Để bé làm quen với người giúp việc Thời điểm quay trở lại với công việc, nhiều cha mẹ phải thuê người giúp việc chăm sóc bé.. Hoặc một số trường hợp bất đắc dĩ, cha mẹ phải đổi người trô
Trang 1Để bé làm quen với người giúp việc
Thời điểm quay trở lại với công việc, nhiều cha mẹ phải thuê người giúp việc chăm sóc bé Hoặc một số trường hợp bất đắc dĩ, cha mẹ phải đổi người trông bé mới sau một khoảng thời gian bé đã gắn kết tình cảm với người cũ Việc làm quen và hòa nhập với một người chăm nuôi hoàn toàn xa lạ sẽ trở nên khó khăn với nhiều bé
Tìm hiểu tâm lý sợ người lạ ở bé
Các chuyên gia cho rằng, giai đoạn 5-7 tháng tuổi, hầu hết các bé đã bắt đầu hình thành tâm lý sợ hãi với những điều mới lạ xung quanh Bé sẽ lo lắng khi phải tiếp xúc với những thành viên mới trong gia đình như
người giúp việc hoặc những người thân bé ít có cơ hội gặp mặt
Nỗi sợ này của bé được gọi tên là “hiểm họa với người lạ”, nghĩa là, bé
sẽ cảm nhận được độ an toàn với những hình ảnh thân quen hiện hữu trong não và xuất hiện tâm lý phòng thủ với những hình ảnh mới lạ hoặc
Trang 2bé chưa tự mình kiểm nghiệm được đó có phải là người đáng tin cậy hay không Các nơron thần kinh trong cơ thể bé được lập trình sẵn để phản ứng bất lợi với những người lạ Giống như người lớn, bé cũng cảm nhận được mối đe dọa với thành viên mới trong gia đình
Bé sợ bị bỏ rơi
11 tháng tuổi trở lên, bé bắt đầu xuất hiện tâm lý sợ bị cha mẹ hoặc
người thân bỏ mặc Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé sẽ thấy lo lắng vô cùng khi ngủ dậy không thấy gương mặt của một người thân Bé cũng sợ hãi vì thiếu kỹ năng phòng vệ với người mới hoặc bất
an vì băn khoăn “Mẹ ở đâu? Bà ở đâu? Sao không bên cạnh bé?”
Trang 3Giúp bé hòa nhập với người giúp việc
- Bạn nên ở bên cạnh khi giới thiệu người giúp việc với bé Hướng dẫn người giúp việc hỏi chuyện, vui chơi cùng bé để cả hai làm quen với nhau Nhấn mạnh để bé hiểu rằng “Đây là một người bạn mới rất thân thiện”
- Tạo không khí thân mật và đầm ấm nhất khi bạn giới thiệu thành viên mới cho bé Bạn có thể tổ chức một tiệc ngọt nhỏ cùng đại gia đình, có mặt của người giúp việc Bạn chủ động để cô ấy cho bé dùng những món ăn yêu thích trò chuyện thân thiện với bé Nụ cười và giọng nói nhẹ nhàng của người xung quanh sẽ khiến bé bớt cảm giác e dè, lo lắng
- Bạn nên thường xuyên chăm chú quan sát sắc mặt của bé Nếu bé khóc
òa và từ chối sự chăm sóc của người lạ, bạn hãy ôm bé vào lòng, vỗ về
và tiếp tục cho bé làm quen từ từ Bạn cũng nên động viên người trông
bé nhẹ nhàng và kiên nhẫn, không nên chạm vào bé hoặc bắt ép khiến bé
Trang 4hoảng sợ
- Hỏi bé xem cô giúp việc này trông như thế nào, có đặc điểm nào giống người thân hoặc bạn bè của bé không… Làm như vậy, bạn sẽ tạo cho bé cảm giác an tâm, gần gũi Nói với bé rằng, cô ấy rất yêu quý và muốn được kết bạn với bé
- Gợi ý để bé đọc một cuốn sách hoặc hướng dẫn cô giúp việc tô màu trong khi bạn nấu ăn hoặc dọn nhà bên cạnh Bạn tuyệt đối không nên bỏ
bé lại với người giúp việc Bởi vì bé sẽ có cảm giác cô độc và xuất hiện tâm lý phòng vệ trước người mới Nếu có việc phải ra ngoài, bạn nên hỏi
ý kiến và hứa sẽ quay trở lại với bé thật nhanh Nếu bé đồng ý nghĩa là
bé đã dần thích nghi với người giúp việc Nếu bé khóc lóc, bạn hãy chờ thêm một chút thời gian nữa mới nên gợi lại chuyện này
- Kiên trì: Phải mất một khoảng thời gian cụ thể, bé mới có thể hòa nhập được với người giúp việc Bạn không nên nóng vội, thúc ép bé hoặc giao mọi việc chăm sóc cho cô trông bé Nếu có điều kiện, bạn có thể nhờ người thân hoặc ông bà hỗ trợ việc chăm bé khi cha mẹ bận bịu
Trang 5Thời gian thích nghi với người mới phụ thuộc vào độ tuổi, tính cách riêng từng bé Bé càng lớn tuổi, bạo dạn thì khả năng hòa nhập càng tốt Tình cảm thân thiết giữa con người với nhau sẽ được xây đắp vững chắc trong một khoảng thời gian Điều này giải thích lý do vì sao, nhiều bé quấn lấy người giúp việc hơn cha mẹ
Phương Thảo (Theo Rasingchildren)