1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Quẳng gánh lo đi và vui sống potx

7 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 136,12 KB

Nội dung

SẮC MÀU CUỘC SỐNG Quẳng gánh lo đi và vui sống Có một phụ nữ sau khi nộp đơn từ chức trưởng phòng kinh doanh của một công ty hóa mỹ phẩm đã hào hứng post lên blog của mình những dòng ngợi ca cuộc sống thất nghiệp như thế này: "Lần đầu tiên sau tám năm đi làm, hôm nay mình mới biết tại sao món phở Thìn lại đông đúc đến vậy trong khi hàng phở bên cạnh thì vắng hoe. Không phải hàng phở này mới mẻ gì song vì mọi khi món quà sáng với mình đơn giản chỉ để nịnh bợ chiếc dạ dày, làm sao cho nó ngủ yên suốt năm tiếng chủ nó làm việc. Vậy nên tiện đưa con học ở đâu thì mẹ ăn ở đó. Hàng nào càng vắng, càng không quấy rầy đến cái đầu đang lăn lộn với cả mớ suy nghĩ nào mấy giờ gặp ai, nào trả lời vụ khách hàng kiện ra sao, tiếp cô nhân viên đòi tăng lương như thế nào càng tốt. Vậy nên nhiều khi vừa ăn xong mà ai hỏi sáng ăn gì cùng có khi phải nhớ đến một lúc mới ra chứ nói gì đến chuyện còn biết món đó ngon thế nào. Hôm nay mới biết buổi sáng ở Bờ Hồ rất đẹp. Hôm nay cũng mới biết trong khi mình suốt ngày chúi đầu vào lo cơm, áo, gạo, tiền thì có biết bao người xung quanh tận hưởng cuộc sống yên ả, thanh bình ở công viên buổi sớm Mỗi ngày thất nghiệp là một ngày mình được "sống" theo đúng nghĩa: được chơi với con thỏa thích, được cải thiện mối quan hệ vợ chồng suýt đổ bể do bận mà ra, được đánh thức vị giác tinh tế ở những món đời thường, được chữa cho hết căn bệnh suy nhược cơ thể và thần kinh, hệ quả của việc lao động quá sức và để một ngày quay trở lại với công việc mới nào đó mình sẽ có được sức sống như khi mới bước chân vào công ty cũ và bất cứ đồng nghiệp cũ nào gặp lại mình cũng sẽ phải công nhận việc xin "thất nghiệp" của mình là một quyết định đúng đắn ". Đọc những dòng này, có lẽ nhiều người cho rằng chủ nhân của entry "Cuộc sống tươi đẹp sau khi thất nghiệp" dở hơi. Nhưng chị không phải là số hiếm trong cuộc sống thời bận rộn này. Trong khi cả xã hội lao dầu vào kiếm tiền đến quên ăn quên ngủ thì cũng có nhiều người tôn thờ sống chậm, sống cho ra sống. Một anh họa sĩ vốn đang là nhân vật được các công ty săn đầu người lùng sục, lương tháng lúc nào cũng được mời ở mức vài ngàn đô bỗng nhiên tuyên bố giải nghệ thiết kế để chuyển sang kinh doanh đàn, với một cửa hàng bé con con, trên một con phố cũng chẳng có gì liên quan đến môn nghệ thuật thứ sáu cả. Mà cái cửa hàng của anh khai trương đúng cái thời buổi nói như một ông bạn thân của anh là "cơm chăng có đủ ăn ai còn nghĩ đến chuyện đánh đàn". Thế nhưng ai nói gì kê họ, anh vẫn bán đàn, với một lý do đơn giản là để được sống với đam mê cả đời của mình. Một cặp vợ chồng trẻ, đến cái nhà chui ra chui vào còn đang phải đi thuê, nhưng năm nào cũng phải đi du lịch, gần thì xuyên Việt, xa hơn là ra nước ngoài. Những hiện tương lạ đời ấy, nói theo cách nhìn của những người lớn tuổi là "tí tuổi đầu đã thích hưởng thụ". Nhưng với nhiều người trẻ đang lao trong cuộc sống hiện đại thì cái sự hưởng thụ đó lại được gọi bằng từ "biết sống". Nếu thời gian của các bậc cha mẹ xưa được tính bằng ngày, bằng giờ thì với những thế hệ gia đình trẻ ngày nay, thời gian đó được họ tính đến từng giây từng phút. 15 phút để đưa đón con, năm tiếng để ngủ, ba mươi phút để ăn. Họ rời nhà khi trời chưa sáng để trở về lúc thành phố đã lên đèn. Họ thậm chí không có nổi thời gian để ốm, vì có lúc nào mà đến bác sỹ để xem mình bị bệnh gì đâu. Con cái làm gì trong ngày chắc họ không rành bằng người giúp việc. Ai cũng vậy, nhà nào cũng thế, cứ lao vào vòng quay cuộc sống vội vã đến mức không kiểm soát được cuộc sống của mình, của gia đình. Những lo toan cứ mỗi ngày lại chồng chất. Áp lực, sự cạnh tranh trong công việc khiến người ta mất ăn mất ngủ. Dịch bệnh, môi trường ô nhiễm, lương thực, thực phẩm nhiễm độc buộc người ta phải gán cho những thứ mình bỏ vô miệng là “cái chết được báo trước". Xã hội phức tạp khiến các bậc cha mẹ có mong ước tụt lùi, rằng "chỉ cần con gái duyên dáng và thông minh chứ đừng xinh quá, kẻo cha mẹ không bám theo hàng ngày mà bảo vệ được". Những nỗi lo cứ nối tiếp nhau, lơ lửng trên đầu những gia đình trẻ mỗi sáng thức dậy. Những nỗi lo vắt từ quá khứ cho đến tương lai rồi đè nén ở hiện tại. Theo Ann Landers, một cố vấn báo chí nổi tiếng người Mỹ, trung bình một tháng tòa báo nhận được khoảng 10.000 bức thư bày tỏ của độc giả và hầu hết những lá thư này đến từ những người bị gánh nặng với những vấn đề của cuộc sống. Và khi được hỏi rằng nếu có một vấn đề mà người ta xem như phải đấu tranh với nhiều hơn bất cứ vấn đề nào khác thì câu trả lời của đa số độc giả luôn là nỗi lo sợ. Còn theo một bác sĩ nổi tiếng khác thì 90% những bệnh nhân mãn tính mà các thầy thuốc ngày nay gặp đều có cùng một triệu chứng thông thường là lo lắng. Người ta lo hàng ngày, hàng giờ và theo một cuộc nghiên cứu lớn của Mỹ thì có đến 38% người cho rằng họ sẽ lo cả đời. Khi còn nhỏ lo học để có việc, có việc thì lo kiếm nhiều tiền hơn và đến khi nhiều tiền rồi thì lại có rất nhiều những nỗi lo mà khi nghèo họ không hề nghĩ đến như lo bị kiện tụng, lo bị các công ty tài chính lừa. Dữ liệu của Pnrice (người chuyên nghiên cứu về thế giới nhà giàu trên trang web Forbes.com) cho biết, thậm chí nguời càng giàu lại càng lo nhiều hơn, chỉ 17,6% những người có tài sản $500.000 đến $1 triệu lo bị kiện nhưng có tới 83% người gia tài trên $20 triệu lo bị kiện. Cuộc sống càng phát triển, càng nảy sinh nhiều vấn đề thì con người ta càng có nhiều nỗi lo hơn. Nỗi lo làm cho nguời ta không còn thấy hứng thú với bản thân mình, không còn có động lực với cuộc sống. Sự nhiệt tình không bao giờ nảy sinh, sự sáng tạo dần mòn cụt, và sự tồn tại của con người ta trở thành một sự mệt mỏi lớn. Đó là lý do ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị trầm uất, bi quan hay thấy cuộc đời vô nghĩa dù trong tay đang có nhiều gấp mấy lần những thứ mà cha me họ làm việc cả đời cật lực cũng không có nổi. Và để thoát ra khỏi bị kịch này, rất nhiều người trẻ đã làm giàu cuộc sống của mình bằng cách: tận hưởng. Một người mẹ trẻ sinh con vào giữa độ công việc đang thăng tiến. Dừng việc lai để chăm con bây giờ nghĩa là cô mất đi mấy năm cố gắng và có thể cơ hội làm ăn này một mai không trở lại. Thế là gác lại niềm hạnh phúc được ở bên con những ngày đầu đời, phó thác toàn bộ việc chăm sóc con cho người giúp việc, cô xách vali ra tít tận tỉnh ngoài làm việc cả tháng mới về mặc cho hai bầu sữa vẫn còn căng tràn, mặc cho nỗi nhớ con tràn về khiến cô đôi lúc phải lau mắt kính. Trong thâm tâm cô lúc ấy chỉ nung nấu một điều: năm năm nữa cô sẻ có được cái cửa hàng của riêng mình, để sau này để lại cho con, để cô có thời gian đưa con đi đâu đó mỗi lúc con muốn và để cô có thể được nghỉ ngơi những khi mệt mỏi. Nhưng rồi khi có cửa hàng rồi cô vẫn không thoát khỏi vòng bế tắc. Công việc nhiều đến nỗi không có thời gian đi mua sắm, thậm chí thức ăn cũng mua vào lúc tối muộn, khi chỉ còn rau héo, thịt ôi. Bận đến nỗi không có thời gian chơi với con, bận đến nỗi không có dịp đi chơi, thăm bạn thăm bè. Cô đâm ra nghi ngờ cả mục tiêu ban đầu của mình "Kiếm tiền để làm gì? Không có tiền thì không sống được nhưng có tiền mà không có thời gian để tiêu thì kiếm tiền để làm gì". Cô gái điện đến trung tâm tư vấn tâm lý để bày tỏ sự khủng hoảng trước nỗi buồn vì sự dửng dưng của cậu con trai, nỗi buồn của một người mẹ không san sẻ được tình cảm với con, sự bàng quan của cuộc sống chỉ có làm việc, làm việc và mong muốn tìm cách thoát ra khỏi sư bế tắc này. Câu trả lời của các chuyên gia rất đơn giản và cũng không thế khác hơn là: hãy bắt đầu yêu lấy cái hiện tại từ hôm nay nếu không muốn ngày mai lại tiếc nuối. Mỗi người có một cách theo đuổi mục tiêu riêng nhưng cuộc sống bao giờ cũng vậy, nó dành cho bạn từng phút mà bạn không thể quay lại hay lấy lại. Vì vậy tốt hơn hết là hãy tận hưởng chuyến đi của cuộc sống hơn là lo lắng về những "ổ gà" trước mặt. Phép mầu từ blog Cô Ebony Sampson sống tại Aberdeen, bang Maryland (Mỹ) cùng chồng là Daniel và hai con nhỏ đã nếm trải mọi đắng cay của cuộc đời. Khi lên lớp 10, Ebony mất cả cha lẫn mẹ trong một vụ tai nạn giao thông khủng khiếp. Nhờ bà nội nuôi nấng, Ebony lớn lên và mua được một căn nhà nhỏ tại Aberdeen từ món tiền bảo hiểm của cha mẹ để lại. Hãng tin CNN cho biết vào tháng sáu vừa qua, anh chồng Daniel lâm bệnh do ngộ độc thức ăn và phải nghỉ một thời gian. Là nhân viên mới của Ngân hàng Bank of America, anh chưa tích lũy đủ thời gian làm việc để giữ được công việc của mình khi ngân hàng sa thải hàng loạt nhân viên do khủng hoảng tài chính. Tìm kiếm công việc mới lại càng khó khăn hơn. Món tiền “còm” trợ cấp thất nghiệp hằng tháng không đủ để cả gia đình Sampson trang trải mọi chi phí hằng ngày. Đầu tiên là nhà bị cắt điện do họ không kịp thanh toán hóa đơn tiền điện đúng hạn. Rồi một chiếc xe của gia đình bị hỏng mà không có tiền sửa. Một buổi sáng, Daniel thức dậy và thấy xe tải của mình biến mất. Nó đã bị thu hồi để bù nợ. Không có công việc, không có ôtô, không thu nhập, gia đình Sampson lại nhận thêm một sự ngạc nhiên nữa: Ebony có thai được tám tuần. Khó khăn chồng chất khó khăn. Đến tháng 11, cả nhà Sampson gần như suy sụp khi nhận được thư thông báo sẽ bị thu hồi nhà nếu không trả 10.000 USD trong vòng hai tuần để thanh toán tiền vay thế chấp. “Khi nhận được lá thư đó, chúng tôi đã thốt lên: Chúa ơi, chúng con phải làm gì bây giờ?” - Daniel kể. Họ không tìm ra bất cứ lối thoát nào. Buồn bã, Ebony gọi điện cho người bạn thân Jaki Grier để kể khổ. Và bất ngờ Jaki bỗng nảy ra một sáng kiến. Jaki viết blog từ nhiều năm qua. Cô đã viết câu chuyện của gia đình bạn mình trên blog và đề nghị mỗi người đọc quyên góp 1 USD giúp họ. Nhưng dù lạc quan, Jaki cũng chỉ hi vọng sẽ quyên đủ tiền để giúp gia đình Sampson đóng tiền đặt cọc thuê nhà mới sau khi căn hộ của họ bị thu hồi. Nhưng ngay lập tức, tiền quyên góp liên tục được gửi đến. Trong vòng 24 giờ, blog của Jaki đã quyên được 1.000 USD, vượt xa sự mong đợi của cô. Mọi người đặt đường link vào blog của cô lên vô số trang web trên Internet. Không chỉ gửi tiền, những người đọc blog còn viết những dòng bày tỏ sự cảm thông. Một số luật sư đưa ra tư vấn cho gia đình Sampson. Điều đáng nói là trong số những người hảo tâm có rất nhiều người cũng đang trong hoàn cảnh khó khăn. Một phụ nữ góp tiền và viết bà cũng đã mất nhà, nhưng vẫn muốn giúp đỡ người khác. Một phụ nữ khác đang thất nghiệp cũng góp 1 USD. “Tất cả mọi người đều muốn làm từ thiện, nhưng rất nhiều lần họ góp tiền mà không biết tiền của họ đi đến đâu - Jaki chia sẻ - Với gia đình Sampson, họ biết tiền của họ sẽ có thể làm được gì, và điều đó khiến họ phấn khích”. Sau bốn ngày, Jaki quyên được 3.400 USD, đủ để giúp gia đình Sampson lấy lại một chiếc ôtô. Đêm đó, Jaki lên giường ngủ, lòng đầy sung sướng. Sáng hôm sau, cô kiểm tra tài khoản tiền quyên góp và sững sờ nhận thấy số tiền đã tăng vọt lên đến 10.900 USD. Và khi Jaki dỡ đường link quyên tiền trên blog xuống, tổng số tiền mọi người tặng gia đình Sampson đã lên đến 11.032 USD, đủ để họ giữ lại ngôi nhà của mình. Một đài truyền hình địa phương đã làm phóng sự về câu chuyện cảm động này. Lập tức một công ty đã liên hệ với Daniel và mời anh phỏng vấn để làm việc. “Mọi chuyện thật kỳ diệu - Daniel xúc động - Hôm đó, vào sáng thứ bảy, một cậu bé đến gõ cửa nhà tôi… với một đồng 5 USD trên tay. Cậu ấy đến trước cửa và nói: Của ông đây, thưa ông, rồi đi mất. Tôi đứng đó, sững sờ không nói lên lời. Cậu bé ấy chắc chưa đầy 8 tuổi”. Giờ gia đình Sampson đã có cơ hội tận hưởng những ngày lễ hội đầy hạnh phúc. Họ nói rằng mùa Giáng sinh và năm mới năm nay sẽ là câu chuyện cả gia đình kể lại cho nhiều thế hệ con cháu sau này. “Mọi chuyện đối với tôi dường như không có thật, và từ đáy lòng tôi cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm - Ebony thổ lộ - Chúng tôi đã mất hết hi vọng, nhưng rồi bất ngờ những người mà chúng tôi chưa từng quen biết đã đến và giúp đỡ. Đó là một phép mầu”. . SẮC MÀU CUỘC SỐNG Quẳng gánh lo đi và vui sống Có một phụ nữ sau khi nộp đơn từ chức trưởng phòng kinh doanh của một công ty hóa mỹ phẩm đã hào hứng post lên blog của mình. việc. Ai cũng vậy, nhà nào cũng thế, cứ lao vào vòng quay cuộc sống vội vã đến mức không kiểm soát được cuộc sống của mình, của gia đình. Những lo toan cứ mỗi ngày lại chồng chất. Áp lực,. hàng ngày, hàng giờ và theo một cuộc nghiên cứu lớn của Mỹ thì có đến 38% người cho rằng họ sẽ lo cả đời. Khi còn nhỏ lo học để có việc, có việc thì lo kiếm nhiều tiền hơn và đến khi nhiều tiền

Ngày đăng: 01/08/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w