Các Nguyên Nhân và Cách Phòng Tiểu Đường Làm sao để sống vui với bệnh tiểu đường “Mấy điều tâm niệm” của người bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một bệnh kinh niên, người bệnh phải học cách “sống chung hòa bình” (và vui vẻ) với nó. “Sống chung hoà bình” không có nghĩa là bỏ mặc nó, “quên nó đi”, mà là biết nó đòi hỏi ta phải làm những gì, nắm vững những gì cần làm, hiểu tại sao ta phải làm những chuyện đó, để thấy sự cần thiết của những chuyện đó đối với sức khoẻ của mình, và do đó có một động cơ nội tại để làm các việc đó một cách tự giác hàng ngày, biến chúng thành những thói quen lành mạnh. Ngày xưa, bên Tàu có một ông (tên là Vương Dương Minh) đề ra thuyết “tri hành hợp nhất”: khi biết thực sự, khi thấu hiểu, hành động của chúng ta sẽ tự nhiên thay đổi để thích hợp hơn với tâm thức mới của mình. Và khi ý thức sự tất yếu của những việc mình cần làm, ta sẽ biết cách làm sao để vui và tận hưởng cuộc sống với một (trong những) điều mà mình muốn tránh cũng không được (luôn tồn tại trong cuộc sống của bất cứ ai). Có ai đó đã nói, đại khái là, nếu không có những cái mà mình thích thì nên (tập để) thích những cái mà mình có, hơn là mãi vọng tưởng những chuyện hão huyền, mà nếu có, cũng chưa chắc gì là thật sự thích hợp với mình. Sống và tập thưởng thức những điều mà mình cần làm (hơn là những cái mình thích và cứ tưởng là cần, trong khi thực tế rất nhiều khi nó chẳng cần thiết chút nào mà còn có hại cho mình), đó là một trong những bí quyết để sống mạnh khoẻ, hiểu theo nghĩa là sự thoải mái (bao giờ cũng tương đối) kể cả về thể chất, tâm thần và xã hội (định nghĩa của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới). Để “sống vui với bệnh tiểu đường”, những điều chính mà ta cần chú ý để điều chỉnh lối sống của mình là: - Để ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp. - Tránh thuốc lá. - Thể dục và vận động thể lực thích hợp. - Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp bằng thuốc men cũng như thể dục và ăn uống. - Biết cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc men. - Hợp tác chặt chẽ và vui vẽ với bác sĩ để kiểm soát bệnh, phòng, phát hiện và chữa sớm các biến chứng. Cũng như trong đại đa số các bệnh và vấn đề sức khoẻ khác, ta chính là trung tâm, là thành phần chính trong việc chữa bệnh, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của mình. Bác sĩ, người nhà, các chuyên viên, nhân viên y tế… chỉ có thể giúp chúng ta mà thôi. Họ không thể uống thuốc dùm, bỏ thuốc lá dùm, ăn uống đúng cách dùm, tập thể dục dùm,… dùm thay cho chính ta. Vạn sự khởi đầu nan, tuy nhiên qua khỏi bước đầu hơi khó khăn để làm quen với một “người bạn đời” mới không mấy dễ chịu (và không thể “li dị” được), ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Rất nhiều người đã làm được điều đó, sống với bệnh một cách thoải mái (vì không muốn và tập thoải mái thì cũng “chẳng làm gì được ai”, chỉ càng làm khổ mình mà thôi. Mà mục đích của đại đa số chúng ta trong cuộc sống là niềm vui, là hạnh phúc). Để ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp Ăn uống đúng cách có thể giúp giảm cân, duy trì mức đường trong máu vừa phải, hạ cholesterol trong máu và cải thiện huyết áp. Cách ăn uống có thể hơi khác ở tiểu đường loại 1 lẫn loại 2. Các nguyên tắc chính mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý là: - Duy trì cân nặng vừa phải. - Giảm sự gia tăng mức đường máu sau khi ăn. - Thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng chung. - Ăn uống điều độ, vào những giờ cố định. - Biến các nguyên tắc ăn uống thích hợp thành thói quen, luôn duy trì và cải thiện các thói quen tốt đó. - Duy trì cân nặng vừa phải: có nghĩa là người nào đã vừa thì giữ để đừng tăng cân, còn ai quá cân thì cố giảm xuống mức vừa. Cách thường dùng nhất để biết cân nặng thế nào là vừa, là tính chỉ số cân nặng (Body Mass Index-BMI). BMI được tính bằng cách chia cân nặng tính bằng ký lô gram với bình phương của chiều cao tính bằng mét (kg/mét vuông). Ví dụ một người nặng 100 ký lô gam, cao 2 mét, thì BMI sẽ bằng 100 chia cho 4 (tức là bình phương của 2), ra 25 (100 kg/4 m2= 25 kg/m2). Chỉ số cân nặng lý tưởng ở người lớn là từ 18.5 đến 24.9. Từ 25 đến 29.9 là quá cân (overweight), từ 30 trở lên được coi là mập (obesity). Nếu đã bị quá cân, thì giảm cân sẽ rất có ích, đặc biệt là cho những người bị tiểu đường loại 2. Giảm cân có thể giúp cải thiện việc kiểm soát mức đường (trong) máu bằng cách giảm bớt sự đề kháng với chất insulin ở các tế bào cũng như phục hồi khả năng sản xuất insulin của tụy tạng (lá mía). Giảm cân cũng có thể giúp giảm mức cao huyết áp, cũng là một nguy cơ gây ra các biến chứng tim mạch (như đột quị -stroke-, các cơn kích tim –heart attacks, vân vân). Giảm số năng lượng (calories) ăn uống vào, là một trong những cách giúp giảm cân. Thể dục cũng là một điều quan trọng giúp giảm cân. Đôi khi, tăng cân là một tác dụng phụ của các thuốc trị tiểu đường, đặc biệt là insulin. Tác dụng phụ gây tăng cân này, chữa tốt nhất bằng giảm bớt năng lượng ăn uống vào và thể dục. Ngưng thuốc hoặc bỏ bớt thuốc, không phải là điều nên làm. Giảm năng lượng, không nhất thiết phải là nhịn ăn. Thay thế những chất có nhiều năng lượng bằng những thứ ít năng lượng hơn (ví dụ như thế nước ngọt bằng nước lọc, thay bánh ngọt, thay đồ chiên mỡ màng bằng rau, quả ít đường) vừa giúp ta có đủ chất dinh dưỡng, không bị đói quá để đủ “bình tỉnh” thực hiện kế hoạch giảm cân lâu dài. Uống nước (lọc) trước khi ăn (để bụng no nước, ít đói, ít tham ăn hơn), cũng là một “mánh” được nhiều người áp dụng thành công trong việc giảm cân. Những người bị mập phì, nếu có điều kiện, thì nên tham gia một chương trình giảm cân để được các chuyên viên dinh dưỡng hướng dẫn và theo dõi. Đi thăm bác sĩ thường xuyên để được theo dõi cân nặng và nhắc nhở, kết hợp với các chương trình như nói trên, được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm cân. Thân mến, Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng . Các Nguyên Nhân và Cách Phòng Tiểu Đường Làm sao để sống vui với bệnh tiểu đường “Mấy điều tâm niệm” của người bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một bệnh kinh niên,. dục và vận động thể lực thích hợp. - Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp bằng thuốc men cũng như thể dục và ăn uống. - Biết cách phòng và phát hiện sớm các. khác ở tiểu đường loại 1 lẫn loại 2. Các nguyên tắc chính mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý là: - Duy trì cân nặng vừa phải. - Giảm sự gia tăng mức đường máu sau khi ăn. - Thực hiện các nguyên