DƯỢC THẢO và SẠN THẬN (3) pptx

6 279 0
DƯỢC THẢO và SẠN THẬN (3) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DƯỢC THẢO và SẠN THẬN (3) Một số dược thảo đã được dùng để giúp trị Sạn thận, có thể do ở trong thành phần hóa học có chứa những hoạt chất có ảnh hưởng đến các tiến trình tạo sạn hoặc có tính lợi tiểu giúp hòa tan và tống thải Sạn ra ngoài Phương thức chữa trị sạn thận bằng Dược thảo tương đối đơn giản (nhiều khi những hạt sạn nhỏ tuy gây đau nhưng có thể tự bị thải ra ngoài !). Trước hết, bệnh nhân cần tắm nước thật nóng, sau đó phần quan trọng nhất là khi cơn đau vừa dịu xuống, dùng dược thảo có tính lợi tiểu để giúp kéo nước và sạn ra ngoài, có khi phải dùng đến các chất chống đau,và có thể là các chất dẫn xuất từ thuốc phiện ( như thuốc rượu Opium). Dùng những băng-gạc thật nóng đắp trên khu-vực thận. Một phương pháp hổ trợ khác khá hữu hiệu là uống trà-dược Chamomile, từng ngụm nhỏ, tạo tác dụng co-thắt. Một phương thức được áp dụng tại Đức, trong thời gian gần đây (từ 1988) để giúp đảy những hạt sạn bị kẹt trong ống tiểu xuống là dùng Aescin , hoạt chất của cây Horse Chesnut : Aescin có đặc tính chống phù-trướng (anti-oedematous), khi làm giảm sự phù trướng nơi màng nhày vách trong ống dẫn tiểu, thì đường kính ống sẽ tăng lên và hạt sạn sẽ có thể đi qua được. Sau khi cơn đau đã dịu xuống, nhưng hạt sạn chưa bị thải ra hay ít nhất là di-chuyển đi có thể thử dùng phương thức : Uống một lượng lớn nước lạnh : Bệnh nhân được cho uống 1,5 lít nước trà loãng, mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy. Lượng nước phải được uống hết trong vòng 15 phút sẽ giúp đi tiểu rất nhiều sau 2 giớ uống nước (phương pháp này giúp tạo áp lực từ trên xuống =vis a tergo). Có thể dùng trà thường hay trà làm bằng dược thảo. Theo các tác-giả Đức (BS Rudolf Weiss) thì cây Dandelion (Taraxacum officinale) là dược thảo khá hữu hiệu (Xem phần nói về Dandelion trong bài Bệnh Gan) , dùng mỗi lần 1-2 thìa canh, nấu trong 0.5 lít nước đến sôi và sau đó pha loãng cho đủ 1.5 lít. Sau đây là một số dược thảo được xem là có thể giúp trị một số trường hợp Sạn thận : Cranberry (Vaccinium macrocarpon) Nước cốt Cranberry hay Trích tinh Cranberry rất hữu dụng : Uống nước Cranberry có thể làm giảm lượng Calcium đã ion-hóa trong nước tiểu nơi trên 50 % người thử-nghiệm. Và do ở lý do là nồng độ cao Calcium trong nước tiểu làm tăng nguy cơ bị Sạn thận nên Nước cốt Cranberry có thể sẽ có lợi cho người đã từng bị Sạn. Cranberry có chứa 2 hợp chất được gọi là Kháng-Adhesins có khả năng chặn được sự kết dính của E. coli vào tế bào liên kết của ống dẫn nước tiểu nên ngừa được nhiễm trùng. Ngoài ra trong Cranberry còn có các Carbohydrates, Chất sơ, các acids hữu cơ như benzoic, citric, malic và quinic Tuy nhiên vì đa số nước cốt Cranberry bán trên thị trường đều chứa nhiều đường pha sẵn, do đó nên dùng trích tinh cranberry dưới dạng thuốc viên. Để ngừa sạn thận có thể uống lượng tương đương với 16 ounces nước cốt Cranberry/ngày. Beggar-lice = Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) Cây đã được dùng tại Nhật và Trung Hoa để trị Sạn thận. Các nhà nghiên cứu Nhật đã ly trích được các alkaloids có tác dụng làm giảm lượng Calcium, và làm tăng lượng Citrate tống thải theo nước tiểu nên ngừa được sự tạo Sạn. Hơn nữa nước sắc dùng dưới dạng trà-dược có tác dụng acid-hóa nước tiểu, giúp hòa tan sạn. Goldenrod ( Solidago virgaurea) Goldenrod đã được dùng tại Âu châu từ hơn 200 năm : Sách thuốc đã ghi nhận từ 1788 khả năng chữa sạn thận của cây. Tại Bắc Mỹ, loài được xử dụng là Solidago canadensis. Goldenrod chứa hợp chất leiocarposide, là một chất lợi tiểu có tiềm năng khá mạnh giúp cơ thể tống thải được lượng nước dư thừa ra ngoài. Goldenrod có khả năng trị được các trường hợp sưng thận kinh niên. Cây đã được Commission E của Đức cho dùng để ngừa và trị Sạn thận. Ủy Ban này khuyên nên làm một loại trà dược, dùng 5 thìa càphê đọt đang ra hoa của cây phơi khô, bầm vụn, nấu trong 250 ml nước đến sôi và uống mỗi ngày 3-4 cup giữa các bữa ăn. Cỏ râu mèo = Java tea (Orthosiphon aristatus, O.stamineus) Cây được dụng tại Việt Nam từ trước 1975 để làm thuốc lợi tiểu (Đặc chế Vitasiphon, Urosiphen ) Commission E của Đức cũng cho phép dùng lá để trị Sạn thận : làm một trà dược bằng 3-6 thìa cà phê bột lá khô cho 250 ml nước đun đến sôi, uống mỗi ngày một lần. Cỏ râu mèo được cho là có tác dụng làm nở ống dẫn nước tiểu từ thận về bàng quang giúp thải được các hạt sạn nhỏ. Lovage (Levisticum officinale) Commission E khuyên nên dùng dưới dạng trà dược : từ 2 đến 4 thìa càphê rễ khô trong 250 ml nước, đun đến sôi. Uống mỗi ngày một lần. Lovage có tác dụng lợi tiểu khá mạnh : Cây chứa từ 0.2-2 % tinh dầu bay hơi. Hoạt chất chính là những chuyển hóa chất loại lactones gọi chung là phtalides trong đó có ligustilide có những tác dụng trị đau, chống co giật và lợi tiểu mạnh, làm tăng thể tích nước tiểu nhưng không làm mất sodium. Ngò tây = Parsley (Petroselinum crispum) Ngò tây cũng là một dược thảo lợi tiểu giúp ngừa Sạn thận. Commission E cho phép dùng loại trà dược làm bằng 1 thìa cà phê bột rễ khô và uống từ 2-3 cup/ ngày. Nên ngâm rễ trong nước đun sôi từ 10 đến 15 phút, lọc bỏ bã. Ngò tây chứa tinh dầu, Carotene, Vitamin B1, B2, C. Trong tinh dầu có Apiol, Myristicin, các Furanocoumarins (psoralens) Tác dụng lợi tiểu, và chống co giật là do ở Apiol và Myristicin : Ngò tây gây kích thích mô tế bào liên kết trong thận, làm tăng lưu lượng máu về thận và vận tốc lọc nơi quản cầu (xem Thuốc Nam trên Đất Mỹ) (Hạt Ngò cũng có tác dụng như Rễ ngò). Gừng (Zingiber officinale) Gừng, làm thành dung dịch thật đậm đặc (hay có thể dùng gừng tươi giã nát) đặt trong băng gạc (compresse) nóng đắp trên nơi đau có thể giúp làm giảm cơn đau vì Sạn thận Couchgrass (Agropyron repens) Đây cũng là một dược thảo được xử dụng rộng rãi tại Đức để ngừa Sạn thận và các trường hợp sưng viêm trong niệu-đạo. Agropyron hoạt động tương đối dịu nhẹ. Cây có chứa những Carbohydrates ( như mannitol và triticin), Saponin, một chất kháng sinh (Agropyrene) và nhiều muối khoáng khác. Công thức phối hợp : Tại Anh và Úc, một công thức phối hợp để chữa và ngừa Sạn thận, đã từng thử nghiệm tại các Bệnh viện, gồm : - Agropyron repens 1500 mg - Barosma betulina 500 mg - Echinaceae augustifolia 625 mg - Glycyrrhiza glabra 1250 mg (cho mỗi 5 ml dung dịch thuốc) Trong công thức, ngoài Agropyron, Cam thảo còn có : Barosma betulina hay cây Buchu là một dược thảo có tính sát trùng đường tiểu và lợi tiểu. Echinaceae kích thích sự hoạt động của Hệ miễn nhiễm thường được dùng để trị những sự nhiễm trùng. Cách dùng : 5 ml pha trong 20 ml nước, uống ngày 3 lần. . DƯỢC THẢO và SẠN THẬN (3) Một số dược thảo đã được dùng để giúp trị Sạn thận, có thể do ở trong thành phần hóa học có chứa những hoạt chất có ảnh hưởng đến các tiến trình tạo sạn hoặc. sạn hoặc có tính lợi tiểu giúp hòa tan và tống thải Sạn ra ngoài Phương thức chữa trị sạn thận bằng Dược thảo tương đối đơn giản (nhiều khi những hạt sạn nhỏ tuy gây đau nhưng có thể tự bị. nơi đau có thể giúp làm giảm cơn đau vì Sạn thận Couchgrass (Agropyron repens) Đây cũng là một dược thảo được xử dụng rộng rãi tại Đức để ngừa Sạn thận và các trường hợp sưng viêm trong niệu-đạo.

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan