Trẻbịtiêuchảy- nguyên
nhân vàcáchphòng
tránh
Mùa hè rất nhiều trẻ phải nhập viện do kiệt sức và mất nước, hầu hết
đều do nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm
Vì sao mắc tiêu chảy?
Bệnh tiêuchảy thường do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, ôi thiu, rau quả
nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, nấu nướng không hợp vệ sinh. Hoặc tay của
người chế biến thức ăn không sạch Trẻ em đi học càng dễ nhiễm vì gặp
nơi đông người, lại hay ăn quà bánh rong, không rửa tay trước khi ăn.
Mùa hè, trẻ em rất hay bịtiêuchảy (Ảnh minh họa)
Do đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn ở nhà, tránh ăn hàng quán lề đường, tránh
những nơi lễ hội, cỗ bàn vì trẻ dễ bị ngộ độc thức ăn, tiêuchảy nhiễm trùng.
Tiêu chảy cấp thông thường là do ăn uống thức ăn bị nhiễm khuẩn. Thời
gian tiêuchảy không kéo dài, nhưng mất sức do mất nước. Nguy hiểm hơn
là dịch tiêuchảy cấp nguy hiểm lây lan thành dịch từ nguồn nước bị nhiễm
khuẩn. Cả 2 đều có triệu chứng ban đầu là đi tiêu phân lỏng nhiều lần, có thể
kèm nôn ói, gây mất nước từ nhẹ đến nặng. Tiêuchảy cấp đôi khi có sốt và
đau quặn bụng, gây tình trạng mất nước ồ ạt, có thể truỵ mạch trong vài giờ
đầu, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi có các biểu hiện trên, nên đến
khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị thích hợp.
Khi bịtiêu chảy, tốt nhất nên khám ở các cơ sở y tế sớm. Tùy mức độ bệnh
nặng, nhẹ mà bác sĩ cho điều trị tại nhà hoặc nhập viện.
Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế: Nếu tiêuchảy vài lần,
phân ít, nhão, không nôn, mạch, huyết áp bình thường, chưa có dấu hiệu mất
nước thì người dân hãy tới khám tại tuyến cơ sở (xã, phường hoặc tại nhà)
để được uống dung dịch Oresol. Nếu tiêuchảy nhiều, nôn dễ, có triệu chứng
mất nước trung bình, huyết áp hơi hạ, mạch nhanh, yếu, mệt lả nên chuyển
lên bệnh viện, nơi có thể truyền dịch được để bù lại lượng dịch đã mất.
Không tùy tiện cầm tiêuchảy
Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của
bác sĩ. Đặc biệt, không dùng các thuốc cầm tiêu chảy, hoặc có chất thuốc
phiện khi chưa được bác sĩ kê đơn vì dễ gây ra ngộ độc, viêm ruột, trướng
bụng.
Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của
bác sĩ (Ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng, ăn các đồ chát như lá ổi, chè đặc, búp sen, hồng xiêm
là trị được tiêu chảy. Đó là quan niệm rất sai lầm. Những thức ăn đó chỉ làm
săn niêm mạc, hạn chế đi ngoài, nhưng lại làm chậm quá trình đào thải vi
khuẩn ra khỏi cơ thể, khiến bệnh kéo dài hơn.
Chỉ nên dùng nước đá sạch khi biết rõ nguồn gốc. Trong nhà nên trữ thuốc
Oresol và một vài thuốc chống tiêuchảy như Smecta để dùng ngay khi có
triệu chứng tiêuchảy nhẹ (theo hướng dẫn sử dụng). Smecta có tác dụng bảo
vệ niêm mạc ruột, làm đặc phân, dễ sử dụng và ít có tác dụng phụ.
Người dân sống gần sông, rạch không vứt rác thải, phân xuống sông vì dễ
làm lây lan thành dịch. Nên thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế: Sử dụng
nước uống và sinh hoạt đã được khử khuẩn bằng Cloramin B. Xử lý phân và
chất thải bằng Cloramin B 10%. Ăn chín uống sôi, rửa tay sạch bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Đối với vùng có nguy cơ dịch bùng phát nên dùng vaccine phòng bệnh:
Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh,
gỏi cá, nem chạo, nem chua. Tốt nhất nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó. Không
nên ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để quá lâu hoặc không được bảo quản tốt
vì ruồi, nhặng, gián dễ mang theo mầm bệnh trong đó có thể có vi khuẩn tả
xâm nhập. Nước rửa thực phẩm không nên dùng nước ao hồ, sông, suối.
Dụng cụ dùng để chế biến, bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa phải rửa sạch, để
nơi khô ráo.
Trẻ bịtiêuchảy cần uống nhiều nước để bù vào khối lượng nước bị mất do
đi tiêu nhiều lần. Cũng không kiêng ăn uống, bởi lúc này trẻ rất cần đủ chất
dinh dưỡng để tăng đề kháng. Tuy nhiên, thức ăn phải nấu chín kỹ.
. Trẻ bị tiêu chảy - nguyên
nhân và cách phòng
tránh
Mùa hè rất nhiều trẻ phải nhập viện do kiệt sức và mất nước, hầu hết
đều. cần cho trẻ ăn ở nhà, tránh ăn hàng quán lề đường, tránh
những nơi lễ hội, cỗ bàn vì trẻ dễ bị ngộ độc thức ăn, tiêu chảy nhiễm trùng.
Tiêu chảy cấp