Đề phòng tai nạn với trẻ trong những ngày Tết Trong những ngày cận Tết, người lớn thường bận bịu, người giúp việc lại về quê nên trẻ ít được để mắt tới. Chỉ một chút sơ sẩy, lơ là của người lớn khiến trẻ dễ bị tai nạn thương tích, nhiều trường hợp phải cấp cứu do nuốt phải dị vật, đồ chơi Kẹo và vật trang trí dễ gây tử vong PGS-TS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, cho biết Tết năm nào BV cũng phải tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ nhập viện vì ăn kẹo. Có những cháu bé 4- 5 tuổi vừa ăn kẹo vừa đùa nghịch nên bị sặc và gây khó thở, thậm chí có trường hợp tử vong. Bác sĩ Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết dị vật đường thở là một trong những tai nạn dễ gặp trong ngày Tết. Trẻ dễ bị sặc hạt dưa, hạt bí hoặc tiền xu Bác sĩ Giảng khuyến cáo không để vương vãi trên sàn nhà hạt dưa hấu, vỏ hạt dưa, vỏ hạt bí. Khi cho trẻ nhỏ ăn dưa hấu hoặc các loại hạt dưa, hạt bí phải lấy hết hạt ra. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Nếu trẻ đang chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái có thể trẻ đã bị hóc dị vật. Nếu trẻ nói được, khóc được nên đưa trẻ đến ngay BV để được khám và gắp dị vật ra. Cho trẻ đi dạo phố, coi chừng tai nạn giao thông Ngày Tết trẻ thường được các bậc cha mẹ chở đi chơi bằng xe gắn máy. Tuy nhiên, trong lúc đi xe, thay vì cho trẻ ngồi giữa thì nhiều bậc cha mẹ lại cho trẻ đứng lên để nhìn được quang cảnh đường phố dễ hơn. Theo các bác sĩ, cách cho trẻ đứng khi chạy xe sẽ rất nguy hiểm vì chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể làm trẻ bị té và tư thế té cũng rất nguy hiểm. Thói quen nguy hiểm này đã làm không ít trẻ bị gãy xương, chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não do trẻ bị té cầu thang cũng là tai nạn thường gặp tại các BV nhi trong những ngày Tết, cận Tết. Mới đây, BV Nhi Đồng 2 TPHCM vừa cấp cứu cháu Đ.H.N.T, 5 tuổi, bị chấn thương sọ não do bị té cầu thang. Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trước khi té, bệnh nhi cùng người em chơi đùa ở trên gác. Đáng nói, cũng chỉ vì muốn làm đẹp cho con gái trong dịp Tết mà mới đây, một bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện vì mưng mủ, nhiễm trùng quanh cổ do đồ trang sức nhọn cứa vào. Nguyên nhân là do bố mẹ mua cho bé một sợi dây chuyền có cạnh sắc nhọn, nhưng vì mặc nhiều áo ấm, bé bị vật nhọn này làm xây xát da cổ gây ra viêm và sinh mủ. Vì vậy, theo PGS-TS Lộc, đeo đồ trang sức cho trẻ, tốt nhất là đeo loại bằng bạc dưới dạng tròn, không có cạnh sắc. Nguy cơ phỏng và điện giật tăng cao Phỏng cũng là một tai nạn thường gặp trong những ngày Tết. Theo thống kê của BV Nhi Đồng 1 TPHCM, gần 80% phỏng do tiếp xúc với nước sôi và hầu hết là do sự bất cẩn của người lớn. Nhiều trẻ bị phỏng cả bàn tay do sau khi nấu xong, người lớn để những tô thức ăn nóng ngay trên bàn, vừa tầm với của trẻ. Ngoài ra, do cha mẹ để những vật dụng đựng nước, đựng thức ăn nóng trên bàn ăn có trải khăn rủ xuống, khi trẻ nghịch ngợm kéo khăn trải bàn sẽ làm đổ thức ăn vào người. Có bé phải đi cấp cứu do điện giật vì tò mò chạm vào những vật dụng trang trí nhà cửa ngày Tết, như đèn nhấp nháy chẳng hạn. . Đề phòng tai nạn với trẻ trong những ngày Tết Trong những ngày cận Tết, người lớn thường bận bịu, người giúp việc lại về quê nên trẻ ít được để mắt tới. Chỉ một. trong những tai nạn dễ gặp trong ngày Tết. Trẻ dễ bị sặc hạt dưa, hạt bí hoặc tiền xu Bác sĩ Giảng khuyến cáo không để vương vãi trên sàn nhà hạt dưa hấu, vỏ hạt dưa, vỏ hạt bí. Khi cho trẻ. dị vật ra. Cho trẻ đi dạo phố, coi chừng tai nạn giao thông Ngày Tết trẻ thường được các bậc cha mẹ chở đi chơi bằng xe gắn máy. Tuy nhiên, trong lúc đi xe, thay vì cho trẻ ngồi giữa thì