20 câu hỏi về thai nghén 1- Thời gian mang thai được tính như thế nào ?Trên lý thuyết, thời gian mang thai kéo dài 9 tháng, hoặc 41 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, hoặc 39 tuần kể từ ngày thụ thai nếu bạn biết được chính xác ngày thụ thai. 2- Tại sao hai bên vú bị đau? Ngay cả trước khi bạn biết là bạn có thai, hai bên vú của bạn đã bắt đầu to lên. Đó là do ảnh hưởng của sự thay đổi hóc môn trong cơ thể, chuẩn bị cho việc bài tiết sữa sau này. Hai bên vú sẽ trở nên nặng nề, căng lên và rất nhạy cảm. Ngay cả những sự vuốt ve nhẹ nhẹ cũng có thể làm cho bạn đau đớn. Thông thường thì đến cuối tháng thứ ba, hai vú vẫn to nhưng cảm giác căng và đau sẽ đỡ đi. 3- Có phải ai cũng có hiện tượng buồn nôn vào buổi sáng khi ngủ dậy ? Không phải ai cũng có hiện tượng này và nếu có thì mức độ cũng rất khác nhau giữa mỗi người. Có người chỉ cảm thấy buồn nôn, nhưng có người thì nôn thực sự, có người chỉ cảm thấy khó chịu hoặc nôn buổi sáng, có người lại bị nhiều lần trong ngày. Thường thì hiện tượng này cũng sẽ giảm dần và hết vào cuối tháng thứ ba. Có vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn giảm bớt được sự khó chịu này : Buổi sáng trước khi rời khỏi giường, bạn hãy nhấm nháp chút bánh mì khô hoặc bánh quy, hoặc có thể dùng bữa sáng tại giường. Trong ngày, bạn có thê chuẩn bị vài thứ đồ ăn nho nhỏ để nhấm nháp khi đói hoặc khi cảm thấy khó chịu. 4- Liệu có thể ăn được hết mọi loại thức ăn không ? Bạn có thể ăn hầu hết các loại thức ăn nhưng không phải là tất cả. Hãy luôn ăn chín uống sôi, tránh những đồ ăn tái, tránh ăn rau sống và rau quả chưa được ngâm rửa sạch để tránh bị ngộ độc và nhiễm giun sán. Tránh những thức ăn chế biến sẵn. Tránh những đồ ăn quá béo hoặc quá ngọt. Tránh uống rượu bia. 5 - Các mốc khám thai ? - Lần khám thai đầu tiên nên làm ngay khi phát hiện có thai, bạn hãy gặp một bác sĩ sản khoa để khám và nhận những lời khuyên đầu tiên về thai nghén. - Lần siêu âm đầu tiên nên làm khi thai được 10- 12 tuần, lần thứ hai nên làm vào lúc 4 tháng và lần thứ ba vào lúc thai được 7 tháng. - Bắt đầu từ tháng thứ 4, mỗi tháng nên khám thai một lần. 6 - Có cần nghỉ ngơi nhiều hơn không ? Tất nhiên là khi có thai bạn cần dành thời gian nghỉ ngời nhiều hơn rất nhiều, bởi vì các cơ quan trong cơ thể bạn phải hoạt động không ngừng để " tạo" ra con bạn. Bạn hãy lắng nghe yêu cầu cơ thể của chính bạn để tìm ra một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Bạn cần ngủ nhiều hơn, ngay cả không ngủ được bạn cũng đừng cố gắng làm việc, hãy tranh thủ nằm dài và thư giãn vào khi nào bạn cảm thấy mệt. 7- Khi nào thì bạn sẽ cảm thấy bé sẽ động đậy ? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cả hai mẹ con bạn. Thường thì bà mẹ sẽ cảm thấy con mình động đậy vào lúc thai được 4 tháng. Nhưng có những bà mẹ cảm thấy điều này sớm hơn hoặc muộn hơn so với dự tính thông thường. Ban đầu bạn thường chỉ cảm thấy bé động đậy vào ban đêm hoặc khi bạn yên tĩnh, càng lớn bé sẽ càng động đậy nhiều và mạnh lên, nếu một ngày nào đó mà bạn cảm thấy bé không động đậy thì bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. 8 - Có nên siêu âm nhiều lần không ? Nếu thai phát triển bình thường thì câu trả lời sẽ là không. Bạn chỉ nên làm siêu âm ba lần là đủ. Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ tự nói bạn đi siêu âm thêm. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy những đứa trẻ được làm siêu âm nhiều lần khi còn trong bụng mẹ có thể có chiều cao thấp hơn trẻ khác. 9 - Bạn có ngủ nhiều hơn không, giâc ngủ sẽ như thế nào ? Thường thì sự mêt mỏi sẽ làm tăng nhu cầu ngủ của bạn, có những phụ nữ có thể ngủ ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Từ tháng thứ tư trở đi, khi em bé đã to hơn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu khi ngủ, tư thế ngủ tốt nhất lúc này là nằm nghiêng bên trái, bạn hãy dùng mấy cái gối chèn vào bên cạnh và giữa hai đầu gối cho dễ chịu. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, bạn có thể sử dụng vài mẹo nhỏ sau đây : ăn tối nhẹ nhàng, tắm nước ấm, uống một cốc sữa hoặc nước nóng, hoặc một cốc trà cây cỏ pha với đường hoặc mật ong. Nếu bạn cảm thấy vẫn khó ngủ thì nên nói với bác sĩ ngay. Giấc ngủ của bạn cũng có thể bị cản trở vì những cú chuột rút (vọp bẻ), hoặc bị những cú ợ chua rất khó chịu. Để chữa chuột rút, bạn hãy nâng chân lên nhẹ nhàng, nhờ chồng xoa vuốt nhẹ vùng đau, bản thân bạn hãy cố căng cả bắp chân ra nhiều nhất có thể được. Để phòng chuột rút, bạn hãy cân đối thành phần ăn cho đủ các loại vi ta min B bằng cách ăn gạo lức, bột mỳ đen, mầm lúa mì hoặc các loại hạt khô như đậu đen, đậu xanh Để chữa những cú trào ngược ợ chua khó chịu, bạn hãy chất một đống gối phía sau lưng để ngủ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Bạn hãy tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều chất béo, tránh ăn các loại gia vị, ớt, dấm, tránh ăn súp hoặc các món rau sống vào bữa tối, nên ăn nhẹ và xa giấc ngủ. 10- Dùng thuốc như thế nào ? Tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc cảm cúm khi dùng đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ. 11- Có nên tập thể thao không ? Nếu bạn vẫn đang tập một môn thể thao nào đó từ trước khi mang thai, bạn có thể tiếp tục với điều kiện môn thể thao đó không quá nặng. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình để tìm ra các vận động thích hợp. Hai môn thể dục thích hợp nhất trong lúc mang thai là đi bộ và bơi, cả hai môn này đều rất tốt cho điều hoà , lưu thông khí huyết của cả hai mẹ con bạn. 12- Có nên ăn nhiều hơn không ? Bạn không phải ăn bằng hai người mà là ăn cho hai người. Bạn hãy ăn nhiều hơn những thức ăn giàu năng lượng như thịt cá, chất bột, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đạm thực vật, ăn nhiều hoa quả và rau tươi nhất có thể được. Vào quý thứ nhất, mỗi ngày cơ thể bạn cần thêm khoảng 100 Kcal so với bình thường, sau đó là khoảng 250 Kcal mỗi ngày trong hai quý tiếp theo. Trọng lượng tăng lý tưởng trước khi sinh là 12 kg. Tất nhiên có thể tăng giảm một chút tuỳ từng người. Ngày nay, các bác sĩ đều khuyên các bà mẹ không nên cố gắng tăng quá nhiều cân trong quá trình mang thai vì có thể dẫn đến khó sinh do chất béo tích tụ ở vùng xung quanh xương chậu. Để tránh bị táo bón, bạn nên ăn thật nhiều rau quả, tránh ăn cà rốt chung với cơm và chocolat trong cùng một bữa ăn, nên uống nhiều nước. 13 - Quan hệ tình dục trong khi mang thai như thế nào ? Thông thường bạn vẫn có thể giữ mức độ sinh hoạt tình dục như trước khi có thai. Những co rút cuả bộ phận sinh dục ngoài thường không có ảnh hưởng gì đến em bé của bạn ở trong tử cung. Bộ phận sinh dục của người đàn ông cũng không thể chạm đến bé được. Cái chính là nên chọn tư thế thích hợp và dễ chịu cho cả hai người. Trong một số trường hợp đặc biệt, với những phụ nữ có cổ tử cung bị hé mở khi mang thai, có nghĩa là em bé không được bảo vệ vững chắc thì bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên thích hợp và bạn cần theo chỉ định của bác sĩ một cách nghiêm ngặt. Vào tháng cuối của thai kỳ, một số bác sĩ khuyên bạn nên dừng hoặc hạn chế quan hệ tình dục là để tránh việc có thể sinh trước kỳ do protaglandines có trong tinh trùng có thể làm cho cổ tử cung mở sớm hơn bình thường. 14- Có phải là khi mang thai thì phụ nữ dễ bị nhiễm nấm hơn không ? Điều này đúng, do sự thay đổi độ PH của môi trường âm đạo. Nấm hay nhiễm là candida albican. Vì vậy nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thì nên nói với bác sĩ ngay. 15 - Phương tiện di chuyển nào thích hợp nhất với phụ nữ mang thai ? Ngoài sự di chuyển thường ngày, nếu phải đi xa, phưong tiện thích hơp nhất là máy bay, sau đó là tàu hoả rồi mới đến ô tô, khi đi trên máy bay hoặc tàu hoả, bạn hãy tranh thủ đi lại và khi ngồi thì nên gác chân lên cao một chút để bảo đảm sự lưu thông máu. 16- Vết nâu giữa bụng ? Do tác dụng của hóc môn, bạn sẽ thấy hai đầu vú của bạn quầng thâm, giữa bụng bạn có một đường thẳng màu nâu, bạn đừng lo lắng gì nhiều, những vết này sẽ hết sau khi sinh và sau khi ngừng cho con bú. 17- Tại sao phụ nữ mang thai hay bị chảy máu cam ? Khi mang thai, lượng hóc môn oetrogène tăng lên rất cao gây căng phồng các mạch máu, làm cho hệ thống mao mạch ở mũi vốn đã mỏng manh nay có thể phải chịu sức ép mạnh gây vỡ và gây ra hiện tượng chảy máu cam. Bạn đừng quá lo lắng, bạn hãy nhét một miếng bông gạc nhỏ vào bên mũi bị chảy máu, sau đó thì nằm nghỉ, thư giãn nhẹ nhàng. 18- Bạn có trở nên giàu xúc cảm hơn không ? Đúng là bạn có thể trở nên mềm yếu hơn, dễ xúc động hơn, dễ phản ứng với mọi người xung quanh và với những ứng xử của người khác hơn, dễ cáu gắt hơn mà chẳng hiểu do đâu. Bạn có thể thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách nhanh chóng, những niềm vui đến rất nhanh nhưng cũng có thể có những ý nghĩ hết sức tăm tối. Bạn đừng lo, quá trình mang thai là một giai đoạn đầy xáo trộn, bạn có thể vừa rất vui nhưng cũng đầy lo lắng, bất an trong người. Khi bạn bắt đầu quen với việc mình có thai thì bạn sẽ cảm thấy yên ổn hơn. Nếu có gì quá, xin đừng ngại dãi bày với người thân, với bạn bè hoặc bác sĩ. 19- Tại sao lại muốn đi tiểu thường xuyên ? Điều đó là dĩ nhiên rồi khi mà bàng quang quả bạn bị em bé trong bụng chèn ép, trong khi đó nhu cầu uống của bạn lại tăng lên, bạn hãy đi tiểu khi cảm thấy muốn đi, đừng cố gắng nhịn kể cả ban đêm để tránh bị các cơn co bất thường. 20 - Câu hỏi về khí hư ? Sẽ là bình thường nếu bạn thấy có nhiều khí hư hơn, khí hư bình thuờng của phụ nữ có thai sẽ có màu trắng đục và hơi đặc. Nếu bạn thấy khí hư của bạn có màu sắc khác thường hoặc trở nên rất loãng thì cần đi khám bác sĩ ngay. . 20 câu hỏi về thai nghén 1- Thời gian mang thai được tính như thế nào ?Trên lý thuyết, thời gian mang thai kéo dài 9 tháng, hoặc 41 tuần kể từ ngày. 5 - Các mốc khám thai ? - Lần khám thai đầu tiên nên làm ngay khi phát hiện có thai, bạn hãy gặp một bác sĩ sản khoa để khám và nhận những lời khuyên đầu tiên về thai nghén. - Lần siêu. đêm để tránh bị các cơn co bất thường. 20 - Câu hỏi về khí hư ? Sẽ là bình thường nếu bạn thấy có nhiều khí hư hơn, khí hư bình thuờng của phụ nữ có thai sẽ có màu trắng đục và hơi đặc. Nếu