Brussels với Manneken Pis & khoai tây chiên Không có nét cổ kính như Roma của Ý với những câu chuyện về đế chế La Mã, không mang dáng dấp hiện đại như Los Angeles của Mỹ với sự thu hút của nghệ thuật thứ bảy, Brussels của Bỉ lôi kéo du khách theo cách riêng. Câu chuyện về Manneken Pis Khi mới vừa đặt chân đến Brussels, tôi phóng ngay đến bức tượng Manneken Pis vì đã nghe nói nhiều về sự nổi tiếng của nó: chưa nhìn thấy Manneken Pis thì coi như chưa đến Brussels! Nếu không nghe qua giai thoại về Manneken Pis thì chắc nhiều người sẽ thất vọng khi nhìn thấy bức tượng vì nó quá nhỏ, chỉ cao khoảng 50 cm, lại ở trong một góc nhỏ hẹp. Manneken Pis nguyên là bức tượng bằng đá cao 60 cm do điêu khắc gia Jemore Duquesnoy hoàn thành năm 1619, đến năm 1817 được thay bằng tượng đồng. Có nhiều giai thoại về chú bé này, nhưng nghe có vẻ hay nhất là câu chuyện liên quan đến tinh thần ái quốc. Chuyện kể rằng khi quân Tây Ban Nha rút khỏi Brussels, đã phóng hỏa đốt thành phố và có một chú bé dám đứng giữa cơn hỏa hoạn làm “lính cứu hỏa” dập tắt đám cháy bằng cách tè, cứu thành phố khỏi bị thiêu rụi. Người dân Brussels sau đó đã tạc tượng Manneken Pis để tưởng thưởng cho công lao của chú. Atomium Manneken Pis giờ đây đã trở thành bảo vật quốc gia của Bỉ. Cách đây nhiều năm, có kẻ vì quá hâm mộ nên đã lấy trộm chú bé, ngay lập tức Chính phủ Bỉ phát lệnh truy nã trên toàn châu Âu, kiểm tra chặt chẽ các cửa khẩu để thu hồi cho bằng được chú bé đặt lại ngay chỗ cũ. Sau đó chính quyền thành phố đã cẩn thận lắp đặt một camera bên cạnh bức tượng cho chắc ăn, song bị du khách phản ứng dữ quá nên họ tháo xuống, nhưng tấm bảng “camera security” thì vẫn còn để lại. Khi chúng tôi đến, góc phố nơi Manneken Pis đứng đông nghẹt du khách, khu phố đã hẹp lại càng chật chội hơn. Không ai biết rõ tự bao giờ bức tượng chú bé này trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa – tinh thần và trong kinh doanh du lịch của thành phố này, cho dù đó chỉ là một bức tượng nhỏ xíu. Biểu tượng của nước Bỉ Muốn dạo quanh thành phố, bạn có thể đi xe buýt 2 tầng mui trần chỉ dành cho du khách. Những chiếc xe này không có gì đặc biệt ngoại trừ những lá cờ được vẽ bên hông xe. Đó là những lá quốc kỳ của các nước trong Liên minh châu Âu, cờ Mỹ và cờ Nhật Bản - toàn những nước “nhà giàu” Manneken Pis Nhiều du khách lầm tưởng Manneken Pis là biểu tượng của Brussels nói riêng và Bỉ nói chung. Thực tế không phải vậy. Một người địa phương gốc Việt nói với tôi rằng chính Atomium – một công trình kiến trúc “không đụng hàng” mới là biểu tượng của nước Bỉ. Atomium là tòa cao ốc thiết kế theo mô hình cấu trúc nguyên tử - xây dựng cách nay đúng 50 năm (vào năm 1958), cao 103m, do kiến trúc sư André Waterkeyn phác họa, được ví như tháp Eiffel của Brussels. Bên trong 9 quả cầu kim loại của Atomium có các hoạt động về bảo tàng, nhà hàng và đứng trên đây, du khách sẽ có một cái nhìn tổng thể cảnh quan của Brussels từ trên cao. Kể từ tháng 3.2006, Bỉ chính thức cho lưu hành tiền kim loại mệnh giá 2 EURO mới, một mặt của đồng tiền này có hình Atomium. Còn một điều nữa, khi đến Brussels bạn đừng quên bỏ qua món khoai tây chiên vì nghe đâu đây là món có xuất xứ từ Bỉ. Theo cư dân bản địa, cho dù đã thưởng thức món này trên khắp thế giới đi chăng nữa, bạn sẽ không thể nào tưởng tượng nổi khoai tây chiên ngon như thế nào khi "xơi" nó ngay trên đất Bỉ, nhất là ở Brussels. Bài & ảnh: Đoàn Xuân Hải . Brussels với Manneken Pis & khoai tây chiên Không có nét cổ kính như Roma của Ý với những câu chuyện về đế chế La Mã, không mang dáng dấp hiện đại như Los Angeles của Mỹ với sự. chăng nữa, bạn sẽ không thể nào tưởng tượng nổi khoai tây chiên ngon như thế nào khi "xơi" nó ngay trên đất Bỉ, nhất là ở Brussels. Bài & ảnh: Đoàn Xuân Hải . giàu” Manneken Pis Nhiều du khách lầm tưởng Manneken Pis là biểu tượng của Brussels nói riêng và Bỉ nói chung. Thực tế không phải vậy. Một người địa phương gốc Việt nói với tôi rằng