Hướng dẫnchitiết chăm
sóc trẻtrongnhữngngày
giá rét
Số trẻ nhập viện do bị các bệnh về hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi gia
tăng nhanh trongnhữngngày qua cho thấy các bậc cha mẹ vẫn còn chủ
quan hoặc chăm con chưa đúng cách. Dưới đây là hướngdẫn của
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai.
Với trẻ sơ sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai,
cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nóng quá bé cũng ốm, lạnh quá thì cũng
bệnh do chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt. Trongnhữngngàyrét đậm
tăng cường thế này, cha mẹ lưu ý mặc quần áo ấm cho con, lớp áo trong nên
mặc những chất cotton, các lớp áo ngoài có thể là len hoặc nỉ, cần đội mũ, đi
tất cho trẻ, nhất là ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp. Với bé sơ sinh không
nên dùng đồ cứng như quần áo bò, kaki, áo phao.
Vào nhữngngàyrét buốt như thế này bé cần được giữ ấm cả ban ngày lẫn
đêm (đội mũ, đi tất, quàng khăn)
Trong trường hợp dùng điều hòa ấm thì không cần phải mặc quá nhiều quần
áo, để tránh trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nhiệt độ điều hòa thích hợp nhất cho
trẻ sơ sinh từ 28-30 độ. Việc dùng điều hòa liên tục trong thời gian ngắn
không gây ảnh hướng đến da của trẻ như một số thắc mắc của các bà mẹ.
Ngoài ra, cần nhỏ nước muối sinh lý 0,05% cho trẻ hàng ngày, vừa giúp trẻ
vệ sinh mũi, vừa có tác dụng chống khô mũi.
Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc
này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ
bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Việc tắm cho trẻ là cần
thiết, nhưng phải tắm đúng cách, nhanh mà phải sạch để đảm bảo sức khỏe
cho trẻ, PGS Dũng cho hay.
Bà mẹ nào cũng tắm được cho con, nhưng không phải ai cũng biết cách. Trẻ
cần được tắm trong phòng kín, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó
khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên (khoảng 28 - 30 độ). Chuẩn
bị sẵn khăn khô để lau người, quần áo, mũ, bít tất để mặc cho bé ngay sau
khi tắm, cần tắm nhanh những phải đảm bảo sạch.
Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37độ C). Ở các
vùng nông thôn không có nhiệt kế đo nước thì có thể dùng khuỷu tay nhúng
vào bồn nước, nếu cảm giác nước vừa (không nóng quá, không lạnh) là
được. Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng
ngày, có thể 3-4 ngày tắm một lần.
Cần chuẩn bị sẵn quần áo, khăn khô lau người cho bé ngay sau tắm
Với trẻ ở tuổi đến trường (từ 2 tuổi trở lên)
Trẻ ở lứa tuổi này việc chămsóc không còn khó khăn như giai đoạn từ sơ
sinh đến vài tháng tuổi, nên việc giữ ấm cho trẻ không quá khó nếu cha mẹ
biết cách.
Việc tắm cho trẻ, cũng thực hiện như tắm cho bé sơ sinh (đã hướngdẫn ở
trên). Ngoài ra, cần hết sức lưu ý: Trời lạnh cơ thể trẻ rất mẫn cảm, dễ nhiễm
lạnh nên đeo khẩu trang, quàng khăn ấm khi đưa trẻ đi học. Hãy dạy cho trẻ
tự biết cách bảo vệ mình như: không chơi ngoài sân trường trongnhững
ngày nhiệt độ xuống thấp, có gió mạnh, mưa phùn. Khi chạy nhảy, chơi đùa
mồ hôi ra nhiều thì phải lau khô ngay, tránh để mồ hôi thấm ngược trở lại.
Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề
kháng.
PGS. Dũng khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu bệnh, cha mẹ cần đưa con đến
bệnh viện khám ngay, không nên tự điều trị cho con ở nhà. Rất nhiều trường
hợp tự ý dùng thuốc điều trị cho con đã gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra
nếu chữa không đúng, bệnh trẻ trở nặng hơn, khi vào bệnh viện sẽ khó điều
trị.
Vào mùa đông các bệnh hay gặp ở trẻ là viêm đường hô hấp trên, đường hô
hấp dưới, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy, dịch sởi, thủy đậu. Do đó cha
mẹ cần giữ ấm cho trẻ, tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp nâng cao
sức đề kháng cho trẻ, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết thêm.
.
Hướng dẫn chi tiết chăm
sóc trẻ trong những ngày
giá rét
Số trẻ nhập viện do bị các bệnh về hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi gia
tăng nhanh trong những. tự điều hòa thân nhiệt. Trong những ngày rét đậm
tăng cường thế này, cha mẹ lưu ý mặc quần áo ấm cho con, lớp áo trong nên
mặc những chất cotton, các