Chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ hang động Bo Cúng Những ai đã một lần đến động Bo Cúng, bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) hẳn khó quên ấn tượng về vẻ đẹp hoang sơ và kỹ vĩ với những “lâu đài” thạch nhũ và cảnh quan hùng vĩ làm say đắm lòng người… Nét đẹp tự nhiên của Bo Cúng Từ thị trấn Quan Sơn (huyện Quan Sơn) ngược lên theo quốc lộ 217 đến con đường dẫn vào xã Sơn Thủy, từ đây du khách sẽ vượt qua con đường chiến lược biên giới chừng 15km để đến được động Bo Cúng (bản Chanh, xã Sơn Thủy). Theo những người dân địa phương kể lại, vào năm 1984, ông Lương Văn Thương, người bản Chanh, xã Sơn Thủy đi săn thú đêm, hôm đó ông bắn trúng một con Cầy bị thương rớt xuống hang. Vì tiếc công đi săn cả đêm, sáng dậy ông rủ thêm mấy người trong bản lên núi đến chỗ còn Cầy chui vào thì phát hiện thấy một cửa hang khá hẹp. Thời gian sau đó, động vẫn chưa được khám phá, mãi tới những năm gần đây người ta mới bắt đầu khám phá và vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ trong động Bo Cúng này. Trước khi vào động, chúng ta có thể dừng chân ngắm cảnh dòng suối Xia trong xanh uốn lượn quanh dãy núi Bo Cúng. Từ dòng suối Xia đi tiếp lên chừng 50m là đến cửa động. Lách qua cửa động hẹp, vào bên trong khoảng 10m xuôi xuống theo những bậc thang với độ sâu chừng 5m chúng ta sẽ bắt gặp một khoảng không gian rộng phía trước. Sau cảm giác hồi hộp pha chút sợ hãi, du khách sẽ cảm thấy dễ thở hơn bởi qua “cánh cửa” phòng đầu tiên với những nhũ đá đủ các hình khối khác nhau, hiện ra một khoảng không khá rộng rãi, ngước mắt lên có thể chiêm ngưỡng những khối thạch nhũ lấp lánh dưới ánh điện mờ mờ ảo ảo. Càng đi sâu vào trong động càng hiện ra những khoang rộng với vô vàn những thạch nhũ lấp lánh nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau: có chỗ thì quấn tụ lại trông xa giống như chồng lên nhau; chỗ thì hình búp măng, búp sen đang rũ xuống từ trên trần động; rồi còn có cả những hình khối trông rất kỳ lạ… Giữa các phòng động ngăn cách bởi những khối thạch nhũ với đủ hình dáng và cỏ cây hoa lá theo trí tưởng tượng của mỗi người, có cả những hình hài bí ẩn bằng đá như ông già ngồi câu cá, tượng phật trên nền động, gà chọi nhau…trông như một cung điện lung linh huyền ảo. Động Bo Cúng có độ sâu khoảng 800m, rộng từ 20 – 50m, trần động cao thấp khác nhau khoảng từ 20 – 30m. Toàn bộ lòng động được chia thành 10 khoang lớn nhỏ. Tại mỗi khoang là tập hợp hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ thú của tạo hóa ban tặng cho con người. Những người vãn cảnh nơi đây sẽ được chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi những nét đẹp toát ra từ những bức phù điêu do tạo hóa tạc nên và có mặt khắp nơi trong động Bo Cúng. Với những gì hiện hữu và còn cả những nét đẹp chưa được khám phá, Động Bo Cúng được xem như một kỳ công của tạo hóa ban tặng. Nơi đây xưa kia còn có cả một dòng suối nổi lên rất nhiều tôm, theo tiếng địa phương Động Bo Cúng còn được gọi là Mó tôm. Ông Ngân Văn Pắng – Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy cho biết: “Dọc theo con suối Xia lên đến bản Xía Nọi giáp biên giới còn có 7 – 8 hang đá như: Pha Bái, Co Láy, Pha Khua… tạo thành một quần thể hang động trong khu vực này. Hiện tại Động Bo Cúng đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Một số hình ảnh trong động Bo Cúng̉: Tuyệt tạc của thiên nhiên ban tặng cho Bo Cúng Kỳ vĩ Bo Cúng Thu hút hàng trăm người dân thập phương đến xem mỗi ngày . Chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ hang động Bo Cúng Những ai đã một lần đến động Bo Cúng, bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) hẳn khó quên ấn tượng về vẻ đẹp hoang sơ và kỹ vĩ. quần thể hang động trong khu vực này. Hiện tại Động Bo Cúng đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Một số hình ảnh trong động Bo Cúng : Tuyệt tạc của thiên nhiên ban tặng cho Bo Cúng . tạo hóa tạc nên và có mặt khắp nơi trong động Bo Cúng. Với những gì hiện hữu và còn cả những nét đẹp chưa được khám phá, Động Bo Cúng được xem như một kỳ công của tạo hóa ban tặng. Nơi đây xưa