Luyện thi đại học : NGỮ ÂM (3) Các phần ở trên là nói về nội dung, kiến thức làm bài ngữ âm. Có kiến thức rồi nhưng cũng chưa chắc làm tốt bởi vì nội dung đề ra mênh mông lắm, không chắc gì trúng vào những từ ta đã biết. Như vậy làm thế nào để đạt được kết quả cao nhất trong phần này? Sau đây tôi sẽ trình bày một số thủ thuật làm bài ngữ âm để các em tham khảo. Các câu về ngữ âm cũng có 4 chọn lựa giống như các phần khác. Ta sẽ đặt ra các tình huống từ dễ đến khó và các phương pháp xử lý từng tình huống nhé. Thông thường các em có thói quen là cứ vào là đọc theo thứ tự a,b,c,d . Đây là thói quen rất dở. Các em phải chọn từ nào mà mình cảm thấy chắc ăn nhất để đọc, rồi lần lượt đến các chữ ít "chắc ăn" hơn. Tình huống 1: Biết cách đọc ( hoặc stress) của cả 4 chữ Xử lý: Không bàn đến vì quá siêu rồi Tình huống 2: Biết cách đọc ( hoặc stress) của 3 chữ Xử lý: Theo nguyên tắc 'tìm từ khác với các từ còn lại" thì biết 3 chữ cũng như 4 chữ . Nếu 3 chữ đó giống nhau thì đáp án là chữ còn lại. Nếu 2 chữ giống 1 chữ khác thì đáp án là chữ khác đó ( không cần đọc tới chữ thứ tư làm gì ) Tình huống 3: Biết cách đọc ( hoặc stress) của 2 chữ rưỡi ! Xử lý: "Rưỡi " ở đây ý nói là các em chỉ nhớ mang máng cách đọc thôi, không chắc lắm ( mà cái vụ "mang máng" này hình như cũng "hơi bị nhiều" thì phải ) Nguyên tắc xử lí là các em phải dựa vào 2 chữ mà mình biết rõ để suy ra chữ thứ 3. Nếu 2 chữ ta biết có cách đọc giống nhau: Áp dụng phương pháp đối chiếu: Ví dụ: A. doubt B. power C. knowledge D. allow Gỉa sử ta biết được 2 chữ B và D đều là âm /ao/ - ( phiên âm tiếng Việt cho dễ hiểu hen ) A thì xem như không biết gì cả nên bỏ qua, còn C thì mang máng không biết là gì . Bây giờ các em áp dụng phương pháp đối chiếu nhé : Ta lấy âm /ao/ của 2 chữ mà ta biết đem "áp" vô chữ này xem sao: / náo lịc/ suy nghĩ xem nha, kỳ quá phải không ? nếu đọc /nố lịc/ hay /nó lịc/ gì đó thì còn nghe được chứ /náo lịc/ thì không được rồi => C khác với B,D => chọn đáp án C Nếu 2 chữ ta biết có cách đọc khác nhau: Áp dụng phương pháp "tìm đồng minh": Ví dụ : A. encourage B. country C. ground D. young Gỉa sử ta biết được B / khấn tri/ và C / grao/ ( 2 chữ đọc khác nhau ) như vậy ta sẽ lần lượt cho 2 chữ đó đi "tìm đồng minh" - tức là lấy âm của nó đi thử áp vào chữ chưa biết, rồi xem chữ nào "nghe suông tai" thì xem như chữ đó có "đồng minh" chữ còn lại chính là đáp án. Trước tiên lấy B đi áp vào D xem nhé : country / khấn tri/ , nên nếu áp vào young thì phải đọc là / giân/ nghe cũng tạm nhưng không bảo đảm lắm, thử tiếp chữ còn lại xem sao : ground / grao/ nếu áp vào young sẽ đọc thành / giao/ nghe còn "kì quái' hơn /giân/ nhiều => không được . kết quả ta có : B = D , C khác, vậy đáp án là C Nếu trường hợp ta biết rõ 2 chữ còn 2 chữ kia "mang máng" thì có thể "thử" cả 2 chữ còn lại, đương nhiên xác suất sẽ cao hơn nhưng bù lại thời gian sẽ lâu hơn. Tình huống 4: Biết cách đọc ( hoặc stress) của 2 chữ.( chỉ biết 2 chữ, còn 2 chữ kia hoàn toàn mù tịt, không thể thử gì cả ) Xử lý: Nếu 2 chữ ta biết có cách đọc giống nhau: "ủm ba la" chọn đại 1 trong 2 đáp án còn lại. Nếu 2 chữ ta biết có cách đọc khác nhau: "ủm ba la" chọn đại 1 trong 2 đáp án đó. Tình huống 5: Biết cách đọc ( hoặc stress) của chỉ 1 chữ. Xử lý: bó tay thôi, vì " 3 như 4, 1 như 0 " => biết 3 chữ thì trúng 100% không cần biết đến chữ thứ 4, còn biết 1 chữ thì vô ích, cũng như không biết chữ nào. Chọn đại thôi => xác xuất 25% Tóm lại : nói thì dài dòng nhưng trong lúc làm bài nếu chịu khó luyện tập cho quen thì các em sẽ làm rất nhanh. Chúc các em làm bài tốt. . Luyện thi đại học : NGỮ ÂM (3) Các phần ở trên là nói về nội dung, kiến thức làm bài ngữ âm. Có kiến thức rồi nhưng cũng chưa chắc làm tốt. biết có cách đọc giống nhau: Áp dụng phương pháp đối chiếu: Ví d : A. doubt B. power C. knowledge D. allow Gỉa sử ta biết được 2 chữ B và D đều là âm /ao/ - ( phiên âm tiếng Việt cho dễ hiểu. đại 1 trong 2 đáp án còn lại. Nếu 2 chữ ta biết có cách đọc khác nhau: "ủm ba la" chọn đại 1 trong 2 đáp án đó. Tình huống 5: Biết cách đọc ( hoặc stress) của chỉ 1 chữ. Xử lý: