PHỎNG VẤN SÂU PHỎNG VẤN SÂU LÀ GÌ Định nghĩa Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu v người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm
Trang 1PHỎNG VẤN SÂU
PHỎNG VẤN SÂU LÀ GÌ
Định nghĩa
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu v người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy
Một số điểm mấu chốt:
1) sự lặp lại của các cuộc đối thoại: thời gian
2) cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng: bình đẳng
3) tìm hiểu quan điểm của đối tượng
4) tìm hiểu đối tượng trong ngôn ngữ tự nhiên của chính họ
Những điểm hạn chế:
1 Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa
2 Phỏng vấn viên có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm
3 Việc phân tích tốn nhiều thời gian
Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu
1 Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ
Trang 22 Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm & biến số
3 Khi cần tìm hiểu sâu
4 Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số
Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu
- Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu
- Người được huấn luyện tốt
- Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần x
khác nhau
- Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác
KỸ THUẬT PHỎNG VẤN SÂU
1 Phỏng vấn không cấu trúc
2 Phỏng vấn bán cấu trúc
Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu
Câu hỏi mô tả:
Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ Đ
sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động
Trang 3Câu hỏi cơ cấu:
Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào
Câu hỏi đối lập:
Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện đó
Câu hỏi về quan điểm/giá trị:
Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng, họ nghĩ gì về những ngư
đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó
Câu hỏi về cảm nhận:
Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng
Câu hỏi về kiến thức:
Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan điểm của họ về những điều đó
Câu hỏi về cảm giác:
Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy, ngửi thấy Người được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ là đối tượng
Câu hỏi về tiểu sử:
Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng
Trang 4Kỹ thuật phỏng vấn sâu
a Bắt đầu một cuộc phỏng vấn sâu như thế nào?
- khẳng định với đối tượng về tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn Giải thích tại sao bạn lại cho rằng ý kiến hay quan sát của họ về một chủ đề nào đó là quan tr
- nói với đối tượng PV rằng bạn đang cố gắng để học hỏi từ họ Khuyến khích họ ngắt lời bạn trong khi phỏng vấn nếu họ nghĩ ra điều gì quan trọng
- yêu cầu đối tượng cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn và ghi chép trong quá trình
phỏng vấn
- luôn thành thật và thẳng thắn và thực sự quan tâm đến những gì mà đối tượng nói với bạn
b Hãy để cho đối tượng dẫn dắt
- đối tượng phải hiểu câu hỏi,
- họ phải có những thông tin mà bạn cần
- họ phải sẵn sàng dành thời gian và công sức ra để nói chuyện với bạn
Trang 5- cố gắng tạo được một quan hệ giao tiếp tự nhiên, an toàn, chân thành và thông c
- Tuy nhiên không nên để cho cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại thông thường để tránh sự lan man vòng vèo, lạc đề
Quy tắc: Đưa đối tượng vào chủ đề bạn quan tâm và để cho đối tượng được tự do H
để cho đối tượng cung cấp những thông tin mà họ cho là quan trọng
c Sử dụng kỹ thuật thăm dò
Im lặng: Im lặng chờ đợi đối tượng tiếp tục nói Có thể đi kèm với cái gật đầu v mắt chờ đợi của bạn
Nhắc lại Nhắc lại câu cuối cùng mà đối tượng vừa nói và yêu cầu họ nói tiếp
Gật gù: Khuyến khích đối tượng bằng cách gật gù hoặc "vâng", "đúng rồi"
Trang 6Đặt câu hỏi dài: đem lại nhiều câu trả lời hơn và dễ gây thiện cảm hơn
Hướng dẫn: không nên lái đối tượng trả lời ý mình bằng cách đưa ra các câu hỏi nh
"Ông có cho rằng " mà nên hỏi "Ông nghĩ thế nào về "
Đối phó với đối tượng nói nhiều, lạc đề: những đối tượng nói nhiều cần phải đ
lời nhưng không làm họ phật ý
Xác nhận: hãy tỏ ra là bạn đã nắm được một số thông tin nào đó về chủ đề của cuộc phỏng vấn để khiến đối tượng cởi mở hơn và đỡ áy náy hơn vì đã tiết lộ thông tin của nhóm
Khía cạnh đạo đức của việc thăm dò
1 Không làm điều gì bất lợi cho đối tượng bằng cách tiết lộ các thông tin mà h
cung cấp cho bạn Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt phải đặt lợi ích của cộng đ lên trên
Trang 72 Đôi khi đối tượng trở nên rất cởi mở và sẵn sàng thổ lộ với bạn những điều rất ri
tư và sau đó họ cảm thấy hối hận và lo lắng Nếu thông tin đó không cần thiết h
khéo léo hướng câu chuyện sang hướng khác Ngược lại, trước khi kết thúc ph
hãy chuyển sang một chủ đề khác nhẹ nhàng hơn để đối tượng không cảm thấy nặng
nề
Học cách phỏng vấn
- thực hành nhiều
- tập phỏng vấn trước những người khác với sự giúp đỡ của một người có kinh nghiệm
- không bao giờ sử dụng bạn của mình là đối tượng để tập phỏng vấn
- tập phỏng vấn phải thực sự là các vấn đề mà bạn quan tâm thích thú và với những đối tượng có vẻ như biết nhiều về các chủ đề đó
Sử dụng máy ghi âm
• Chuẩn bị 2 máy ghi âm tốt, có đèn báo pin
• Chỉ sử dụng băng ghi âm loại tốt, luôn luôn mang theo băng trắng dự trữ Tua băng
Trang 8một lần trước khi ghi âm
• Luôn luôn thử băng, thử máy trước cuộc phỏng vấn, nhưng ở nhà
• Chuẩn bị pin tốt cho máy từ khi ở nhà Mang theo pin dự trữ
• Luôn luôn ghi chép vì có lúc ghi âm không thành công
Kết thúc phỏng vấn như thế nào?
- giữ mối thiện cảm với đối tượng cho những PV sau
- tỏ thái độ biết ơn và trân trọng những thông tin mà đối tượng vừa cung cấp
- có thể kết thúc phỏng vấn sớm hơn dự định hoặc yêu cầu đối tượng cho kéo d phỏng vấn
• Một số cách để kết thúc cuộc phỏng vấn:
1 Giải thích lý do kết thúc cuộc phỏng vấn
2 Câu hỏi thông qua
3 Tóm tắt cuộc phỏng vấn
4 Nhận xét hoặc hỏi han các vấn đề cá nhân
Trang 95 Biểu lộ bằng các cử chỉ
6 Cảm ơn và biểu lộ sự hài lòng
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU PHỎNG VẤN SÂU
1 Xử lý số liệu
- Gỡ băng
- Đọc lại các ghi chép
2 Phân tích
- Mã hóa
- Ghi nhớ phân tích
- Phân loại
- Lập bảng, sơ đồ