Cẩn thận khi tải ứng dụng mã nguồn mở qua Search Engine Hiện tại, các ứng dụng, chương trình mã nguồn mở đã trở nên phổ biến và thông dụng hơn nhiều so với trước kia. Những phần mềm này luôn luôn nhận được sự tán thành và ủng hộ rộng rãi từ phía cộng đồng người sử dụng cũng như các nhà phát triển. Nhưng trong thời gian gần đây, đã nổi lên 1 xu hướng đáng lo ngại có liên quan đến những chương trình mã nguồn mở, đó là nạn phần mềm độc hại đính kèm với chúng qua kết quả tìm kiếm trả về từ phía những Search Engine như Google, Bing hoặc Yahoo. Cụ thể chi tiết chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày trong phần dưới của bài viết. Nếu sử dụng Google hoặc Bing để tìm kiếm, thì kết quả hiển thị đầu tiên ở vị trí trên cùng, thực chất là 1 địa chỉ quảng cáo, và không phải là đường dẫn chính xác. Dưới đây là danh sách 1 số phần mềm có “vấn đề”, nhưng trên thực tế còn rất nhiều chương trình khác đang lâm vào tình trạng tương tự: - Audacity - VLC - Gimp - MPlayer - 7-Zip - CCleaner - … Ví dụ cụ thể như hình dưới, khi người sử dụng gõ từ khóa tìm kiếm, kết quả được đánh dấu +CRAPWARE và REAL DOWNLOAD để dễ phân biệt: Khi tìm kiếm với Google với Bing và với Yahoo Vấn đề này có thực sự đáng lo ngại hay không? Có thể nói rằng, tính năng Google Instant đã vô tình “góp sức” vào quá trình này. Khi người sử dụng vô tình nhấn Enter khi kết quả tìm kiếm được trả về, ngay lập tức họ sẽ được chuyển đến website của tin tặc, và rất có thể tiếp tục bị nhiễm mã độc. Hãy để ý đến kết quả có biểu tượng mũi tên ở đầu trong hình dưới: Để hạn chế điều này lan rộng, bạn đọc hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp qua Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác. Crapware? Điều tiếp theo sẽ xảy ra nếu bạn vô tình truy cập đến địa chỉ giả mạo? Khi người sử dụng tải phần mềm từ đây về, thực chất là những ứng dụng giả mạo và chúng sẽ cố gắng cài đặt các module Upload của chúng: Thông thường, đối với những người dùng có kinh nghiệm thì họ sẽ bỏ qua ứng dụng này. Còn những người sử dụng bình thường thì sao? Chắc chắn họ sẽ vẫn chấp nhận và cài đặt chương trình này vào hệ thống: Do vậy, hãy thật cẩn thận trong quá trình tìm kiếm, download và cài đặt các ứng dụng hỗ trợ trong hệ điều hành, đặc biệt là những chương trình mã nguồn mở như đã đề cập bên trên. Cách tốt nhất là truy cập vào trang chủ của ứng dụng, tham khảo đầy đủ thông tin, chi tiết và sự hỗ trợ từ phía nhà sản xuất. Chúc các bạn thành công! . Cẩn thận khi tải ứng dụng mã nguồn mở qua Search Engine Hiện tại, các ứng dụng, chương trình mã nguồn mở đã trở nên phổ biến và thông dụng hơn nhiều so với trước. thống: Do vậy, hãy thật cẩn thận trong quá trình tìm kiếm, download và cài đặt các ứng dụng hỗ trợ trong hệ điều hành, đặc biệt là những chương trình mã nguồn mở như đã đề cập bên trên những ứng dụng giả mạo và chúng sẽ cố gắng cài đặt các module Upload của chúng: Thông thường, đối với những người dùng có kinh nghiệm thì họ sẽ bỏ qua ứng dụng này. Còn những người sử dụng