Đi tìm Thương hiệu Việt Một sự thật đáng buồn khi trong 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, không có một thương hiệu nào của Việt Nam. Đến ngay như 1000 thương hiệu mạnh của châu Á cũng không thấy bóng dáng nào của sản phẩm Việt. Những con số vô tình trên như đặt cho bao người một câu hỏi lớn: Thương hiệu Việt - ở đâu? Khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, lúc này mọi người mới giật mình nhận ra sân chơi tại thị trường cao cấp giờ là dành cho các thương hiệu mạnh nước ngoài, còn hàng Việt lại lép vế ngay trên chính quê hương của mình. Tất cả chỉ bởi vì hàng Việt Nam không có thương hiệu. Đốt đuốc đi tìm khắp các nhãn hiệu của Việt Nam cũng chỉ có một vài nhãn hiệu được coi là tiếng, nhưng nó cũng chỉ bó gọn trong thị trường người Việt, với đối tượng hạn hẹp, chứ không thể gọi là thương hiệu lớn để nói đến cả thế giới biết mặt đặt tên. Nhiều doanh nghiệp được coi là rất lớn, nhưng so với các doanh nghiệp của nước ngoài còn quá nhỏ bé. Nếu gọi là có tiếng thì cũng chỉ bó gọn trong biên giới chữ S chứ chưa chạy ra được bên ngoài. Thật sự các tập đoàn kinh tế Việt Nam có tuổi đời còn rất trẻ, không thể nào so sánh được với những gã khổng lồ trên thế giới được thành lập đến hàng trăm năm. Hơn nữa trong lịch sử, văn hóa của người Việt là trọng chữ nghĩa, đó là muốn giàu có, làm rạng danh tổ tông phải học hành thi cử để ra làm quan chứ không phải làm ăn buôn bán. Những người làm thương nghiệp bị "xếp" vào hàng cuối cùng. Đến suốt thời gian dài bao cấp, thương hiệu cũng không phát triển. Chỉ đến vài năm gần đây các doanh nghiệp tư nhân mới nở rộ và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế đất nước. Do thời gian thành lập và phát triển quá ngắn nên cũng khó có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế. Thua thiệt của thương hiệu Việt không chỉ do thời gian hoạt động ngắn, kinh nghiệm tham gia thương trường còn non yếu, mà còn tại cái nghèo. Để tham gia hoạt động kinh doanh lâu dài với những ý tưởng lớn và táo bạo, cần có tiền. Để cạnh tranh với các đối thủ khác, cần có tiền. Để quảng bá tên tuổi của mình ra khắp nơi trên thế giới, cần có tiền. Nhưng vốn lại chính là cái mà các doanh nghiệp Việt yếu lại vừa thiếu. Khi đất nước còn nghèo thì chuyện kêu gọi vốn là một điều vô cùng khó khăn. Chỉ cần thấy con số GDP tuyệt đối của các nước năm 2008 là 1.487 nghìn tỷ đồng, có khi chỉ bằng doanh thu của một tập đoàn lớn trên thế giới. Không chỉ thiếu thốn, các doanh nghiệp Việt còn yếu trong cả chiến lược phát triển kinh doanh. Có thể do kinh nghiệm còn non trẻ, do một thời gian dài trong sự bao cấp của nhà nước nên ít doanh nghiệp chú trọng đến việc phát triển và quảng bá thương hiệu. Với những doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng năm riêng tiền chi ra để quảng cáo cũng chiếm hơn 1/3 tổng doanh thu, nhưng với nhiều doanh nghiệp Việt đây là một chuyện khó khăn. Cái vòng luẩn quẩn bắt đầu bằng việc không có tiền quảng bá dẫn đến bán được ít hàng và giá trị sản phẩm thấp, bán được ít hàng nên không có vốn, không có vốn nên không có tiền đầu tư vào quảng cáo. Tiên trách kỷ hậu trách nhân Một điều đáng nói đó là uy tín của hàng hóa Việt được đành giá rất thấp, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay chính ở thị trường trong nước. Trong tâm lý nhiều người,hàng hóa của Việt Nam là những mặt hàng giá cao mà chất lượng không cao, mẫu mã không đẹp và khi sử dụng không sành điệu. Một số mặt hàng được gọi là có tiếng, có uy tín thì lại khá đắt, nếu so với các mặt hàng cùng loại của nước ngoài có khi còn đắt hơn. Không biết từ bao giờ, rất nhiều người Việt hiện nay cho rằng để chứng tỏ "đẳng cấp" của mình thì phải dùng hàng có tên nước ngoài. Nhiều sản phẩm của các hãng có uy tín, cho dù đều sản xuất ở các nước thứ 3, trong đó có Việt Nam, nhưng cũng được mọi người sẵn sàng đón nhận với giá cao, trong khi các mặt hàng của Việt Nam, thương hiệu Việt Nam thì giá có khi chưa bằng một nửa nhưng cũng rất khó bán. Nắm được tâm lý "sính" ngoại của người tiêu dùng không ít công ty tung ra thị trường các sản phẩm phải lấy tên "tây" một chút để thu hút sự chú ý của công chúng và bán được hàng. Nỗi đau của nhiều người Việt là sao thương hiệu Việt lại rẻ như vậy. Chẳng hạn cùng một sản phẩm khi xuất sang Nhật hay Mỹ, nếu chưa có dấu của nước nhập khẩu, hàng hóa bán rất rẻ, nhưng chỉ cần họ đóng dấu nhập khẩu và bán ra thị trường thì lại rất đắt, có khi hàng đó nhập ngược lại Việt Nam và được bán đội lên gấp mấy lần giá. Đây là câu hỏi lớn mà nhiều người vẫn còn đau đáu. Nhìn qua nhìn lại cũng nên nhìn vào chính mình, đó chính là không ít doanh nghiệp Việt không biết giữ uy tín của mình. Nhiều doanh nghiệp sản xuất lần đầu, lần thứ hai, có thể là lần thứ 3 rất tốt, nhưng đền lần thứ 4 lại không thể. Nhiều tiểu thương vì ham cái lợi trước mắt sẵn sàng trộn hàng không tốt vào để bán cho người tiêu dùng. Nhiều người bán hàng, do chiết khấu của các sản phẩm được coi là "ngoại" cao hơn, nên họ sẵn sàng quảng bá cho khách hàng không công để mong bán được sản phẩm, thu lời nhiều hơn. Chung quy cũng bởi chúng ta xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. Thời gian đi lên công nghiệp hóa chưa lâu, tư tưởng nông nghiệp vẫn còn in đậm trong cách sống của mỗi người nên việc giữ chữ tín trong làm ăn vẫn còn là cái gì đó xa lạ với nhiều người, bởi họ vẫn ham cái lợi trước mắt hơn là cái lâu dài. . Đi tìm Thương hiệu Việt Một sự thật đáng buồn khi trong 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, không có một thương hiệu nào của Việt Nam. Đến ngay như 1000 thương hiệu mạnh của. các thương hiệu mạnh nước ngoài, còn hàng Việt lại lép vế ngay trên chính quê hương của mình. Tất cả chỉ bởi vì hàng Việt Nam không có thương hiệu. Đốt đuốc đi tìm khắp các nhãn hiệu của Việt. cũng khó có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế. Thua thiệt của thương hiệu Việt không chỉ do thời gian hoạt động ngắn, kinh nghiệm tham gia thương trường còn non yếu, mà còn