Thế nào là nghiện rượu? Nghiện rượu là một bệnh mãn tính do nhu cầu uống rượu không được thỏa mãn thường xuyên và ngày càng gia tăng, gây cho người bệnh một sự thèm muốn (nhu cầu bắt buộc, cần phải có). Sáng 25/8, Bệnh viện Tâm thần TPHCM tiếp nhận chị L.T.N., 36 tuổi, ngụ tại quận 1, nhập viện trong tình trạng nói nhảm, co giật, ca hát, đập phá, ảo giác ma quỉ. Bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc rư ợu cấp trong thời kỳ mãn tính gia tăng. Chị N. nghiện rượu trên 10 năm, trung bình m ỗi ngày uống hai xị (500ml). Trao đổi với Tuổi Trẻ, Th.S-BS Nguyễn Ngọc Quang (Bệnh viện Tâm thần TPHCM) cho biết: “Người nam nặng 70kg trở lên, nếu hằng ngày sử dụng vượt quá 1ml rư ợu cho 1kg cân nặng hoặc 3/4 lít rượu vang 10 độ thì có thể gây nghiện. Nhưng còn tùy thuộc độ dung nạp, tố chất của từng người. Có người uống một chai bia 250ml mặt đã đỏ bừng, bắt đầu “ngôn xuất”. Có người uống 5- 6 chai cũng chỉ là “chào sân”. Đặc biệt đáng ngại là giới làm ở lĩnh vực sức khỏe - rất hiểu về tác hại của rượu - cũng đang lạm dụng nó. Từ 12 - 13h một trưa thứ Sáu cuối tuần, tôi và một bác sĩ thử làm cuộc khảo sát bỏ túi: gọi tới ban lãnh đạo một bệnh viện và một số bác sĩ xem họ đang làm gì. Kết quả rất bất ngờ: hầu hết đều đang lai rai ở các quán! Biểu hiện như thế nào thì gọi là nghiện rượu? Và nghiện rượu gây ra những tác hại như thế nào cho cơ thể, thưa bác sĩ? Một bệnh nhân nghi ện rượu đang được chăm sóc. Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu gồm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu (giai đoạn suy nhược thần kinh). Đó là say bệnh lý: ám ảnh thường xuyên, thay đổi tính phản ứng cơ thể và phụ thuộc tâm lý đối với rượu, mất phản xạ nôn tự vệ, có biến đổi khả năng dung nạp rượu. Thay đổi tính tình, dễ trở nên c ộc cằn, hay đa nghi, uể oải, rối loạn chú ý, giảm khả năng hoạt động trí tuệ Giai đoạn này có thể kéo dài 1 - 6 năm. Giai đoạn 2 (kéo dài 3 - 5 năm). Giai đoạn này thèm bắt buộc, tình trạng say rượu bệnh lý ngày một gia tăng, không tự kiềm chế được. Khi cai rượu vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân có các biểu hiện: rối loạn tâm thần, thần kinh và các rối loạn cơ thể. Các triệu chứng này chỉ giảm hoặc mất khi bệnh nhân được “tiếp” rượu trở lại. Giai đoạn này bệnh nhân rơi vào trạng thái sợ hãi vô cớ, buồn rầu, dễ giận dữ, đa nghi, có ý tưởng buộc tội, bị ảo giác ; nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run đầu chi, buồn nôn, tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi và có thể uống 1.500 - 2.000ml rượu mạnh/ngày. Giai đoạn 3 (bệnh não thực tổn do rượu): đờ đẫn, chậm chạp, nói nhiều v à hay gây sự. Hội chứng cai ở giai đoạn này là biểu hiện rối loạn thần kinh nặng nề, nhân cách biến đổi nhiều, hay xuất hiện hoang tưởng ghen tuông, hành vi thô bạo, dễ nổi khùng, giảm trí nhớ, gần như mất khả năng học tập và công tác. Có thể cai nghiện cho người nghiện rượu không? Có thể. Nguyên tắc là sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với liệu pháp môi trường. Phải tạo ra một môi trường sống lành mạnh với sự quan tâm động viên của gia đình, kết hợp sự tự phấn đấu của bản thân. Bệnh nhân phải tự nguyện vào điều trị nội trú tại cơ sở y tế (thời gian thường 1 - 2 tuần) nhằm tạo một phản xạ có điều kiện sợ rư ợu bằng các thuốc nhóm an thần kinh, giải độc, bổ sung vitamin nhóm B và C Có nhiều người đi cai rất thành công nhưng khi về gặp bạn nhậu thì lại sa đà. Như tôi đã nói đây là vấn đề xã hội, phải tạo ra một môi trường lành mạnh, phải rèn luyện ý chí, rèn luyện nhân cách. Khi trông thấy bia thì phải quay mặt đi chứ đừng sáng mắt! . sĩ xem họ đang làm gì. Kết quả rất bất ngờ: hầu hết đều đang lai rai ở các quán! Biểu hiện như thế nào thì gọi là nghiện rượu? Và nghiện rượu gây ra những tác hại như thế nào cho cơ thể,. Thế nào là nghiện rượu? Nghiện rượu là một bệnh mãn tính do nhu cầu uống rượu không được thỏa mãn thường xuyên và. công tác. Có thể cai nghiện cho người nghiện rượu không? Có thể. Nguyên tắc là sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với liệu pháp môi trường. Phải tạo ra một môi trường sống lành mạnh với sự quan