Sai lầmthườnggặpkhi chăm sóctrẻnhỏ
Không cho trẻ bú sữa mẹ, tập ăn dặm sớm, nhồi nhét thức ăn thật nhiều hoặc kiêng
cữ ăn uống thái quá là những sailầmthườnggặp của người chămsóc trẻ.
Cách yêu con được bé mong chờ nhất
Tuyệt chiêu giúp trẻ hay ăn chóng lớn
Theo thạc sĩ - bác sĩ Đinh Thạc, ngày nay việc chămsóc và nuôi dưỡng con cái của
các bậc phụ huynh thuận lợi hơn ngày xưa rất nhiều. Cha mẹ có thể học hỏi từ kinh
nghiệm thực tế của ông bà nội ngoại hoặc cô bác chú dì trong gia đình, đến những
nguồn thông tin rất phong phú từ các phương tiện truyền thông Những kiến thức
này phần nào giúp cha mẹ biết cách chămsóc và nuôi dạy con trẻ tốt hơn.
Thực tế vẫn còn nhiều quan niệm sailầm mà phụ huynh thường mắc phải trong
quá trình nuôi dưỡng và chămsóctrẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tuổi, ít nhiều gây
những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Cụ thể, theo bác sĩ Thạc, một số sailầm phổ biến của cha mẹ trong chămsóc con
như:
1. Về chế độ dinh dưỡng
- Không cho trẻ bú sữa mẹ: Theo thống kê, tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ngày
càng giảm mạnh. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nghĩ rằng sữa
công thức tiện lợi, bổ dưỡng, đồng thời người mẹ không phải cực nhọc vì cho con
bú.
Theo các bác sĩ, lợi ích từ sữa mẹ là rất lớn, giúp nuôi dưỡng những quần thể vi
sinh vật độc nhất vô nhị, hỗ trợ cho sự hấp thụ dưỡng chất và thúc đẩy hệ miễn
dịch phát triển. Trong khi đó, sữa bò và sữa công thức thì không cho hiệu quả như
vậy.
Nhiều bà mẹ hiện đại không cho con bú vì sợ vòng 1 chảy xệ.
Ảnh: Thi Trân.
- Cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) chưa đúng cách: Vì cho rằng những thức ăn này sẽ
giúp trẻ mau cứng cáp nên cha mẹ thường cho bé ăn dặm quá sớm so với lứa tuổi,
không đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thức ăn cho trẻ
không phù hợp với lứa tuổi như cho ăn cơm sớm, cho ăn thức ăn quá đặc… .
- Bắt trẻ ăn theo suy nghĩ và lựa chọn của người lớn vì nghĩ rằng thức ăn này tốt,
thức ăn kia bổ dưỡng. Trong khi đó cha mẹ hoàn toàn không quan tâm đến sở thích
và tâm lý ăn uống của trẻ.
- Nhồi nhét ăn thật nhiều để con tròn trịa, bụ bẫm, bởi nghĩ rằng như vậy trẻ mới
thực sự là bé khỏe bé đẹp.
- Kiêng cữ ăn uống một cách thái quá lúc trẻ bệnh. Chẳng hạn khi bé bị tiêu chảy
chỉ cho ăn cháo muối, kiêng không cho dùng những thức ăn thường ngày vì sợ ăn
vô cũng đi tiêu ra hết; Hoặc không cho bé ăn những gì nó thích trong lúc bệnh vì
nghĩ rằng thức ăn đó không tốt sẽ khiến trẻ lâu khỏi bệnh.
2. Cách chăm sóckhitrẻ bị bệnh
- Tự ý cho trẻ dùng thuốc mỗi khi bé nóng, ho, sổ mũi
- Tự ý tăng giảm liều thuốc khi chưa có ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị.
- Cho trẻ uống thuốc không đúng cách như bóp mũi đè đổ thuốc, ném viên thuốc
vào miệng bé hoặc pha thuốc vào đồ ăn thức uống.
- Kiêng cữ không đúng cách khitrẻ bị bệnh như: kiêng tắm, kiêng gió, ủ quá kỹ…
- Can thiệp không đúng cách khi bé bị bệnh như: Cho uống thuốc cầm tiêu chảy,
bắt trẻ uống những loại thuốc gia truyền hoặc lá cây không rõ nguồn gốc, cạo lễ cắt
gió hoặc tắm rượu khi bị sốt, châm chích cho mụn nước vỡ ra khi bị trái rạ hoặc
tay chân miệng…
Những sailầm trên đã gây không ít hậu quả đáng tiếc đến sức khỏe và sự phát triển
của trẻ. Nhẹ thì gây ra hậu quả tức thời như:
- Sức khỏe của bé không cải thiện, bệnh nặng hơn, thậm chí kéo dài hơn.
- Trẻ mắc thêm những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm từ việc cạo gió, cắt lể, châm
chích mụn nước như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết (máu), nhiễm trùng mụn
nước
- Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻkhi hít sặc vào đường hô hấp
gây viêm phổi hoặc suy hô hấp, ngộ độc thuốc do sử dụng thuốc hoặc phương pháp
điều trị bệnh không đúng chỉ định.
Bên cạnh đó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài. Chẳng hạn:
- Tình trạng dinh dưỡng không không đảm bảo làmtrẻ bị suy giảm sức đề kháng.
- Biếng ăn do tâm lý rất sợ khi ăn uống.
- Suy dinh dưỡng, còi cọc, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.
- Béo phì và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về bệnh tật.
Để tránh những hệ lụy đáng tiếc trên, bác sĩ Đinh Thạc khuyên, phụ huynh chăm
sóc trẻ cần dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng. Tốt nhất cha mẹ nên có sự tư vấn từ
các bác sĩ có chuyên môn như nhi khoa, dinh dưỡng, da liễu… về từng vấn đề gặp
phải.
Những phụ huynh lần đầu có con thường cảm thấy bỡ ngỡ và bối rối vì có quá
nhiều lời tư vấn, ý kiến khác nhau từ nhiều nguồn. Trong tình huống này, người mẹ
nên biết chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ thực tế, có giá trị áp dụng và nguyên
tắc quan trọng nhất là không gây hại cho bé.
Hiện nay, nhiều người dân vẫn còn khá chuộng những phương pháp dân gian được
áp dụng từ rất lâu đời. Có những phương pháp vẫn còn giá trị như: Khitrẻ ho, có
thể cho uống những loại thuốc ho dân gian an toàn tự chế biến từ lá tần dày, gừng
hấp mật ong, tắc chưng đường phèn…; Hoặc khi bé tiêu chảy, cho uống nước gạo
rang muối rất hiệu quả
Tuy nhiên, cũng có những phương pháp dân gian không nên áp dụng vì chưa có
bằng chứng khoa học và không an toàn đối với trẻ. Một số phương pháp có thể gây
hại đến sức khỏe như: Cạo gió, cắt lể, tắm gốc rạ, uống nước lá cây hoặc những
loại thuốc đông y gia truyền không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, những kiêng cữ thái
quá trong thời gian trẻ bệnh như kiêng tắm, kiêng gió, ủ quá kỹ… rất dễ làm cho
bé bị bội nhiễm vi trùng.
"Những điều gì chưa biết, nhất là việc sử dụng thuốc, người mẹ trẻ nên tìm hiểu kỹ
từ sách báo có giá trị được phổ quát trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn", bác sĩ Đinh Thạc khuyên.
. Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ nhỏ Không cho trẻ bú sữa mẹ, tập ăn dặm sớm, nhồi nhét thức ăn thật nhiều hoặc kiêng cữ ăn uống thái quá là những sai lầm thường gặp của người chăm sóc trẻ. . giúp cha mẹ biết cách chăm sóc và nuôi dạy con trẻ tốt hơn. Thực tế vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ từ lúc mới sinh cho. thức ăn đó không tốt sẽ khi n trẻ lâu khỏi bệnh. 2. Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh - Tự ý cho trẻ dùng thuốc mỗi khi bé nóng, ho, sổ mũi - Tự ý tăng giảm liều thuốc khi chưa có ý kiến tư vấn