4 sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ Nhiều người khi nấu ăn cho trẻ thường ninh quá lâu để lấy hết chất bổ. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong thịt, xương. Vì vậy, khi chế biến cho trẻ, nên xay, giã thực phẩm thay vì hầm lâu. Đối với rau củ quả, cần nấu nhanh và ăn nóng để không mất vitamin C. Một số sai lầm khác: 1. Cho trẻ ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) từ quá sớm: Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác. Mặt khác, 40% năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường chất béo tụt xuống còn 1/2) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo 2. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít: Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có nhà ninh cho một em bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to tướng. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thu của trẻ. Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện Dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 3. Bọc trẻ quá kín: Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu hay thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài chẳng những làm trẻ bức bối khó chịu mà còn dẫn đến bệnh còi xương do thiếu vitamin D - một chất được cơ thể tổng hợp dưới sự xúc tác của ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm nắng trong 10-15 phút (tốt nhất là ánh nắng buổi sớm) để có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương. 5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ngủ Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại. Hầu hết các em bé sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Sau đây là những sai lầm cần tránh để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc. Lệ thuộc vào thói quen của trẻ Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được. Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn. Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ. Đu đưa cho bé ngủ Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường. Đặt bé vào giường với một bình sữa Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ. Lẫn lộn ngày và đêm Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng. 7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em Dù rất lo lắng khi con mình bị ngã và nghi chấn thương sọ não, bạn cũng không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Các kỹ thuật này chỉ nên thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì tia X. rất có hại đối với trẻ em. 1. Chấn thương sọ não (CTSN) gây những tổn hại nào? Chính vì vậy, việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ Tổn thương nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu mà dân gian thường gọi là “u đầu”, khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da. Khối tụ máu này tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nếu chấn thương nặng, trẻ có thể bị xẹp hay nứt, vỡ xương sọ. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ hay chấn động não và dập não. 2. Những biểu hiện của CTSN ở trẻ? Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể buồn nôn hay nôn nhiều lần, ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn. Ở các trường hợp nặng, thương tổn trong sọ, trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn. 3. Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có CTSN? Trước tiên, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như nhiều người vẫn làm. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi. 4. Khi nào cần chụp X-quang hay CT-scan? Việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ nên thực hiện khi có các triệu chứng như bất tỉnh sau chấn thương, chảy máu hay nước ở mũi, tai, da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm Nhiều người muốn thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này dù bác sĩ không yêu cầu để được yên tâm; điều đó là không cần thiết và gây hại. Thực ra, việc chẩn đoán một trường hợp CTSN bao gồm nhiều yếu tố như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh. 5. Nếu trẻ được bác sĩ cho về nhà thì phải theo dõi điều gì? Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám; lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, lúc tỉnh lúc mê, ngủ gọi không thức, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân. 6. Khi nào phải phẫu thuật? Trẻ sẽ được phẫu thuật khi bị vết thương sọ não, lún sọ hay có khối máu tụ to trong sọ Nếu có nhiều thương tổn nặng như máu tụ dưới màng cứng, dập não, sau khi phẫu thuật, trẻ dễ bị di chứng như yếu liệt chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Trong trường hợp này, trẻ phải được tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục của các di chứng sau CTSN thường cho kết quả tốt hơn so với người lớn. 7. Làm gì để phòng ngừa? CTSN, dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm lý cũng như thực thể cho trẻ, Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông. . 4 sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ Nhiều người khi nấu ăn cho trẻ thường ninh quá lâu để lấy hết chất bổ. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong. thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương. 5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ngủ Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé. của trẻ. 3. Bọc trẻ quá kín: Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu hay thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài chẳng những làm trẻ