Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY THUỐC BỎNG & CÂY VÚ BÒ docx

6 362 2
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY THUỐC BỎNG & CÂY VÚ BÒ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY THUỐC BỎNG & CÂY VÚ BÒ CÂY THUỐC BỎNG Cây Thuốc bỏng CÂY THUỐC BỎNG Tên khác: Cây sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, tầu púa sung (Dao). Tên khoa học: Kalanchoe pinata (Lam.) Pers., họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Bộ phận dùng: Lá Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta. Thành phần hoá học: Acid hữu cơ : citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác. Công năng: Tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ. Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc. Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 - 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi. Bài thuốc : - Chữa chấn thương do té ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên. - Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày. - Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống. - Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm. - Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày. - Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu. - Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4-5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam. - Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá ké, lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá ké đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày. Chú ý: Có thời gian người ta dùng lá cây này như là một loại thuốc chữa bách bệnh. CÂY VÚ BÒ Cây Vú bò CÂY VÚ BÒ Tên khác: Cây vú chó Tên khoa học: Ficus heterophyllus L., họ Dâu tằm (Moraceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-2m. Ngọn non có lông. Thân ít phân cành, có lông dày. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, hình bầu dục, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu thuôn nhọn, có 3-5 thùy (thường là 3), mặt trên nháp, mặt dưới có lông nhỏ, mép khía răng, gân gốc 3; cuống là có lông dày cứng; lá kèm hình ngọn giáo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực không cuống, lá đài 4, hình dải, dính nhau ở gốc, nhị 2; hoa cái có cuống, lá đài 4, thuôn tù, bầu hình trái xoan. Quả phức, hình cầu, khi chín màu vàng. Mùa hoa quả: tháng 9-12 Phân bố: Vú bò phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng núi thấp (dưới 600m) đến Trung du và đồng bằng. Bộ phận dùng: Rễ, nhựa mủ, phần trên mặt đất. Thành phần hoá học: acid hữu cơ, acid amin; các chất triterpen, alcaloid và coumarin. Công năng: Khu phong thấp, tráng gân cốt, khứ ứ, tiêu thũng, sinh tân. Công dụng: Thuốc bổ trong các trường hợp hư lao, tắc tia sữa, chữa phong thấp. Cách dùng, liều lượng: Chữa phong thấp: Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Mỗi lít rượu ngâm 100-200g rễ sao vàng, mỗi ngày uống 15- 20ml rượu này. Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng đau nhức, hòn cục: Toàn cây Vú bò giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau. Bài thuốc: - Chữa đau dạ dày, viêm tinh hoàn, lòi dom, sa tử cung: Vú bò 30g; Tô mộc, Hồi đầu thảo, Ngưu tất, Mộc thông mỗi vị 12 g. Sắc uống (Lê Trần Đức) - Chữa bế kinh, sau khi đẻ ứ huyết đau bụng: Rễ vú bò 30-60g. Sắc nước rồi thêm ít rượu uống. - Chữa đau phong thấp: Rễ vú bò 60g, móng giò lợn 250g, rượu 60g. Thêm ít nước, sắc còn nửa bát, chia làm 2 lần uống trong ngày cách nhau 4-6 giờ. Chú ý: Rễ cây này thường gọi là Hoàng kỳ nam dùng thay thế Hoàng kỳ và còn dùng chữa ho, phong thấp. . C y thuốc vị thuốc Đông y - C Y THUỐC BỎNG & C Y VÚ BÒ C Y THUỐC BỎNG C y Thuốc bỏng C Y THUỐC BỎNG Tên khác: C y sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh,. ng y. Chú ý: Có thời gian người ta dùng lá c y n y như là một loại thuốc chữa bách bệnh. C Y VÚ BÒ C y Vú bò C Y VÚ BÒ Tên khác: C y vú chó Tên khoa học: Ficus heterophyllus. ng y uống 1 5- 20ml rượu n y. Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng đau nhức, hòn cục: Toàn c y Vú bò giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau. Bài thuốc: - Chữa đau dạ d y,

Ngày đăng: 14/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan