Mô hình trồng cây dó bầu Cây dó bầu mà sản phẩm của nó là trầm hương và kỳ nam đã có lịch sử rất lâu đời. Từ xa xưa, trầm hương Khánh Hòa (KH) đã nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Tuy nhiên, qua thời gian khai thác, hiện nay trầm hương ở KH hầu như không còn. [http://agriviet.com] Năm 1986 - 1987, tỉnh đã xây dựng các chương trình và đề tài nghiên cứu, điều tra phân bố trầm, kỳ; nghiên cứu trồng thử nghiệm và tạo trầm, kỳ trên cây dó bầu. Đặc biệt, ngày 16-5-2005, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 33-CT/TU yêu cầu đẩy mạnh phong trào khôi phục, phát triển cây dó bầu tạo trầm, kỳ tại KH. Đến nay, các đề tài thực hiện đã đạt được kết quả bước đầu. Năm 2002, toàn tỉnh có 125 ha dó bầu và hiện nay đã tăng lên khoảng 400 ha. Trong kế hoạch năm 2005, Công ty Fong San sẽ đầu tư trồng mới 50 ha tại Khánh Sơn, 100 ha tại Lâm trường Vạn Ninh. Ngoài ra, một số hộ nông dân và chủ trang trại ở các địa phương trong tỉnh cũng đầu tư phát triển diện tích trồng cây dó bầu. Điển hình như: Mô hình trồng xen 2.000 cây đã 2 năm tuổi trong vườn rừng của hộ chị Nguyễn Thị Kim Liên và anh Phạm Cao Trí ở thôn 3, xã Ninh Thượng (Ninh Hòa); mô hình trồng xen 1.000 cây dó bầu 2 năm tuổi của anh Lê Văn Xang trên vùng đất mới Củ Chi, thôn Đá Mài, xã Diên Tân (Diên Khánh); mô hình trồng xen 1.000 cây và vườn ươm 35 nghìn cây dó bầu của anh Văn Tấn Việt ở thôn A Xay, xã Khánh Nam (Khánh Vĩnh)… Ông Trần Vũ - Chủ tịch Chi hội Trầm hương KH cho biết: Phong trào trồng cây dó bầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi có Chỉ thị 33 của Tỉnh ủy về trồng cây dó bầu và phục hồi các sản phẩm trầm, kỳ quý hiếm của quê hương KH. Chỉ thị của Tỉnh ủy xác định 3 vấn đề vô cùng quan trọng đối với phát triển cây dó bầu: Một là công tác tuyên truyền và phát động trong nhân dân phong trào trồng cây dó bầu; hai là có các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật tạo trầm, kỳ và giao đất sử dụng ổn định, lâu dài cho việc phát triển cây dó bầu; ba là có kế hoạch cấp không cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh mỗi hộ từ 100 - 200 cây giống dó bầu. Đây là một chủ trương đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội sâu sắc và là cứu cánh để cây dó bầu KH phục hồi và phát triển. Từ xưa đến nay, trầm hương vẫn là một mặt hàng có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cây dó bầu trên thế giới rất lớn, trên dưới 1.000 tấn/năm. Vào những năm cao điểm nhất, Việt Nam cũng chỉ cung cấp không quá 80 tấn/năm. Do số lượng trầm, kỳ giảm nên giá cả tăng trên 3 lần so với những năm 90. Giá trầm hương loại 1 trên thị trường thế giới hiện nay dao động ở mức từ 5 - 6 nghìn USD/kg. Tinh dầu được chiết suất từ cây dó bầu có giá từ 8 - 10 nghìn USD/lít. Cây dó bầu nếu được sản xuất nhân tạo trong điều kiện tự nhiên thì đây là một nguồn lợi rất lớn. Năm 2004, Chi hội Trầm hương KH đã khảo sát thực trạng trồng cây dó bầu trong nhân dân. Qua khảo sát, Chi hội đã phổ biến sâu rộng trong hội viên và đề nghị các địa phương chú ý những vấn đề cơ bản để việc trồng cây dó bầu đạt hiệu quả như: Nên trồng xen cây dó trầm với các loại cây che bóng như keo lai, cây ăn quả; có chế độ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật trong 3 năm đầu nhằm đảm bảo cho cây phát triển nhanh; nên chọn giống cây dó bầu có chất lượng cao ở KH hoặc các tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh, không nên chọn giống dó me hay các loại dó khác vì điều kiện tạo trầm rất khó. Bên cạnh đó, Chi hội Trầm hương KH đã phổ biến các tài liệu, băng hình về kỹ thuật trồng và tạo trầm cho Ban vận động thành lập Phân hội Trầm hương các huyện trong tỉnh để tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn cho hội viên và nhân dân về kỹ thuật trồng cây dó bầu. Xây dựng mô hình trồng cây dó bầu theo hướng trồng xen, trồng hỗn giao trong vườn nhà, vườn rừng của nhân dân là mô hình có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu, đồng thời đảm bảo cho việc quản lý, bảo vệ sau khi cấy tạo trầm. Việc đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng cây dó bầu không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống và làm giàu trên mảnh vườn của mình. . trồng cây dó bầu. Điển hình như: Mô hình trồng xen 2.000 cây đã 2 năm tuổi trong vườn rừng của hộ chị Nguyễn Thị Kim Liên và anh Phạm Cao Trí ở thôn 3, xã Ninh Thượng (Ninh Hòa); mô hình trồng. nhân dân về kỹ thuật trồng cây dó bầu. Xây dựng mô hình trồng cây dó bầu theo hướng trồng xen, trồng hỗn giao trong vườn nhà, vườn rừng của nhân dân là mô hình có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp. trồng xen 1.000 cây dó bầu 2 năm tuổi của anh Lê Văn Xang trên vùng đất mới Củ Chi, thôn Đá Mài, xã Diên Tân (Diên Khánh); mô hình trồng xen 1.000 cây và vườn ươm 35 nghìn cây dó bầu của anh Văn