, xếp trên các đối tác khác như ASEAN, Mỹ, EU và Nhật Bản Một điều đáng chú ý là kể từ năm. .. cân thương mại Việt Trung 1 Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 19 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ Vấn đề thứ nhất, Trung Quốc là một nước lớn, đang phát triển rất nhanh và có sức thu hút toàn cầu Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội phát triển cho Việt Nam Nhưng Việt Nam phải... tác thương mại trên cơ sở những phân tích và dự báo chiến lược đúng đắn Không quá tập trung vào một thị trường, phải có quan điểm chiến lược dài hạn Vấn đề thứ năm, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần tính đến lợi ích tổng thể để có sự phối hợp hành động Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ sẽ bị thiệt thòi với Trung Quốc, ở vào thế bị động, đánh mất cơ hội dài hạn Trong quan hệ thương mại với Trung. ..Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ Đây thực sự là những mức nhập siêu rất cao, bởi chỉ riêng nhập siêu từ riêng thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong "rổ hàng hóa nhập siêu" của nước ta: năm 2001: 18,58%; năm 2002: 21,91%; năm 2003: 34,34%; năm 2004: 31,58%; năm 2005: 62,12%; năm 2006 đạt kỷ lục 86,10% Nếu kể cả thương mại dịch vụ, bao gồm ngân hàng, du . trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ MỤC LỤC I. Khái quát về cán cân thương mại 2 1. Khái niệm cán cân thương mại 2 2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại 2 3. Ảnh. quát về cán cân thương mại: 1. Khái niệm cán cân thương mại: Cán cân thương mại là mục quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại là bảng đối chiếu. cán cân thương mại Việt Trung 23 a. Về xuất khẩu 23 b. Về nhập khẩu 24 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Trang 1 Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ I. Khái quát về cán cân thương