Trẻ dễ sốc vì sốt xuất huyết Các chuyên gia y tế cảnh báo, trẻ dư cân và nhũ nhi đang là những đối tượng dễ sốc khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, những ngày qua, mưa đầu mùa đã bắt đầu xuất hiện sớm tại một số tỉnh phía Nam. Trong vòng 7 ngày liên tiếp, khoa Hồi sức Cấp cứu - BV Nhi Đồng 1 đã điều trị cho 2 trẻ bị sốc do sốt xuất huyết. Một trẻ bị thừa cân và một trẻ nhũ nhi. Bệnh nhân dư cân là một bé trai 10 tuổi, ở Long An. Bé được chẩn đoán sốt xuất huyết độ 4, nhập viện trong tình trạng bứt rứt, mạch nhẹ, huyết áp tụt, tay chân lạnh nổi bông tím. Trẻ bị sốc kéo dài, suy hô hấp, rối loạn đông máu Thông thường ở độ tuổi lên 10, trẻ thường có cân nặng từ 28-30kg. Nhưng bệnh nhi này lại nặng đến 46kg. Do đó, lượng dịch truyền để chống sốc cho trẻ rất khó tính toán. Theo BS. Nguyễn Minh Tiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, nếu truyền dịch theo đúng cân nặng thực tế có thể làm trẻ khó thở, phù phổi cấp. Còn trường hợp nhũ nhi là một bệnh nhi 2,5 tháng tuổi, ngụ tại Tân Bình - TP.HCM. Trẻ sốt cao kéo dài suốt 4 ngày. Chấm xuất huyết xuất hiện khắp người. Tuy đến ngày thứ 5, trẻ hết sốt, nhưng ọc sữa, chân tay lạnh và tím tái. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốt xuất huyết độ 3. Đây là một trong những ca bệnh sốt xuất huyết nhỏ tháng mà BV Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận. Đối với nhũ nhi, việc theo dõi thường gặp rất nhiều khó khăn, từ việc đo huyết áp, nhịp tim cho đến việc kiểm tra nước tiểu, trong khi đó trẻ luôn quấy khóc. Tại các tỉnh Nam Bộ, theo dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương trong vòng 10 ngày tới, mây thay đổi, có mưa rào và dông. Đây là thời điểm đầu mùa mưa, vô cùng thuận lợi để muỗi vằn, một loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển. Vì thế các chuyên gia cảnh báo, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh là cho trẻ ngủ màn, kể cả ban ngày. Nhà cửa, sân vườn phải được dọn dẹp, loại bỏ những nơi đọng nước như lon, hộp, bình bông, lốp xe Khi trẻ sốt cao, không dùng Aspirine mà phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, dùng nước ấm lau để tránh co giật do sốt cao. Nên cho trẻ uống nước nhiều như orezol, nước đun sôi để nguội, nước trái cây (cam, chanh, dừa ). Nhũ nhi vẫn tiếp tục uống sữa, ăn bột bình thường. Phụ huynh phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện khi trẻ sốt cao kéo dài trên 2 ngày, kèm theo những biểu hiện như: xuất huyết (chảy máu cam, máu răng, ói ra máu ), bứt rứt khó chịu, bỏ ăn, đau bụng, lạnh tay chân Trong năm 2007, số ca sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM là 9779, tăng 16,84% so với 2006. Tính từ đầu năm đến 31/3/2008, toàn thành phố có 1.875 trường hợp, tăng 81,68% so với cùng kỳ năm ngoái, với 1 ca tử vong. . Trẻ dễ sốc vì sốt xuất huyết Các chuyên gia y tế cảnh báo, trẻ dư cân và nhũ nhi đang là những đối tượng dễ sốc khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, những ngày. đầu xuất hiện sớm tại một số tỉnh phía Nam. Trong vòng 7 ngày liên tiếp, khoa Hồi sức Cấp cứu - BV Nhi Đồng 1 đã điều trị cho 2 trẻ bị sốc do sốt xuất huyết. Một trẻ bị thừa cân và một trẻ. người. Tuy đến ngày thứ 5, trẻ hết sốt, nhưng ọc sữa, chân tay lạnh và tím tái. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốt xuất huyết độ 3. Đây là một trong những ca bệnh sốt xuất huyết nhỏ tháng mà BV Nhi