Thực dưỡng bồi bỗ ngũ tạng pps

3 226 0
Thực dưỡng bồi bỗ ngũ tạng pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực dưỡng bồi bỗ ngũ tạng Học thuyết tạng phủ là nội dung quan trọng của Ðông y học với ngũ tạng tâm, can, tỳ, phế, thận là chủ yếu. Triệu chứng hồi hộp, đoản hơi, tự ra mồ hôi của Tâm khí hư; Triệu chứng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, mộng nhiều của thể Tâm huyết hư; Chóng mặt, móng khô cằn, lượng kinh ít của Can huyết hư; Ăn ít tiêu chảy, tay chân yếu sức của Tỳ khí hư; Thở gấp, khạc đàm không sức của Phế khí hư; Ho khan, đàm ít mà dính, má đỏ, ra mồ hôi trộm của Phế âm hư; Lưng gối ê mỏi của Thận âm hư; Vai lưng hàn lạnh, liệt dương xuất tinh sớm của Thận dương hư v.v. là những biểu hiện hay gặp. Ðối với những chứng này, dùng một số món ăn thực dưỡng sẽ đạt hiệu quả. I. Bổ tâm: Nhân sâm - linh chi - đan sâm tán: Nhân sâm 30g, linh chi 60g, đan sâm 90g. Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 3g với nước ấm sẽ có tác dụng bổ khí hoạt huyết, thông kinh lạc. Thích hợp cho thể tâm khí hư kèm ứ trệ của bệnh mạch vành. II. Bổ can Canh gan heo: Gan heo 1 cái, đầu hành 1 cọng, trứng gà 1 quả, nước tương lượng vừa. Gan heo rửa sạch, bỏ màng gân, xắt lát, thêm hành đoạn, nấu với nước tương làm canh, lúc chín cho vào trứng gà, sau khi chín nêm gia vị. Công dụng bổ can dưỡng huyết, nhuận táo sáng mắt. Thích hợp cho chứng can huyết bất túc, sắc mặt vàng bủng, giảm thị lực, quáng gà Canh thịt gà nấu thủ ô - đương quy: Thịt gà 250g, thủ ô 20g, đương quy 15g, câu kỷ tử 15g. Thịt gà rửa sạch xắt lát, các dược liệu cho vào túi vải cột kín, nấu chung với thịt gà cho chín mềm. Canh có tác dụng đại bổ can huyết, dùng trong các chứng chóng mặt do can huyết bất túc gây ra, hoa mắt, dễ mỏi mệt III. Bổ tỳ Bánh hoài sơn - biển đậu: Hoài sơn (củ mài) 200g, biển đậu (đậu ván tươi) 50g, trần bì (vỏ quít) 50g, táo đỏ 500g. Củ mài rửa sạch lột vỏ, xắt lát mỏng; Táo đỏ bỏ hột cùng đậu ván tươi, vỏ quít xắt sợi, tất cả cho vào thau, thêm nước nhồi thành dạng bánh bột, hấp với lửa nhỏ chừng 20 phút. Bánh dùng ấm vào buổi sáng, mỗi lần 50g, giúp kiện tỳ chỉ tả, thích hợp trong các chứng tỳ khí hư suy, đại tiện lỏng hay tiêu chảy không dứt, thân gầy, mặt vàng bủng, mệt mỏi yếu sức Vịt hấp tứ quân: Vịt non 1 con, đảng sâm 30g, bạch truật 15g, phục linh 20g, gia vị lượng vừa. Vịt giết mổ rửa sạch, bỏ vỏ và chân, trần qua nước đang sôi rồi bẻ cánh vịt hướng về vai. Ðảng sâm, bạch truật, phục linh xắt lát, chứa trong túi vải hai lớp cột kín rồi đặt vào bụng vịt. Cho vịt vào thố, thêm gừng, hành, rượu trắng lượng vừa phải, dùng giấy dán kín miệng thố, cho vào nồi hấp khoảng 3 giờ, lột bỏ giấy và túi thuốc trong bụng vịt ra (bỏ cả hành, gừng), thêm muối, bột ngọt. Dùng canh ăn thịt. Công dụng ích khí kiện tỳ. Thích hợp trong các chứng tỳ hư ăn ít, sắc mặt vàng bủng, đại tiện lỏng IV. Bổ phế Cháo thiên môn đông: Thiên môn đông 20g, gạo 100g, đường phèn một ít. Nấu thuốc bỏ bã, thêm gạo vào nước thuốc nấu thành cháo. Sau khi chín thêm đường phèn nấu sơ. Công dụng bổ phế dưỡng âm, thích hợp trong các chứng ho ra máu do phế âm hư, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô đau, khát nước táo bón V. Bổ thận Thịt dê tiềm (tần) câu kỷ tử: Thịt dê tươi 250g, hoài sơn (củ mài) 100g, câu kỷ tử 25g, long nhãn 15g, táo đỏ 10 quả. Thịt dê tươi rửa sạch xắt lát, cho vào các vị thuốc và gia vị lượng vừa phải gồm muối, gừng, rượu trắng, đại hồi, tần chín, dùng canh ăn thịt trước khi ngủ. Mỗi ngày dùng một thang, dùng liên tục 10 ngày là một liệu trình. Công dụng bổ thận tráng dương, điều trị thận suy liệt dương, đau lưng, ớn lạnh Canh ba ba - tủy heo: Ba ba 1 con, tủy heo 200g, gia vị lượng vừa. Rửa sạch tủy heo cho vào chén. Ba ba sau khi giết, bỏ móng vuốt, đầu, nội tạng, thêm nước, lửa nhỏ nấu sôi, thêm gừng hành, bột tiêu, tủy heo rồi nấu đến chín, nêm bột ngọt. Dùng canh ăn thịt. Công dụng tư âm bổ thận, ích tủy đầy tinh, thích hợp trong các chứng thận âm bất túc, chóng mặt hoa mắt, di tinh mộng nhiều, lưng gối mỏi đau . Thực dưỡng bồi bỗ ngũ tạng Học thuyết tạng phủ là nội dung quan trọng của Ðông y học với ngũ tạng tâm, can, tỳ, phế, thận là chủ yếu. Triệu. Thận dương hư v.v. là những biểu hiện hay gặp. Ðối với những chứng này, dùng một số món ăn thực dưỡng sẽ đạt hiệu quả. I. Bổ tâm: Nhân sâm - linh chi - đan sâm tán: Nhân sâm 30g, linh chi. thành cháo. Sau khi chín thêm đường phèn nấu sơ. Công dụng bổ phế dưỡng âm, thích hợp trong các chứng ho ra máu do phế âm hư, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô đau, khát nước táo bón V. Bổ thận

Ngày đăng: 01/08/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan