1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO (RISK) 1. Định nghĩa rủi ro Rủi ro là một đo lường về xác suất và các hệ quả nếu không đạt đuợc mục tiêu của dự án. Hầu hết mọi người đều cho rằng rủi ro liên quan đến khái niệm liên quan đến bất định (uncertainty). Liệu một chiếc máy tính có thể được sản xuất trong giới hạn ngân sách? Liệu một sản phNm mới có được tung ra thị trường vào đúng thời h ạn ban đầu? Một giá trị xác suất có thể được sử dụng cho những câu hỏi như vậy. Ví dụ, xác suất không hoàn thành thời hạn tung sản phNm ra thị trường là 0.15. Tuy nhiên, khi xem xét đến rủi ro, thì cũng cần phải xem xét đến các hậu quả hay các thiệt hại nếu rủi ro đó xảy ra. Ví dụ, rủi ro A, có xác suất xảy ra là 0.05, song mức độ trầm trọng có thể hơn so với một rủi ro B có xác suất xảy ra là 0.2 n ếu hậu quả do A gây ra có thể gấp 4 lần so với hậu quả của B. Rủi ro không phải là một khái niệm dễ đánh giá do xác suất xảy ra và hậu quả mà rủi ro gây ra không phải bao giờ cũng là các tham số có thể đo lường một cách trực tiếp mà chỉ có thể ước lượng bằng các thủ tục thống kê hay một số phương pháp khác. Vậy , rủi ro của một sự kiện nào đó thường bao gồm 2 thành phần: - Xác xuất xảy ra sự kiện đó - Mức độ tác động nếu sự kiện đó xảy ra Về mặt toán học, rủi ro chính là hàm số của hai biến xác suất và tác động như sau Rủi ro = f (xác suất, tác động) Do đó, nếu rủi ro hoặc tác động tăng thì rủi ro cũng do tăng. Do đó, khi đánh giá rủi ro, cần phải cân nhắc cả hai thành phần này. Rủi ro và cơ hội đều có đặc điểm chung là tính không chắc chắn. Nếu yếu tố không chắc chắn tạo ra những tác động tích cực thì sẽ được gọi là cơ hội, còn yếu tố không chắc chắn tạo ra những tác động tiêu cực sẽ được gọi là rủi ro. Một yếu tố khác của rủi ro là nguyên nhân của rủi ro. Một số yếu tố, (hay việc thiếu đi một số yếu tố) cũng có thể dẫn đến tình huống rủi ro. Chúng ta gọi nguồn gốc của rủi ro như vậy là nguy cơ (hazard). Một số nguy cơ có thể vượt qua ở mức độ đáng kể nếu chúng ta biết rõ và thực hiện hành động để vượt qua. Ví dụ, một ổ gà lớn trên đường thì nguy hiểm hơn nhiều so với một lái xe mà không hề biết về ổ gà đó so với người hay đi lại thường xuyên trên đường. Do đó, chúng ta có thể có cách biểu diễn khác về rủi ro Rủi ro = f(mối nguy, phòng tránh) Rủi ro tăng lên nếu mức độ nguy cơ tăng cao song lại giảm nếu chúng ta phòng tránh. Phương trình này dẫn đến một đề xuất là cần phải có một hệ thống quản trị dự án tốt để xác định các mối nguy cơ và xây dựng các phương pháp bảo vệ phòng tránh để vượt qua các nguy cơ này. Nếu các phòng tránh là tích cực và ở mức độ phù hợp thì rủi ro có thể được giảm xuống ở mức chấp nhận được. 2. Mức độ chấp nhận rủi ro (risk tolerance): Các quyết định quản trị rủi ro của các nhà quản trị dự án phụ thuộc rất lớn vào mức độ chấp nhận rủi ro của họ. Các mức độ chấp nhận rủi ro thường được chia thành 3 nhóm như sau: - Tránh rủi ro (Risk averter) 2 - Thích rủi ro( risk seeker) - Trung dung (neutral risk taker) Mô hình dưới đây sẽ mô tả từng loại chấp nhận rủi ro theo mối quan hệ giữa rủi ro với mức lợi ích U (lợi ích có thể được xem là mức độ hài lòng hay thỏa mãn) Hình Error! No text of specified style in document 1: 3 nhóm loại chấp nhận rủi ro Đối với nhóm thứ nhất (tránh rủi ro), thì hàm lợi ích gia tăng theo tốc độ giảm dần khi rủi ro tăng. Hay nói cách khác, khi giá trị đánh đổi càng lớn thì sự hài lòng của họ sẽ càng giảm. Đối với nhóm yêu thích rủi ro, thì sự hài lòng thỏa mãn hay lợi ích sẽ càng tăng khi mức độ đánh đổi gia tăng (hàm lợi ích tăng với tốc độ nhanh dần). Người tránh rủi ro sẽ thích một kết quả chắc chắn hơn và luôn yêu cầu một mức tưởng thưởng thì mới chấp nhận rủi ro. Người yêu thích rủi ro thì thích các kết quả bất định hơn và có thể sẵn sàng chi trả thêm để được chấp nhận rủi ro. 3. Chắc chắn, bất định và rủi ro Các tình huống ra quyết định có thể xếp thành 3 nhóm : chắc chắc, rủi ro và bất định trong đó ra quyết định trong điều kiện chắc chắc là tình huống dễ dàng nhất. a . Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn Ra quyết định trong điều kiện chắc chắc hàm ý rằng người ra quyết định biết với mức chính xác 100% về tình huống sẽ xảy ra và kết quả của từng tình huống. Về mặt toán học, các thông tin này có thể xây dựng với bảng số liệu bù trừ như sau. Để xây dựng ma trận bù trừ, chúng ta phải xác định được tất cả các trạng thái (tình huống) mà người ra quyết định không thể kiểm soát. Sau đó, người ra quyết định sẽ phải chọn lựa các chiến lược đối phó trong từng tình huống. Một ma trận bù trừ có hai đặc điểm sau đây” - Dù cho tình huống nào xảy ra, sẽ luôn có một chiến lược thống trị (tối ưu) mang lại kết quả lớ n nhất hoặc thiệt hại nhỏ nhất. - Không có xác suất gắn với từng tình huống (hoặc các tình huống có xác suất xảy ra là như nhau) Ví dụ Error! No text of specified style in document 1 Một công ty muốn đầu tư 50 tỷ để xây dựng sản phNm mới. Công ty dự tính có 3 tình huống xảy ra : nhu cầu cao (N1), nhu cầu trung bình (N2) và nhu cầu thấp (N3). Công ty có 3 sự lựa chọn về sản phNm A, B hoặc C. Chúng ta có ma trận bù trừ như sau U U U Rủi ro Rủi ro Rủi ro Tránh rủi ro Trung dung với rủi ro Thích rủi ro 3 Tình huống (đơn vị tính: tỷ đồng) Chiến lược N1 N2 N3 S1=A 50 40 -50 S2=B 50 50 60 S3=C 100 80 90 Bảng Error! No text of specified style in document 1 : Các tình huống và kết quả của các chiến lược Gọi P ij là lợi nhuận của từng phương án ứng với các ô trang bảng trên với i biểu thị số hàng là j là số cột. Ví dụ P 2,3 là lợi nhuận có được từ việc thực thi chiến lược số 2 trong tình huống 3. Từ bảng 9.2, ta thấy dù tình huống nào xảy ra thì chiến lược S3 cũng luôn mang lại lợi nhuận lớn nhất. Do đó chiến lược S3 là chiến lược thống trị (tốt nhất). b . Ra quyết định trong điều kiện rủi ro: Trong hầu hết các trường hợp, không phải luôn luôn có chiến lược tốt nhất trong tấ t cả mọi tình huống. Các phương án có lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao và do đó xác suất chịu lỗ cũng cao. Nếu không có một chiến lược tốt nhất, thì có thể gắn một giá trị xác suất với từng tình huống. Trong ví dụ trên ta có cả ba tình huống của nhu cầu thị trường thấp, cao và trung bình đều có mức xác suất là 0.25. Tình huống (đơn vị tính: tỷ đồng) Chiến lược N1 (P=0.25) N2 (P=0.25) N3 (P=0.25) S1=A 50 40 90 S2=B 50 50 60 S3=C 100 80 -50 Bảng Error! No text of specified style in document 2: Tình huống và kết quả các chiến lược trong điều kiện rủi ro (xác suất) Từ bảng này, chúng ta thấy không có chiến lược thống trị trong mọi tìn hhuống. Khi đó, chiếnlược tốt nhất sẽ là chiến lược có giá trị kỳ vọng là lớn nhất với giá trị kỳ vọng được tính bằng tổng giá trị của các phương án nhân với xác suất xảy ra của phương án đó. Ta có giá trị kỳ vọng của chiến lược S1: E1 = (50)x(0.25) + (40)x(0.25) + (90)x(0.50) = 67.5 Tính tương tự cho chiến lượ c S2 và S3 ta có E2= 55 và E3 = 20. Do đó chiến lược S1 có giá trị kỳ vọng lớn hơn nên sẽ là chiến lược tốt nhất . Trong việc xem xét các chiến lược thì việc tính toán khả năng xảy ra (xác suất) của các tình huống. Nếu tính xác suất sai, các giá trị kỳ vọng cũng sẽ bị nhầm lẫn, và do đó lựa chọn sẽ sai lệch. Giả sử, xác suất xảy ra của các tình huống N1, N2 và N3 lần l ượt là 0.6, 0.2 và 0.2 thì giá trị kỳ vọng của các chiến lược lần lượt sẽ là E1 = 56, E2 = 52, E3 = 66. Với các kết quả này, chiến lược S3 sẽ trở thành chiến lược tốt nhất. c . Ra quyết định trong điều kiện bất định: Sự khác biệt giữa rủi ro và bất định là điều kiện rủi ro thị thường gắn với giá trị xác suất và trong điều kiện bất định thì không thể phân bổ một giá trị xác suất như vậy. Như vậy trong điều kiện bất định, không phải lúc nào cũng có một chiến lược thống trị, mà người ra quyết định phải dựa trên 4 tiêu chuNn để đưa ra quyết định của mình. Tiêu chuNn ra quyết định nào được sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại dự án và mức độ chấp nhận rủi ro của dự án. 4 - Tiêu chuNn đầu tiên là Maximax: người ra quyết định thường lạc quan và luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận bởi chiến lược nào có khả năng mang lợi nhuận tối đa là lớn nhất. Người theo tiêu chuNn maximax sẽ luôn chọn chiến lược S3 do lợi nhuận tối đa là 100, luôn lớn hơn mức lợi nhuận tối đa của hai phương án còn lại. Tuy nhiên nếu tình huống N3 xảy ra thì chiến lược này lại mang lại khoản lỗ lớn nhất. Do đó sử dụng tiêu chuNn ra quyết định này sẽ phải căn cứ trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mức lỗ tối đa có thể chịu được . Một doanh nghiệp lớn với nguồn lực dồi dào có thể chấp nhận tiêu chuNn này trogn khi các doanh nghiệp tư nhận nhỏ có thể quan tâm hơn đến cách thức ra quyết định sao cho tối thiểu hóa thua lỗ. - Tiêu chuNn maximin: người ra quyết định theo quan điểm bi quan, chỉ quan tâm đến mức lỗ tối đa mà họ có thể chịu được. Từ bảng 9.23, các chiến lược S1, S2 và S3 lần lượt có khoản lợi nhuận thấp nhất lần lượt là 40, 50 và -50. Nếu theo tiêu chuNn maximin, người ra quyết định sẽ chọn chiến lược S2. Nếu cả 3 giá trị này đều âm thì chiến lược nào có khoản lỗ nhỏ nhất sẽ được chọn. Tùy theo vị thế tài chính của doanh nghiệp, sẽ có trường hợp dự án không được thực hiện nếu 3 giá trị lợi nhuận tối thiểu này đều âm. - Tiêu chuNn minimax : theo tiêu chuNn này, ngưoiừ ra quyết định sẽ tối thiểu hóa các khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Bước đầu tiên là sẽ tính bảng các giá trị bị bỏ lỡ bằng cách trừ các giá trị trong mỗi cột cho giá trị lớn nhất của cột đó. Áp dụng bước này cho bảng 9.2, ta có kết quả như sau: Tình huống (đơn vị tính: tỷ đồng) Chiến lược N1 N2 N3 Hối tiếc tối đa S1=A 50 40 0 50 S2=B 50 30 30 50 S3=C 0 0 140 140 Bảng Error! No text of specified style in document 3: Bảng tính giá trị hối tiếc cho các chiến lược Sau đó, giá trị bị bỏ lỡ lớn nhất sẽ được xác định cho từng chiến lược (theo từng hàng). Như vậy chiến lược S1 hoặc S2 sẽ được chọn do có khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ tối đa là nhỏ nhất (50). Nếu chọn chiến lược S3, người ra quyết đinh có thể bỏ lỡ tối đa một khoản lợi nhuận lên tới 140. - Tiêu chuNn Laplace: tiêu chuNn ra quyết định này cố gắng chuyển đổi tình huống ra quyết định bất định thành ra quyết định trong tình huống rủi ro. Tiêu chuNn này dựa trên giả định thống kê Bayesian trong đó cho rằng nếu không biết được xác suất xảy ra của một tình huống nào đó thì có thể giả định rằng các tình huống đó có xác xuất xảy ra giống nhau. Khi đã xác định được xác suất, trình tự ra quyết định sẽ tương tự như trong điều kiện rủi ro. Áp dụng mức xác suất như sau cho 3 tình huống trong bảng 9.1, chúng ta có bảng tính sau đây Như vậy chiến lược S1 sẽ là chiến lược được lựa chọn . Một kết luận quan trọng từ tính huống ra quyết định bất định là rủi ro mà nhà quản trị dự án mong muốn xảy ra. Cả bốn tiêu chuNn nêu trên, lựa chọn chiến lược nào là phụ thuộc vào mức thua lỗ mà doanh nghiệp có thể gánh chịu và mức rủi ro mà doanh nghiệp chấp nhận Chiến lược Kỳ vọng S1=A 60 S2=B 160/3 S3=C 160/3 Bảng Error! No text of specified style in document 4: Kỳ vọng của các chiến lược theo tiêu chuẩn Laplace . 1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO (RISK) 1. Định nghĩa rủi ro Rủi ro là một đo lường về xác suất và các hệ quả nếu không đạt đuợc mục tiêu của dự án. Hầu hết mọi người đều cho rằng rủi ro liên quan. (N3). Công ty có 3 sự lựa chọn về sản phNm A, B hoặc C. Chúng ta có ma trận bù trừ như sau U U U Rủi ro Rủi ro Rủi ro Tránh rủi ro Trung dung với rủi ro Thích rủi ro 3 Tình huống (đơn vị. gọi là rủi ro. Một yếu tố khác của rủi ro là nguyên nhân của rủi ro. Một số yếu tố, (hay việc thiếu đi một số yếu tố) cũng có thể dẫn đến tình huống rủi ro. Chúng ta gọi nguồn gốc của rủi ro như