Mẹo vặt ứng xử trong gia đình Trong đời sống vợ chồng, bất đồng ý kiến đưa đến cãi vã là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, trước đây khi nói đến cãi vã, phần đông các nhà giáo dục lại "xử ép" phụ nữ, bắt họ phải chịu lép, nào là "chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười nhỏ nhẹ rằng anh giận gì, thưa anh anh giận em chi, muốn cưới vợ bé em thì cưới cho", rồi lại "chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê ". Chưa thấy câu ca dao nào khuyên các ông nên nhịn vợ cả. May thay, nhờ có phong trào nam nữ bình quyền, các nhà chuyên môn về gia đình, đại diện là Howard Markman và Scott Stanley, đã nghĩ lại và nhận ra sự bất công đó nên đề ra các nguyên tắc sau đây, mục đích chỉ dẫn phái nam cách "gây gỗ" sao cho có kết quả mà vợ chồng vẫn thuận thảo. Howard và Scott cho rằng đề tài khiến vợ chồng cãi nhau bao gồm tiền bạc, con cái, công việc nội trợ, cha mẹ hai bên, đời sống tình dục và thời giờ dành cho gia đình, điều quan trọng là cãi nhau theo kiểu nào. Nếu cãi để giải quyết vấn đề, đó là kiểu tích cực; còn cãi mà đưa đến tan vỡ, rõ ràng là tiêu cực. Thống kê ghi nhận, 93% các cặp vợ chồng cãi nhau kiểu tiêu cực sẽ ly dị trong vòng 10 năm. Để giúp các cặp vợ chồng nhận biết họ đang cãi theo kiểu nào, Howard và Scott đã ghi hình những khi họ cãi vã (dĩ nhiên, với sự đồng ý của họ) sau đó, mời các "diễn viên chánh" xem lại cuốn băng và họ bị sốc nặng khi nhận ra mình đã vô lý, thô lỗ như thế nào. Từ đó, hai ông đề ra một số biện pháp nhằm giúp họ thoát khỏi khuôn mẫu cãi vã cũ để đời sống vợ chồng được tốt đẹp hơn. Kết quả cho thấy, năm năm sau khi tham gia các khóa hướng dẫn của Howard và Scott, những cặp tiếp tục chung sống nhiều gấp hai lần những cặp không tham dự khóa học. Nếu vợ chồng bạn thường cãi vã nhưng lại không có cơ hội tham dự khóa học của Howard và Scott, bạn chỉ cần theo đúng năm kỹ thuật dưới đây cũng đủ cải thiện đời sống hôn nhân: 1/. Không để xung đột "leo thang": dấu hiệu đầu tiên của kiểu cãi nhau tiêu cực là cuộc cãi vã càng lúc càng gia tăng cường độ, điều Howard và Scott gọi là leo thang. Nguyên nhân gây xung đột có thể rất nhỏ nhưng khi cả hai nổi nóng và bắt đầu lớn tiếng, nói những lời nhục mạ nhau, chuyện nhỏ sẽ trở thành chuyện lớn. Để tránh điều đáng tiếc này, Howard và Scott đề nghị một kỹ thuật gọi là "lắng nghe tích cực", trong đó mỗi người thay phiên nhau nói và giải thích điều người kia vừa nói (Theo anh hiểu, em vừa nói là ). Tích cực lắng nghe sẽ giúp bạn bình tĩnh, lắng nghe điều người kia thực sự muốn nói và giúp bạn không bùng nổ. Thế nếu bạn muốn ngừng lại nhưng nàng cứ muốn tấn công cho hả giận thì sao? Đừng bảo nàng nên bình tĩnh vì điều đó chỉ làm tính cách "gia trưởng" của bạn nổi bật, càng đổ thêm dầu vào lửa giận của nàng mà thôi. Thay vào đó, chính bạn phải cố gắng bình tĩnh. Hãy nói một cách nghiêm chỉnh, "anh sẽ nghe em nói trước, vậy hãy nói cho anh biết em đang nghĩ gì." 2/. Nhắc lại những điều nàng vừa nói: một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang cãi nhau một cách vô lý là vượt quá đề tài cãi nhau để đề quyết, gán tội nhau. Hãy ngưng cãi trước và nếu nàng tiếp tục tấn công, gán tội bạn, hãy đề nghị nàng đưa ra bằng chứng rõ rệt. Chẳng hạn, "em nói là anh không bao giờ quan tâm tới em, phải không. Vậy em thử nêu ra một hành vi nào cho thấy anh không quan tâm tới em để anh biết mà sửa chữa". Nói nhẹ nhàng và không hàm ý đe dọa, bạn sẽ trở thành tấm gương để nàng soi vào mà bắt chước. 3/. Không phủ nhận trí nhớ của nàng: thông thường khi cuộc cãi vã lên đến cao điểm, người này thường cố sức chứng tỏ trí nhớ người kia là sai lầm, trở thành trò chơi "ai nhớ đúng là người đúng". Khi nàng nói, "chính anh đã nói ", đừng ăn miếng trả miếng mà hãy giải thích: "Anh không nhớ anh đã nói những gì, tuy nhiên, điều chắc chắn anh muốn là ". Hãy tập trung vào hiện tại hơn là tiếp tục cãi nhau về những gì hai người đã nói hoặc không nói. 4/. Đừng để nàng suy diễn: Nếu nàng đề quyết "em biết anh chỉ mong mẹ (em) về càng sớm càng tốt", bạn cứ nói thẳng "em đừng suy diễn bậy bạ". Tuy nhiên, nàng có thể sẽ nổi nóng khi suy diễn bạn đang gán cho nàng tội "suy diễn". Thay vào đó, hãy nói: "Anh không hề có ý đó. Anh có thể nói cho em biết là anh đang nghĩ gì không?", nàng sẽ hạ hỏa ngay lập tức. 5/. Đừng im lặng: theo Howard và Scott, dấu hiệu nguy hiểm thứ ba là bạn im lặng để "rút lui có trật tự". Im lặng được hai phái tính hiểu theo hai cách khác nhau. Phụ nữ muốn nghe, kể cả những lời lẽ nặng nề, trách móc trong khi nam giới có khuynh hướng chỉ nghe những lời nói ôn hòa, có tác dụng giải quyết vấn đề và chọn thái độ im lặng khi người kia la lối. Nói khác đi, khi cường độ cãi vã càng lúc càng gia tăng, phụ nữ càng muốn nói (nhất là trong hai vợ chồng, nàng luôn là người nói nhiều hơn) và muốn nghe trong khi nam giới muốn im lặng và rút lui. Sự im lặng của bạn sẽ được nàng suy diễn là bạn khinh thường, muốn xa lánh hoặc muốn "bỏ" nàng và càng nóng giận hơn, điều sai lầm phụ nữ thường làm. Nếu điều này thường xuyên xảy ra, hôn nhân có nguy cơ tan rã sớm hơn, theo kết quả khảo sát của Howard. Vì thế, lần tới, khi sự im lặng của bạn khiến nàng càng giận dữ, hãy nói đại khái như: "Anh không muốn bỏ em mà chỉ không thích cãi nhau với em thôi". Làm được điều này, và những điều trên, là bạn đang thay đổi mô hình cãi vã thường lệ trong hôn nhân và nàng sẽ ảnh hưởng bởi sự thay đổi của bạn hơn là lời nói. Nàng sẽ sửng sốt mà nhận ra rằng cuộc cãi vã thình lình ngừng lại rồi kết thúc trong hòa khí thay vì nổ bùng không kềm chế được. Còn sau đó làm lành như thế nào là tùy ở tài "tề gia" của bạn. Khánh An ST từ Vnet . Mẹo vặt ứng xử trong gia đình Trong đời sống vợ chồng, bất đồng ý kiến đưa đến cãi vã là điều không tránh khỏi khác đi, khi cường độ cãi vã càng lúc càng gia tăng, phụ nữ càng muốn nói (nhất là trong hai vợ chồng, nàng luôn là người nói nhiều hơn) và muốn nghe trong khi nam giới muốn im lặng và rút lui tiền bạc, con cái, công việc nội trợ, cha mẹ hai bên, đời sống tình dục và thời giờ dành cho gia đình, điều quan trọng là cãi nhau theo kiểu nào. Nếu cãi để giải quyết vấn đề, đó là kiểu tích