Cách đúng nhất để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Nhiều bậc phụ huynh thường cho con “ăn kiêng” khi trẻ bị tiêu chảy. Vậy quan niệm này có thực sự đúng đắn hay không? Cu Tôm bị đi ngoài 4 ngày nay, bé ăn gì vào cũng bị nôn ra, người mệt lả đi. Bố mẹ đưa Tôm đi truyền nước hai lần nhưng tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm, bé vẫn đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Nghe kinh nghiệm của mấy chị đồng nghiệp nên chị Vi Anh chỉ cho con uống nước Oserol và men tiêu hóa. Nhìn con xanh xao và sụt cân hẳn đi mà chị đau thắt ruột gan, vừa mệt mỏi vừa lo lắng cho sức khỏe của con. Còn bé Mít mới hơn 5 tháng tuổi, chủ yếu thức ăn của bé là bú mẹ và bú thêm sữa bình, chứ không ăn uống gì khác. Vậy mà bé vẫn bị tiêu chảy khiến vợ chồng chị Anh Thư lo cuống cuồng. Chị tạm ngừng cho con uống sữa, chỉ cho bé ăn nước cháo và trong bữa ăn cho chị, chị cũng ăn kiêng để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của bé Mít. Chỉ trong một tuần bé đã giảm đi hơn một cân, và bé quấy khóc không ngừng khiến cho chị Anh Thư muốn hụt hơi. Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng là kiêng khem hoặc cho trẻ ăn ít khi tiêu chảy vì sợ “khó tiêu”, nhưng các mẹ cần phải tiếp tục cho trẻ ăn để cơ thể trẻ được đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất từ đó không rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng thời kỳ “hậu tiêu chảy”. Các mẹ hãy tiếp tục cho bú mẹ, thậm chí bú càng nhiều càng tốt bởi sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng vô giá đối với trẻ, sữa mẹ cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu hóa, sạch sẽ, an toàn và rất giàu các chất kháng khuẩn như các kháng thể, các bạch cầu, các vi khuẩn có lợi giúp trẻ mau lành bệnh. Người mẹ lúc này vẫn duy trì chế độ ăn bình thường để đủ dưỡng chất trong sữa cho con bú. Với trẻ ăn sữa ngoài, các mẹ có thể vẫn tiếp tục cho con uống sữa như bình thường, nhưng cần tiệt trùng chai và núm vú, dùng muỗng và ly riêng cho trẻ. Nếu con bắt đầu ăn dặm,cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn bình thường của trẻ như cháo, thịt, rau, quả củ, sữa chua, trái cây… Cần chọn các thức ăn dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ chưa ăn ngon miệng. Bạn vẫn có thể cho trẻ ăn dầu ăn và không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc chỉ cho ăn cháo muối, sẽ làm trẻ kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Khi con đã bớt tiêu chảy và ăn ngon miệng trở lại, mẹ hãy cho trẻ ăn tăng dần thêm bữa và thêm số lượng thức ăn để trẻ có thể bù lại phần năng lượng thiếu hụt khi bị tiêu chảy, giúp cơ thể tăng cân bình thường. Như vậy, khi con bị tiêu chảy, mẹ không nên bắt bé ăn kiêng, trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ điều trị. Ngoài ra các mẹ cần lưu ý tránh thức ăn nhiều đường, hoặc những thức ăn nhiều chât xơ cũng sẽ khiến bé khó tiêu hóa, luôn chú ý giữ vệ sinh ăn uống, tránh để bé bị tiêu chảy trở lại. Chế biến thức ăn cần được nấu loãng hơn ngày thường, thời gian ăn của bé có thể kéo dài hơn, cha mẹ không nên ép con ăn theo quy tắc hàng ngày, ví dụ bình thường một ngày bé ăn 3 bữa thì lúc này có thể chia thành 5 - 6 bữa, như thế dù mỗi lần bé ăn được ít nhưng vẫn đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể cho con uống thêm một số sản phẩm (như thuốc bổ Vitamount ) nhằm cung cấp thêm một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé nhanh hồi phục sức khoẻ . Cách đúng nhất để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Nhiều bậc phụ huynh thường cho con “ăn kiêng” khi trẻ bị tiêu chảy. Vậy quan niệm này có thực sự đúng đắn hay không? Cu Tôm bị đi ngoài. cho trẻ ăn dầu ăn và không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc chỉ cho ăn cháo muối, sẽ làm trẻ kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Khi con đã bớt tiêu chảy và ăn ngon miệng trở lại, mẹ hãy cho trẻ. thêm bữa và thêm số lượng thức ăn để trẻ có thể bù lại phần năng lượng thiếu hụt khi bị tiêu chảy, giúp cơ thể tăng cân bình thường. Như vậy, khi con bị tiêu chảy, mẹ không nên bắt bé ăn kiêng,