1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cư xử với người giúp việc pot

5 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 257,05 KB

Nội dung

Cư xử với người giúp việc Người giúp việc dường như đã là một thành phần không thể thiếu ở nhiều gia đình. Sự đến - ở- ra đi của họ cũng gây ra không ít vấn đề cho các "gia chủ". Tuy nhiên, có khi nào bạn nghĩ rằng chính cách cư xử của mình đã góp phần tác động tới cách ăn ở của người giúp việc tại nhà mình? Hãy thử xem giúp việc nhà bạn nằm trong nhóm nào dưới đây để có cách xử sự thích hợp nhé. 1. Nhóm "cho em về, em nhớ nhà quá" Đây là nhóm những em bé giúp việc tuổi dưới 18. Nhiều gia đình đã lựa chọn osin tầm tuổi này vì các em dễ sai bảo, ít tự ái, dù chưa có kinh nghiệm nhưng "cứ ở cùng rồi chỉ bảo sau cũng được". Vấn đề của những osin này thường là: - Đang ở tuổi mơ tuổi mộng nên chắc sẽ có những phút giây xao lãng Hình minh họa: Cư xử với người giúp việc công việc vì ai đó, có khi vì ông chủ cũng không chừng. - Khó có thể ở lại làm lâu dài vì tuổi còn trẻ nên sẽ có những lựa chọn về nghề nghiệp khác hoặc nếu không cũng có lúc muốn lấy chồng. - Giao việc nào, làm việc đó, những việc bừa bãi khác có bày ra trước mắt cũng vờ như không nhìn thấy. - Nhiều em mới 14, 15 tuổi lần đầu xa nhà nên ở vài tuần có khi đòi về với mẹ. - Đang tuổi ăn tuổi ngủ nên giấc ngủ trưa của các em có thể kéo dài 2,3 tiếng. Xử sự thế nào? Nếu giúp việc nhà bạn ở trong nhóm tuổi này thì bạn hãy trò chuyện nhiều để biết được những "tâm tư, nguyện vọng" của các em. Cho các em gọi điện về nhà để trò chuyện với người thân cũng là một việc nên làm. Nếu bạn quá ưng ý và muốn các em làm việc lâu dài cho mình thì có thể tạo cơ hội học tập hoặc làm việc cho các em. Có gia đình đã để giúp việc nhà mình đi học bổ túc 3 buổi tối trong tuần cho đến khi hoàn thành chương trình phổ thông. Cũng có nhà tạo điều kiện cho người giúp việc đi học thêm nghề uốn tóc hoặc cắt may để sau vài năm ở cùng thì các em vừa có ít vốn, vừa có một nghề trong tay để nuôi sống bản thân. Bạn cũng cần thành lập một số mệnh đề "Nếu thì " với những em này, chẳng hạn "Nếu thấy nhà dơ thì em phải quét hoặc lau ngay chứ đừng nghĩ quét ngày chỉ một lần", "Nếu buổi sáng bận chưa kịp giặt đồ thì tranh thủ giặt buổi chiều chứ đừng để tới mai". Với những em hay ngủ quên thì đừng chần chừ, hãy mua tặng ngay một chiếc đồng hồ để "đánh thức tầm xuân". 2. Nhóm "chị chị em em" Đây là nhóm giúp việc tầm trên dưới 40, hay xưng "chi em" với chủ nhà. Các gia đình thích giúp việc ở tuổi này nhất vì các chị vừa có kinh nghiệm, vừa xông xáo, khỏe mạnh. Những vấn đề hay gặp ở nhóm này là: - Đôi khi vì xông xáo và biết việc quá mà có những lúc các chị "soán ngôi chủ nhà", khăng khăng làm theo ý mình. - Với những chị đã có gia đình và con cái thì con cái thường đang ở tuổi lớn nên đây là mối bận tâm hàng đầu của các chị. - Với những chị không lập gia đình thì thỉnh thoảng có những sự bất thường về mặt tâm sinh lý - Ăn uống rất tốt chứ không cảnh vẻ để giữ eo như những em 16, 17 Xử sự thế nào? Với nhóm giúp việc vốn đã biết việc thì bạn không cần mất thời gian nhiều để chỉ bảo họ tỉ mỉ phải làm mọi việc thế nào, quan trọng là ban đầu bạn phải nghiêm khắc để họ thấy rõ ranh giới giữa chủ nhà và người giúp việc là cái không thể vượt qua. Nhấn mạnh là bạn muốn mọi việc phải làm theo ý "em" chứ không phải ý "chị". Thỉnh thoảng hãy mua quà cho con cái họ. Các bạn cũng có thể mua thêm mì gói hoặc phở ăn liền để sẵn đấy, dặn họ cứ ăn khi thấy đói. Những chị chưa có gia đình đôi khi hơi khó tính hoặc ngang ngang một tý, điều này cũng có thể bỏ qua được nếu không ảnh hưởng gì tới cách các chị làm việc hoặc chăm sóc con cái của bạn. Ví dụ, có người giúp việc thấy vợ chồng chủ nhà đi chơi buổi tối thì bảo "nếu về sau 10h thì chị không ra mở cửa được đâu", nhưng gia đình ấy chấp nhận vì chị chăm sóc em bé và làm việc nhà rất chu đáo. 3. Nhóm "cô cô cháu cháu" Đây là nhóm các bác giúp việc đứng tuổi, tầm trên 50. Nhiếu gia đình, nhất là gia đình có ông bà ở cùng thích người giúp việc ở độ tuổi này vì ngoài kinh nghiệm, họ còn có thể trò chuyện, bầu bạn với các cụ. Những vấn đề hay gặp ở nhóm này là: - Dễ tự ái nếu bị sai bảo nhiều hoặc bị chê trách. - Sức khỏe không tốt nên không làm nhiều việc được. - Lớn tuổi nên hay quên, dặn làm 3 việc thì chỉ nhớ 1 việc hoặc làm trước quên sau. Xử sự thế nào? Với người giúp việc đã có tuổi, bạn hãy cố gắng nói năng khéo léo một chút, có gì không vừa ý cũng không nên nổi giận với họ, nhất là trước mặt người khác. Hãy ghi ra giấy và dán lên tường hoặc đâu đó những việc bạn muốn họ làm trong ngày, cụ thể từng việc từng việc một. Sắp đặt dụng cụ và mọi thứ trong nhà thật đơn giản, dễ tìm. Hỏi thăm, quan tâm tới sức khỏe của họ khi có dịp. Rất nhiều bà mẹ than thở "thời nay không biết tìm đâu được giúp việc tốt", nhưng có khi nào bạn thử đặt câu hỏi ngược lại "liệu mình có là một bà chủ tốt?". Người giúp việc tốt, làm được việc không phải không có, nhưng họ có làm lâu dài cho bạn hay không và có giữ được lòng tin nơi bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách cư xử của bạn đấy. H.Thu . Cư xử với người giúp việc Người giúp việc dường như đã là một thành phần không thể thiếu ở nhiều gia đình. Sự đến. nghĩ rằng chính cách cư xử của mình đã góp phần tác động tới cách ăn ở của người giúp việc tại nhà mình? Hãy thử xem giúp việc nhà bạn nằm trong nhóm nào dưới đây để có cách xử sự thích hợp nhé 3 việc thì chỉ nhớ 1 việc hoặc làm trước quên sau. Xử sự thế nào? Với người giúp việc đã có tuổi, bạn hãy cố gắng nói năng khéo léo một chút, có gì không vừa ý cũng không nên nổi giận với

Ngày đăng: 02/08/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN