Rửa tay xà phòng: "vắc xin" tự chế chống lây nhiễm bệnh pps

4 293 0
Rửa tay xà phòng: "vắc xin" tự chế chống lây nhiễm bệnh pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rửa tay xà phòng: "vắc xin" tự chế chống lây nhiễm bệnh Điều tra dịch tễ từ các đợt bùng phát dịch bệnh vừa qua cho thấy, nguyên nhân gây bệnh đều có từ các loại thức ăn thông dụng thường ngày như bún, phở, rau sống, mắm tôm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng chính là sự bị động của người dân trong phương pháp phòng chống dịch bệnh. Dịch bệnh rình rập Sau một thời gian yên ắng, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ lại có dấu hiệu tái phát. Trước đó, các chuyên gia y tế đã cảnh báo, dịch bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào, không hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết mà do ý thức của người dân, sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, cũng như hiệu quả từ việc kiểm soát ATVSTP. Rửa tay bằng xà phòng là "vắc xin" tự chế phòng tránh bệnh tật Tại các cuộc thanh tra, kiểm tra gần đây về ATVSTP đều phát hiện sai phạm về giết mổ gia súc, gia cầm gây mất vệ sinh, nhiều bếp ăn tập thể, trường học, cơ sở kinh doanh ăn uống không đủ điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên, mức xử lý cảnh cáo, nhắc nhở, tạm đình chỉ đối với các cơ sở vi phạm lại chưa đủ sức răn đe. Theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), ngoài việc các chế tài xử lý vi phạm về ATVSTP chưa đủ mạnh thì ý thức của người dân về vấn đề này rất đáng lo ngại. Cơ quan chức năng chưa thể yên tâm khi một bộ phận không nhỏ người dân vẫn tỏ ra coi thường dịch bệnh. Đợt dịch tiêu chảy cấp mới xảy ra gần đây là một ví dụ. Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng liên tục khuyến cáo người dân ăn chín, uống sôi, thực hành rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhưng một bộ phận người dân vẫn “nhắm mắt” bỏ qua. Họ vẫn ăn tiết canh, mắm tôm, sử dụng thực phẩm trôi nổi, chưa qua chế biến. Việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bị coi thường. Đây là việc làm không chỉ nguy hiểm đến tính mạng của chính họ mà còn tạo cơ hội để dịch bệnh dễ dàng lây lan ra cộng đồng. Rửa tay xà phòng: giảm hơn 40% khả năng lây bệnh Theo TS. Nguyễn Tiến Hiếu, Giám đốc Trung tâm Tư vấn vấn Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em, dịch bệnh khó kiểm soát hay dễ dàng đối phó đều phụ thuộc một phần vào ý thức của cộng đồng. Nếu như tất cả người dân đều chủ động phòng chống ngay cả khi dịch bệnh chưa xuất hiện, như đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và quan trọng nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì dịch bệnh không thể dễ dàng bùng phát. Cũng theo TS. Hiếu, hầu như tất cả các cuộc nghiên cứu gần đây đều chứng minh rằng, bàn tay của chúng ta cực kỳ bẩn. Trên một diện tích rất nhỏ là 1cm 2 da của người bình thường chứa tới 40.000 vi khuẩn, chúng “ẩn nấp” không nhìn thấy được. Đặc biệt, số lượng này còn nhiều hơn ở trên da bàn tay - vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, để tiêu diệt được chúng lại rất dễ dàng. Một động tác rửa tay sạch với xà phòng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella - nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Ngoài ra, việc rửa tay có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà khoa học ví việc rửa tay như liều vacxin tự chế có thể cứu sống hàng triệu người. NGỌC ANH . Rửa tay xà phòng: "vắc xin" tự chế chống lây nhiễm bệnh Điều tra dịch tễ từ các đợt bùng phát dịch bệnh vừa qua cho thấy, nguyên nhân gây bệnh đều có từ các. dàng lây lan ra cộng đồng. Rửa tay xà phòng: giảm hơn 40% khả năng lây bệnh Theo TS. Nguyễn Tiến Hiếu, Giám đốc Trung tâm Tư vấn vấn Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em, dịch bệnh khó kiểm soát hay dễ. chế biến. Việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bị coi thường. Đây là việc làm không chỉ nguy hiểm đến tính mạng của chính họ mà còn tạo cơ hội để dịch bệnh dễ dàng lây

Ngày đăng: 01/08/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan