Trong đó, phương pháp phỏng vấn nhanh và hỏi đáp là những phương pháp khá quen thuộc với nhiều giáo viên,chúng được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác nhằm kích thích sự năng độn
Trang 1Phân biệt phương pháp hỏi đáp với phương
pháp phỏng vấn nhanh
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang được xem
là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học Bên cạnh phương pháp thuyết trình - vốn được coi là truyền thống và chủ đạo đã xuất hiện nhiều phương pháp mới được thử nghiệm có hiệu quả như phương pháp làm việc nhóm, phương pháp sàng lọc, phương pháp tình huống, phương pháp phỏng vấn nhanh, phương pháp hỏi đáp Trong đó, phương pháp phỏng vấn nhanh và hỏi đáp là những phương pháp khá quen thuộc với nhiều giáo viên,chúng được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác nhằm kích thích sự năng động, sáng tạo, tạo ra sự hứng khởi, nhiệt tình của học viên, huy động được các kĩ năng
tư duy, phân tích và trình bày của học viên, làm thay đổi không khí lớp học Giữa hai phương pháp này có nhiều điểm tương đồng nên rất dễ gây ra nhầm lẫn cho giảng viên trong quá trình thực hành giảng dạy Do vậy, chỉ ra những đặc điểm rieng có của từng phương pháp là điều nên làm, từ đó giúp giảng viên sử
Trang 2dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả hơn Sửa đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương pháp nói trên
1 Phương pháp hỏi đáp:
Thực chất phương pháp hỏi đáp là một hình thức trao đổi trên lớp, tuy nhiên việc thực hiện nó phải theo một trình tự nhiều bước và được thực hiện dưới nhiều hình thức như giảng viên hỏi, học viên trả lời, học viên hỏi, giảng viên trả lời, hay là
giảng viên và học viên cùng trao đổi…Qua hỏi đáp, học viên có
cơ hội thể hiện quan điểm của mình để cùng trao đổi, thảo luận với nhau hoặc với giảng viên về một vấn đề Và cũng thông qua hỏi đáp, giảng viên đánh giá được kiến thức, năng lực của
người học để tìm ra được phương pháp chuyển tải nội dung cho phù hợp với tong đối tượng
Phương pháp hỏi đáp được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Thứ nhất, giảng viên đưa ra câu hỏi Trứơc khi đưa ra câu hỏi, giảng viên cần phảI định hướng vào nội dung bài giảng để giúp học viên định hình được vấn đề để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Trang 3Câu hỏi phải phù hợp với nội dung mà giảng viên vừa định hướng, mức độ khó của câu hỏi thì tuỳ vào đối tượng người học
và nên đưa ra những câu hỏi mở để học viên có điều kiện trao đổi, tranh luận với nhau Việc giảng viên đưa ra câu hỏi như thế nào là bước quan trọng đánh giá mức độ thành công của phương pháp (vì nếu câu hỏi quá đơn giản, câu hỏi đóng thì cuộc trao đổi sẽ ít sôI nổi và nhanh chóng kết thúc)
Thứ hai, để thời gian cho học viên suy nghĩ và trả lời Sau khi câu hỏi được đưa ra, giảng viên phải dành thời gian nhất định cho học viên suy nghĩ, thời gian dài hay ngắn là tuỳ vào mức độ câu hỏi Khi thời gian suy nghĩ đã kết thúc, nếu không có ý kiến nào được đưa ra thì giảng viên nên có những câu nói khích lệ lòng nhiệt tình và hăng hái của học viên hoặc giảng viên có thể gọi đích danh một học viên trả lời
Thứ ba, bình luận, trao đổi về các câu trả lời (giữa các học viên hoặc là giảng viên thực hiện) Sau khi học viên đưa ra ý kiến,
dù đúng dù sai thì mỗi câu trả lời đều là những ý kiến đóng góp quan trọng nên người giảng viên phải có lời cảm ơn, động viên đối với họ Nhiệm vụ của người giảng viên lúc này là có thể
Trang 4bình luận trực tiếp về ý kiến của học viên hoặc mời học viên khác nhận xét về câu trả lời vừa rồi Trong phương pháp hỏi đáp, đây là bước làm sôi nổi không khí của lớp học Do vậy, giảng viên cần phải khuyến khích sự tham gia nhiệt tình của nhiều học viên trong lớp Tuy nhiên, khi học viên đưa ra những câu trả lời sai thì giảng viên phảI sửa lại, định hướng lại cho học viên một cách khéo léo để tránh sự e ngại của học viên khi trả lời các câu hỏi trên lớp
Thứ tư, giảng viên đánh giá, đưa ra kết luận Để việc trao đổi đạt được mục tiêu thì việc giảng viên phải tổng hợp, đánh giá được
ý kiến trả lời là bước không thể thiếu Giảng viên phải đưa ra được những kết luận, những câu trả lời tổng kết cho câu hỏi, việc này có thể thực hiện bằng việc vừa nói , vừa ghi những câu trả lời chính lên bảng để học viên tiện theo dõi và nắm bắt được nội dung của câu hỏi
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp hỏi đáp
Phương pháp hỏi đáp cũng giống như những phương pháp khác, đều có những ưu điểm và hạn chế, vấn đề đặt ra là giảng viên cần phải phát huy đựơc các ưu điểm và khắc phục được các hạn
Trang 5chế Để làm được điều này thì khi áp dụng phương pháp hỏi đáp, cần phải quan tâm đến những vấn đề sau đây:
Một là, phảI đáp ứng được các yêu cầu để sử dụng phương pháp như: yêu cầu đối với người đạy và người học Đối với người dạy thì phảI lựa chọn được câu hỏi phù hợp với nội dung bài giảng, đối tượng học viên; người giảng viên phảI thật khéo léo, linh hoạt trong các tình huống khi đối diện với học viên, nhất là
những khi học viên e ngại, không muốn trả lời hay khi họ trả lời sai; giảng viên phảI bao quát được toàn bộ lớp học cả về nội dung trao đổi và không khí trong lớp học để tránh tình trạng cuộc trao đổi trở thành cuộc tranh cãI gay gắt; giảng viên phảI
có kĩ năng tổng hợp, phân tích tốt đồng thời sự dụng nhuần
nhuyễn các phương pháp khác khi cần thiết
Còn đối với người học, thì sự tham gia đóng góp ý kiến của người học là một phần quyết định sự thanh công của phương pháp, do đó yêu cầu người học phảI có sự tham gia tích cực, phải có khả năng tư duy, khả năng phân tích và khả năng trình bày, tránh tình trạng người học thụ động nghe một chiều
Ngoài ra, để sử dụng phương pháp hỏi đáp thành công thì còn có
Trang 6một số yêu cầu khác nữa, chẳng hạn việc bố trí vị trí ngồi của học viên trong lớp học cũng phải hợp lý, giúp cho giảng viên có thể di chuyển hợp lý, đến được vị trí của từng học viên hoặc về
cơ sở vật chất, với các lớp đông thì phải có đầy đủ micro cho cả giảng viên và học viên, có bảng, có phấn…
Hai là, phải biết khuyến khích người học cùng tham gia trao đổi: khuyến khích, động viên những học viên chưa nhiệt tình tham gia vào hoạt động chung của lớp dưới nhiều hình thức, như đưa
ra những câu hỏi cụ thể hoặc đưa ra những gợi ý và chỉ định đích danh những học viên đó trả lời câu hỏi
Ba là, giảng viên phải kiểm soát và làm chủ lớp học Công tác quản lý lớp phảI tốt để tránh tình trạng hỗn loạn của lớp khi trao đổi quá sôi nổi, có thể bằng nhiều cách như yêu cầu lớp trật tự, nhắc nhở các học viên khi muốn trả lời những câu hỏi phải xin phép và được sự đồng ý của giảng viên hay khi học viên đưa ra những câu trả lời trái ngược nhau, không đúng thì giảng viên phải định hướng lại…
Bốn là, tìm các học viên hăng hái phát biểu trước Sau khi câu hỏi được đưa ra và hết thời gian nghiên cứu mà không khí trao
Trang 7đổi của lớp học vẫn trầm lắng thì người giảng viên phải biết tìm những học viên có tinh thần hăng hái, nhiệt tình pháp biểu trước
2 Phương pháp phỏng vấn nhanh:
Như trên đã nói, giữa phương pháp phỏng vấn nhanh và phương pháp hỏi đáp có nhiều điểm tương đồng, như là trong thao tác các bước thực hiện, những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp Tuy nhiên, về nội dung phương pháp phỏng vấn nhanh khác với phương pháp hỏi đáp ở những điểm cơ bản sau
Bước một: giảng viên đặt câu hỏi
ở bước này, nếu chỉ nhìn về hình thức ta thấy không có gì khác
so với phương pháp hỏi đáp, song về tính chất thì việc đặt câu hỏi của giảng viên ở phương pháp phỏng vấn nhanh khác câu hỏi ở phương pháp hỏi đáp Thông thường các câu hỏi trong phương pháp hỏi đáp dùng để giảI quyết một vấn đề lớn thuộc nội dung bài giảng Còn câu hỏi đựơc nêu ra ở phương pháp phỏng vấn nhanh chủ yếu để khơi gợi vấn đề nên cần đơn giản, ngắn gọn Yêu cầu giảng viên đặt câu hỏi phải cụ thể, sát với nội dung bài giảng
Bước hai, để thời gian cho học viên suy nghĩ
Trang 8Do tính chất câu hỏi đặt ra là đơn giản, không quá khó nên
thông thường sau khi nêu câu hỏi, giảng viên phải dành một thời gian nhất định khoảng vài ba phút để cho học viên suy nghĩ đưa
ra các ý kiến trả lời
Bước ba, học viên trả lời
Khi thời gian suy nghĩ đã kết thúc, giảng viên có thể yêu cầu các học viên lần lượt trả lời Nếu trong lớp không có ý kiến nào được đưa ra thì giảng viên có thể mời đích danh một số học viên đưa ra quan điểm của mình
Giống như các phương pháp khác, áp dụng phương pháp phỏng vấn nhanh có nhiều thuận lợi và khó khăn nhất định Về thuận lợi, phương pháp này có thể sử dụng nhiều lần trong một bài giảng, sử dụng ở mọi giai đoạn của bài giảng, hơn thế nữa là phương này làm cho học viên tham gia tích cực vào nội dung bài giảng Khó khăn nổi trội nhất của phương pháp này là học viên rất ngại nói khi giảng viên đưa ra vấn đề; còn giảng viên thì chưa nắm chắc được đối tượng của mình là ai, trình độ như thế nào, để đặt câu hỏi cho phù hợp…
Để sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh có hiệu quả, người
Trang 9giảng viên cần lưu ý những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, câu hỏi đưa ra phải hết sức cụ thể, không quá khó Thứ hai, sau khi nêu cầu hỏi, phải danh thời gian cho học viên suy nghĩ
Thứ ba, phải mời được nhiều học viên trả lời
Thứ tư, khi hỏi học viên phảI tiến hành nhanh để hỏi được nhiều người, càng nhanh càng tốt (càng được nhiều người tham gia trả lời, kích hoạt được ý thức xây dựng bài của nhiều người)
Thứ năm, giảng viên không bình luận ý kến trả lời của học viên
về đúng hay sai, và cũng không yêu cầu học viên phải nhận xét
về câu trả lời
Tóm lại, trên đây là những nội dung cơ bản của phương pháp phỏng vấn và phương pháp hỏi đáp nhanh Qua nội dung trên cho thấy mặc dù giữa hai phương pháp này có nhiều điểm tương đồng nhưng về cơ bản chúng là khác nhau Phương pháp phỏng vấn nhanh, giảng viên hỏi, học viên trả lời và giảng viên không bình luận về câu trả lời Còn phương pháp hỏi đáp thì giảng viên
và học viên có thể vừa hỏi vừa trả lời, cùng trao đổi về chủ để nhất định Nghĩa là có sự trao đổi giữa học viên và giảng viên
Trang 10hoặc giữa học viên với học viên nhưng vẫn phảI trở về nội dung ban đầu đã nêu ra và giảng viên có kết luận, đánh giá về ý kiến trả lời của học viên hoặc mời học viên khác có ý kiến đánh giá./