Cơm cháy cũng là thuốc tốt Cơm cháy thường được dùng để chữa các chứng đau bụng do ăn chậm tiêu, chán ăn, tiêu chảy kéo dài… Tiệc tùng cuối năm sẽ làm dạ dày của một số người có thói quen uống nhiều thức uống lạnh, ít ăn bị cảm giác nôn ói khan, kèm theo đó là một số chứng bệnh của đường tiêu hoá. Tía tô - Thuốc quý dân gian Thuốc quý từ bưởi Uống trà cơm cháy là một cách hữu hiệu để phòng trị tình trạng này. Cơm cháy là một vị thuốc có nhiều tên gọi khác nhau trong đông y như: hoàng kim phấn, oa tiêu, phạn tiêu Theo y học cổ truyền, cơm cháy được coi là vị thuốc quý, vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả. Cơm cháy thường được dùng để chữa các chứng đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hoá không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài. Hàng ngày khi nấu cơm ăn, lớp cơm nằm sát đáy nồi bị cháy vàng và đóng cứng lại, đó là cơm cháy. Cơm cháy thường được dùng để chữa các chứng đau bụng do ăn chậm tiêu, chán ăn, tiêu chảy kéo dài… Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Muốn có được loại này, phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày, khi cơm cạn cần điều chỉnh lửa than sao cho có độ nóng thích hợp, không quá mạnh hoặc quá yếu, để thu được cơm cháy không quá già hoặc quá non. Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Có nhiều phương thức khác nhau để chế biến cơm cháy thành các bài thuốc, trong đó sử dụng dưới dạng trà là một cách rất hay. Gọi là trà nhưng thực tế không phải từ nguyên liệu trà mà chỉ là cơm cháy nấu lấy nước để uống. Khi nấu xong, màu nước hơi vàng vàng như nước trà nên dân gian gọi đó là trà cơm cháy. Ngoài cách đơn giản là cho nước ấm vào cơm cháy rồi chiết lấy nước uống như trà thì trong thực hành đông y còn có một cách pha chế khác: sau khi cạy cơm cháy ra, cho thêm vào một ít muối, nước tương, hành, ngò, gừng thái chỉ, rồi cho cơm cháy vào chảo xào cho đều. Sau đó cho vào hai chén nước, nấu cho sôi chừng 15 phút, chắt lấy nước, ta sẽ có món trà cơm cháy. Ðây là thức uống trị liệu vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả đối với những người (không phải phụ nữ đang mang thai) khi ngủ dậy tự dưng ói mửa khan không rõ vì lý do gì, nhất là khi đang ăn cơm hoặc sau khi ăn cơm, dù đã uống thuốc trị ói mửa mà vẫn không hết; những người khi ngửi thấy mùi dầu mỡ ở nhà bếp tự dưng muốn ói; đặc biệt là những người tiệc tùng thường xuyên nhưng lại uống lạnh nhiều hơn ăn dẫn đến cảm giác bị buồn nôn khan kèm theo các chứng bệnh của đường tiêu hoá… Ðây là những biểu hiện của một chứng bệnh đông y gọi là “vị khẩu phong”. Loại bệnh này đa phần là do dạ dày bị phong hàn (lạnh) gây ra. Loại phong hàn đó không phải do ngoại cảm, mà do dạ dày và ruột không tiêu hoá tốt, ăn uống thất thường, nhất là uống quá nhiều thức uống lạnh, lâu ngày sinh ra bệnh. Trường hợp dạ dày và ruột nếu bị lạnh nặng, mỗi ngày nhai kỹ và nuốt từ từ một miếng cơm cháy bằng bàn tay sẽ có hiệu quả tốt hơn uống thuốc kiện tỳ và thuốc làm ấm dạ dày. Ngoài cách dùng như trà hay nhai kỹ, trong thực hành đông y còn sử dụng phối hợp cơm cháy với một số vị thuốc khác để chữa một số chứng bệnh cũng rất hiệu quả: Trẻ biếng ăn, đầy bụng: cơm cháy 150g, thần khúc 12g (sao thơm), sa nhân 6g (sao thơm), sơn tra 12g, hạt sen bỏ tâm 12g (sao thơm), kê nội kim 3g (sao thơm), gạo tẻ 300g (sao thơm). Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc rồi nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn dần. Tiêu chảy kéo dài: cơm cháy 120g, hạt sen bỏ tâm 12g (sao thơm). Hai vị tán thành bột mịn, uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần từ 3 – 5 thìa trộn với một chút đường trắng rồi hoà với nước sôi uống sau bữa ăn chừng nửa giờ. Kém ăn, chậm tiêu hoá: cơm cháy 150g, sơn tra 10 lát, quất bì 10g, đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo, khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào, nấu thêm một lát, cho đường vào, chia ăn vài lần trong ngày. Không muốn ăn, đại tiện phân lỏng: cơm cháy 100g, hạt sen 50g, đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, thức ăn ứ trệ ở dạ dày: cơm cháy 50g (nướng cháy già), sơn tra 15g, đường trắng vừa đủ. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, thêm đường, cho uống vài lần. Người già đi tiêu phân lỏng nhiều ngày: cơm cháy 600g, bạch truật 6g (sao thơm), trần bì 4,5g, hạt sen bỏ tâm 12g (sao thơm), ý dĩ 12g (sao thơm), gạo nếp 600g (sao thơm), đậu xanh 600g (sao thơm). Tất cả tán thành bột mịn, uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 7 – 10g với nước đường trắng. . đó là một số chứng bệnh của đường tiêu hoá. Tía tô - Thuốc quý dân gian Thuốc quý từ bưởi Uống trà cơm cháy là một cách hữu hiệu để phòng trị tình trạng này. Cơm cháy là một vị thuốc. Cơm cháy cũng là thuốc tốt Cơm cháy thường được dùng để chữa các chứng đau bụng do ăn chậm tiêu, chán ăn, tiêu chảy kéo dài… Tiệc tùng cuối năm sẽ làm dạ dày của một số. chậm tiêu, tiêu hoá không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài. Hàng ngày khi nấu cơm ăn, lớp cơm nằm sát đáy nồi bị cháy vàng và đóng cứng lại, đó là cơm cháy. Cơm cháy thường được dùng để chữa