nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong quá trình kiểm định quyền lợi bảo hiểm p1 potx

9 195 0
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong quá trình kiểm định quyền lợi bảo hiểm p1 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luËn v¨n tèt nghiÖp 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I 5 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 5 CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 5 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5 1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 5 2. CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 6 3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 8 II. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 9 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA XE CƠ GIỚI 9 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 10 3. CỞ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 12 4. TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 13 III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 14 1. ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM VÀ PHẠM VI BẢO HIỂM 14 2. PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ 18 3. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 21 4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 25 CHƯƠNG II 30 THỰC TRẠNGTRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM XĂNG DẦU 30 I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM XĂNG DẦU 30 1. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH 30 2. CÁC NGHIỆP VỤ TRIỂN KHAI TẠI PJICO 32 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 33 4. MỘT SỐ KẾT QUẢ MÀ PJICO ĐẠT ĐƯỢC TỪ KHI THÀNH LẬP 34 luËn v¨n tèt nghiÖp 2 II. THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO 36 1. CÔNG TÁC KHAI THÁC 36 2. CÔNG TÁC ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT 49 3. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG 541 4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ QUA MỘT SỐ NĂM 628 CHƯƠNG III 63 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI PJICO 69 I. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CÔNG TY CỦA CÔNG TY 63 1. NHỮNG THUẬN LỢI. 63 2. KHÓ KHĂN CƠ BẢN CỦA PJICO. 63 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỬ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐÔÍ VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI PJICO 65 1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI 65 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 67 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 luËn v¨n tèt nghiÖp 3 LỜI MỞ ĐẦU Nhu cầu đi lại đã từ lâu là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu này càng có xu hướng tăng nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ giới đã dem lại cho con người một phương thức vận chuyển thuận tiện nhanh gọn và tiết kiệm Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng giao thông đường bộ ngày càng trở nên phức tạp. Sự phát triển bất hợp lý giữa mức độ tăng nhanh của các phương tiện cơ giới với tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông cùng với việc thiếu ý thức của những người tham gia giao thông đã làm cho tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho cá nhân, cũng như toàn xã hội Để giảm bớt những thiệt hại đó nhằm bảo dảm an toàn cho xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích trong hoạt động kinh doanh, công ty bảo hiểm ptrolimex gọi tắt là PJICO đã triển khai loại hình bảo hiểm (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ gới đối với người thứ ba). Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng nó thực hiện hai mục tiêu: - Thực hiện tốt nghị định 115/1997/NĐ/CP về việc quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng và hợp pháp cho những người thiệt hại về thân thể và tài sản cho chủ xe cơ giới gây ra đồng thời giúp chủ xe khắc phục hậu quả - Đóng góp không nhỏ trong tổng doanh thu hằng năm của công ty PJICO là một công ty cổ phần hoạt động trên thị trường bảo hiểm được 7 năm nhưng họ đã sớm khẳng định được mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ luËn v¨n tèt nghiÖp 4 giới đối với người thứ ba tại công ty đã không ngừng phát triển, nó đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu hằng năm của công ty và không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm. Tuy vậy trong thưc tế không thể tránh khỏi những khó khăn cũng như những thiếu xót trong quá trình hoạt động, triển khai từ khâu khai thác đến khâu giám định bồi thường. Qua thực tế hoạt động của công ty, nhận thức được vai trò to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiện dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thư ba, sau thời gian thực tập tại văn phòng khu vực VII em đã chọn đề tài: “Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex thực trạng và giải pháp”. Kết cấu đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm xăng dầu PJICO Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận đươc sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ chuyên môn ở phòng bảo hiểm khu vực VII và đặc biệt là sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cô giáo trực tiếp hướng dẫn thạc sĩ Nguyễn Thị Định. Nhân đây em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những quan tâm giúp đỡ đó. Song do thời gian hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết nay không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong luËn v¨n tèt nghiÖp 5 nhận được sự góp ý chân thành của thày cô giúp em hoàn thiện hơn cho dề tài này. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Ngày nay mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật, pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi người. Một khi những lợi ích nay bị xâm phạm thì họ có quyền đòi hỏi sự bồi thường và sự bù đắp hợp lý Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những quy tắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách nhiệm dân sự và nó bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự mà không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại và trước pháp luật. Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần. Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Người thiệt hại về tinh thần đối với người khác do xâm pham đến tính mạng sức khỏe, danh dự, uy luËn v¨n tèt nghiÖp 6 tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại Trong pháp luật dân sự thì ngoài việc gây ra thiệt hại đối với người bị hại còn phải do hành vi vó lỗi của chủ thể mới phát sinh trách nhiệm dân sự 2. CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 2.1. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loại hình trách nhiệm pháp lý Thứ nhất: Trách nhiêm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế của pháp luật được thể hiện dưới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị hại Thứ hai: Cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự nó sẽ đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi Thứ ba: Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngưòi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác nhưng chưa đủ để chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật 2.2. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự Theo quy định của của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãn các điều kiện sau đây sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự : - Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại - Phải có lỗi của người gây ra thiệt hại - Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế luËn v¨n tèt nghiÖp 7 Trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng phát sinh trên các cơ sở những thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Như vậy trách nhiệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi các bên có những mối quan hệ rằng buộc từ trước và có các quan hệ trực tiếp đến hợp đồng ký kết, liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng, họ đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi. Nó khác với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chủ thể gây ra có thể là do người hoặc súc vật… Bởi vậy trách nhiệm bồi thường cũng có sự khác nhau, liên quan đến những người đại diện hợp pháp hặc chủ sở hữu (đối với vật và gia súc). Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp đồng. Việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường là bất ngờ và không ai có thể lường trước được. Nhiều những trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức Do vậy các cá nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp để hạn chế và kiểm soát tổn thất như: - Tự chịu rủi ro - Né tránh rủi ro - Bảo hiểm Tuy nhiên biện pháp ưu việt nhất, tốt nhất là các cá nhân cũng như các tổ chức nên mua bảo hiểm. Qua đó các cá nhân chuyển giao rủi ro cho nhà bảo hiểm, bù lại các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoản phí và nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. luËn v¨n tèt nghiÖp 8 3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và ngày càng phát triển. Hiện nay có rất nhiều các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm như : - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu biển - Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe - Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm và của chủ lao động đối với người lao động Mặc dầu có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm dân sự nhưng mỗi nghiệp vụ đều mang những đặc điểm chung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự : Thứ nhất: Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Đó chính là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường. Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu lại không xác định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm. Mức độ thiệt hại thường xác định dựa trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt hại của bên thứ ba. luËn v¨n tèt nghiÖp 9 Thứ hai: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc Thứ ba: Phương thức bảo hiểm có thể là có hoặc không có giới hạn Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự chưa xác định được ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm và thiệt hại này có thể sẽ là rất lớn. Bởi vậy để nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm thường đưa ra các hạn mức trách nhiệm, tức là mức bồi thường bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm Tuy vậy cũng có một số nghiệp vụ bảo hiểm lại không áp dụng hạn mức trách nhiệm. Hình thức bảo hiểm này khiến các nhà bảo hiểm không xác định được mức độ thiệt hại của các rủi ro, không xác định được số tiền bảo hiểm vì vậy trách nhiệm bồi thường chính là toàn bộ trách nhiệm phát sinh của người được bảo hiểm. Thế nhưng loại bảo hiểm này rất dễ đẩy các công ty vào tình trạng phá sản. Do vậy khi nhận bảo hiểm không có giới hạn thì các công ty phải sử dụng các biện pháp nhằm phân tán rủi ro để bảo vệ mình. II. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA XE CƠ GIỚI Xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải, một ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành nó là một sợi dây kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngày nay vận chuyển bằng xe cơ giới là . hiểm trách nhiệm như : - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe - Bảo hiểm trách nhiệm. NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 12 4. TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 13 III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 5 CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 5 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5 1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 5 2. CÁC

Ngày đăng: 01/08/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan