BỆNH SUY DINH DƯỠNG NỘI DUNG 1. Định nghĩa Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Thông thường trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên điển hình là tình trạng thiếu protéin - năng lượng hay còn gọi là suy dinh dưỡng thiếu protéin năng lượng (Protéin - Energy malnutrition - PEM). Bệnh lí này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (nhất là dưới 3 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh của trẻ. 2. Nguyên nhân Suy dinh dưỡng xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cấp so với nhu cầu về các chất dinh dưỡng. 2.1.Tình trạng làm giảm cung cấp các chất dinh dưỡng 2.1.1. Thiếu kiến thức nuôi con: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất: - Trên 60% các bà mẹ không biết nuôi con theo khoa học. - Thay thế sữa mẹ bằng sữa bòhoặc nước cháo (Mẹ không đủ sữa hoặc không có sữa) ở trẻ 3 tháng tuổi. - Không biết cho trẻ ăn dặm hợp lý, không biết cách tăng năng lượng trong khẩu phần ăn. - Không biết lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và rẻ tiền. - Cho ăn quá ít lần. - Không biết cách giữ gìn nguồn sữa mẹ. - Kiêng ăn quá đáng, nhất là khi trẻ bị bệnh. 2.1.2. Bệnh tật nhất là các bệnh nhiễm trùng - Giảm số thức ăn vào. - Giảm tiêu hóa, hấp thu. 2.1.3. Thiếu thực phẩm - Thu nhập thấp, sử dụng thu nhập không hợp lý. - Xa chợ, thiên tai. - Phân phối không hợp lý giữa các thành viên trong gia đình. 2.1.4. Nguyên nhân khác - Trẻ biếng ăn. - Cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc. 2.2. Tình trạng làm tăng nhu cầu Bệnh nhiễm trùng: Trẻ em mất nhiều chất dinh dưỡng và sốt cao, tăng thoái biến protéin để điều nhiệt, cần chú ý giữ ẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng nặng nhất là vào ban đêm. Trên thực tế đối với mỗi đứa trẻ các tình trạng trên thường phối hợp với nhau. 3. Phân loại suy dinh dưỡng Cho đến nay các chỉ tiêu nguyên tắc vẫn thường được sử dụng nhất để xếp các loại tình trạng suy dinh dưỡng, đặc biệt là các chỉ tiêu sau: - Cân nặng theo tuổi. - Chiều cao theo tuổi. - Cân nặng theo chiều cao. - Vòng cánh tay, ở trẻ từ 1-5 tuổi trung bình là 14-16 cm. + 13-14 cm: Suy dinh dưỡng nhẹ. + 12-13 cm: Suy dinh dưỡng vừa. + < 12 cm: Suy dinh dưỡng nặng. 3.1. Cân nặng theo tuổi (CN/T): đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp, theo tác giả GOMER (1956). - CN/T đạt ≥ 80% chuẩn: Trẻ bình thường. - CN/T đạt 71-80% chuẩn: suy dinh dưỡng nhẹ (Nằm trong khỏang -2 SD đến -3 SD độ lệch chuẩn). - CN/T đạt 61-70% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa (-3 SD đến - 4 SD). - CN/T đạt ≤ 60% chuẩn: Suy dinh dưỡng nặng (trên -4 SD). Theo tính tóan thống kê, 1 SD của cân nặng / tuổi vào khỏang 10% (Có tài liệu là 11-12%) như vậy -2 SD vào ngưỡng 80%. 3.2. Dựa vào chiều cao theo tuổi (CC/T): đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng mãn. - CC/T ≥ 90% chuẩn: Trẻ bình thường. - CC/T đạt 86-90% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CC/T đạt 81-85% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa. - CC/T ≤ 80% chuẩn: Suy dinh dưỡng nặng. Theo tính tóan thống kê, 1 SD của chiều cao/tuổi tương đương 5% trung bình, như vậy -2SD vào khỏang 90%. 3.3. Dựa vào tỷ lệ cân nặng theo chiều cao (CN/CC): đánh giá được trẻ đang được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với nhu cầu hay thiếu hoặc dư thừa. - CN/CC ≥ 80% chuẩn: Chế độ ăn phù hợp với nhu cầu. - CN/CC ≥ 90% chuẩn: Chế độ ăn thừa, gây béo phệ. - CN/CC < 80% chuẩn: Chế độ ăn thiếu, gây suy dinh dưỡng. Để phân loại suy dinh dưỡng dựa vào tỷ lệ CN/CC ta có các chỉ số sau đây: - CN/CC đạt 71-80% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CN/CC đạt 61-70% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa. - CN/CC đạt < 60% chuẩn: Suy dinh dưỡng nặng. Theo tính tóan thống kê, 1 SD của cân nặng theo chiều cao tương đương 10% như vậy -2SD ở vào khỏang 80%. 3.4. Phân loại theo WaterLow: Để cán bộ y tế có thể sắp xếp ưu tiên trước sau trong điều trị, WaterLow phối hợp hai tỷ lệ: CN/CC và CC/T để chia suy dinh dưỡng thành 3 nhóm: CN/CC CC/T 80% < 80% 90% < 90% Trẻ bình thường SDD mãn, di chứng SDD cấp SDD mãn, tiến triển - SDD cấp: Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đáp ứng với nhu cầu do đó CN/CC < 80% gây SD, nhưng chưa ảnh hưởng đến chiều cao, CC/T đạt ≥ 90% của chuẩn - vì vậy nếu được điều chỉnh chế độ ăn kịp thời trẻ sẽ phục hồi. Ở đây chỉ cần giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ. - SDD mãn, tiến triển: Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đầy đủ, kéo dài nhiều ngày, gây sụt cân và giảm chiều cao: CN/CC < 80% và CC/T < 90%, đây là đứa trẻ bị đói thật sự, cần giúp đỡ bà mẹ cả về kiến thức dinh dưỡng và kinh tế gia đình. - SDD mãn, di chứng: Trẻ đã điều chỉnh chế độ ăn do đó cân nặng đã được phục hồi: CN/CC ≥ 80 %, nhưng chiều cao thì không phục hồi, đây là đứa trẻ có di chứng lùn: CC/T < 90%. Những trẻ SDD mãn di chứng là những trẻ thiếu ăn triền miên, thể này có tỷ lệ cao ở những nước đang phát triển, nhất là khu lao động nghèo, trại mồ côi. 3.5. Phân loại theo WIJNAND KLAVER Để phân biệt mức độ nhẹ vừa và nặng trong thể cấp và mãn WIJNAND KLAVER phối hợp 3 tỷ lệ: CN/T, CN/CC, CC/T CN/CC < 80% CN/CC 80% CC/T 90% CC/T < 90 % CN/T > 80% 60%< CN/T < 80% CN/T <60% Theo bảng phân loại WIJNAND KLAVER, chúng ta có 10 vùng như sau: - Vùng 1: CN/CC 80% 5a 1 7 6 4b 3b 3a 5b 2 4a . 14-16 cm. + 13-14 cm: Suy dinh dưỡng nhẹ. + 12-13 cm: Suy dinh dưỡng vừa. + < 12 cm: Suy dinh dưỡng nặng. 3.1. Cân nặng theo tuổi (CN/T): đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp, theo tác. trạng suy dinh dưỡng mãn. - CC/T ≥ 90% chuẩn: Trẻ bình thường. - CC/T đạt 86-90% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CC/T đạt 81-85% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa. - CC/T ≤ 80% chuẩn: Suy dinh dưỡng. thiếu, gây suy dinh dưỡng. Để phân loại suy dinh dưỡng dựa vào tỷ lệ CN/CC ta có các chỉ số sau đây: - CN/CC đạt 71-80% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CN/CC đạt 61-70% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa.