PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN TĨNH MẠCH VÀ TIÊM TĨNH MẠCH pot

31 1.2K 5
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN TĨNH MẠCH VÀ TIÊM TĨNH MẠCH pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN TĨNH MẠCH VÀ TIÊM TĨNH MẠCH TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau của Morphine bằng phương pháp truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch sau phẫu thuật ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, can thiệp lâm sàng. Nơi thực hiện: Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh nhân: 203 bệnh nhi có phẫu thuật lớn dự kiến đau mức độ vừa, nhiều. Can thiệp: Bệnh nhi được chia thành 3 nhóm nghiên cứu. Nhóm 1: Morphine truyền tĩnh mạch. Nhóm 2: Morphine truyền tĩnh mạch và tiêm liều định chuẩn. Nhóm 3: Morphine tiêm tĩnh mạch. Kết quả: Mức độ đau được đánh giá bằng thang điểm 10 với 0 là không đau và 10 là đau không chịu nổi. Bệnh nhi được đánh giá trong 48 giờ đầu sau mổ về mức độ đau (khi nghỉ và khi ho). Mức độ đau do nhân viên y tế và bệnh nhi (thân nhân bệnh nhi) đánh giá. Nhân viên y tế ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn, tác dụng không mong muốn do phương pháp điều trị đau gây ra. Cả 3 nhóm đều có hiệu quả điều trị đau tốt về mức độ đau khi nghỉ lẫn khi ho. Phương pháp truyền tĩnh mạch có chất lượng giảm đau tốt hơn, nhân viên y tế cần thời gian chăm sóc bệnh nhi ít hơn, bệnh nhi hài lòng hơn so với phương pháp tiêm tĩnh mạch, với lượng thuốc Morphine như nhau ở cả 3 phương pháp. Tác dụng không mong muốn do phương pháp truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch trong giới hạn chấp nhận được. Khả năng ứng dụng rộng rãi phương pháp truyền tĩnh mạch dễ thực hiện, phụ thuộc trang thiết bị, đào tạo nhân viên y tế. Kết luận: Phương pháp dùng Morphine truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch mang lại hiệu quả điều trị đau tốt, giúp bệnh nhi mau hồi phục sau phẫu thuật. Phương pháp truyền tĩnh mạch Morphine mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn, đòi hỏi thời gian chăm sóc của nhân viên y tế ít hơn. ABSTRACT Study objectives: To compare the effects of Morphine perfusion with bolus intravenous Design: Prospective, interventional.Setting: Pediatric 2 hospital, from November 2005 to October 2007. Patients: 203 patients undergoing surgery. Interventions: Patients were splited into 3 groups. Group 1: Morphine perfusion intravenous. Group 2: Morphine perfusion intravenous with titration. Group 3: Morphine bolus intravenous Results: Analgesia was evaluated with 10 marks scale. Patients were assessed with pain score (at rest and cough) and pain score recorded by nurses, by himself or herself or by their parents. Nurses recorded vital signs, side effects during the first 48 hours. All groups achieved good analgesia. Patients were more satisfied with perfusion intravenous than bolus intravenous. Nurses need less times for look after patients with perfusion intravenous than bolus intravenous. The side effects were in acceptable range. The application of perfusion intravenous depends on human and equipment resources. Conclusions: All perfusion intravenous, perfusion intravenous with titration and bolus intravenous provide good analgesia, patient satisfaction. Morphine perfusion intravenous provides superior analgesia, less times to look after patient. Key words: Morphine, bolus, perfusion intravenous, titration. GIỚI THIỆU Giảm đau sau mổ với Morphine qua phương pháp truyền tĩnh mạch có hoặc không có liều định chuẩn sử dụng máy bơm điện, dễ sử dụng, cách tính liều đơn giản, ít nhầm lẫn, có thể tăng giảm liều khi cần, nhân viên y tế không phải làm việc nhiều hơn, tiêm thuốc nhiều lần, có hiệu quả giảm đau tốt cho những phẫu thuật dự kiến có mức độ đau vừa đến đau nhiều và áp dụng cho mọi lứa tuổi. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả điều trị đau của Morphine bằng phương pháp truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch sau phẫu thuật ở trẻ em. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng trên những bệnh nhi phẫu thuật chương trình có dự kiến mức độ đau sau mổ từ vừa đến đau nhiều thuộc 5 loại sau: thận niệu sinh dục, chỉnh hình, lồng ngực, các tạng thuộc vùng bụng trên và dưới. Sau khi giải thích về phương pháp giảm đau, được sự đồng ý của cha mẹ và bệnh nhi, chúng tôi chọn nghiên cứu tất cả các bệnh nhi từ 6 tháng đến 15 tuổi, có phân loại ASA I, II, III, phẫu thuật chương trình, dự kiến sau mổ có mức độ đau vừa đến nhiều. Chúng tôi không nhận những bệnh nhi dị ứng Morphine, Paracetamol, bệnh lý đường tiêu hóa, tâm thần. Trước mổ, bệnh nhi được khám tiền mê thường qui. Bệnh nhi nhịn ăn uống 6 giờ trước mổ đối với thức ăn đặc, 4 giờ đối với thức ăn lỏng. Bệnh nhi được đặt được truyền tĩnh mạch Normalsalin 0.9% trước mổ, gây mê toàn thể có đặt nội khí quản, duy trì Halogen hoặc Isofluran. Sau mổ, nhóm 1: bệnh nhi được dùng Morphine qua đường truyền tĩnh mạch liều 0.01 mg/kg/giờ. Nhóm 2: Morphine tiêm TM 0.05 mg/ kg đồng thời truyền TM 0.01 mg/kg/giờ. Nhóm 3: Morphine tiêm TM 0.1mg/ kg/ 8 giờ xen kẽ với Acetaminophen tiêm 10 mg/kg/ 8 giờ, uống hoặc đặt hậu môn 15 mg/ kg/ 8 giờ. Thời điểm O: bắt đầu dùng thuốc Morphine, thỏa các điều kiện sau: Nhóm 1, 2 (bệnh nhi chưa tỉnh mê), mục đích giảm đau dự phòng 1. Rút nội khí quản. 2. Nhịp thở đều trên 16 lần / phút, không co kéo. 3. SpO 2 > 95%. Nhóm 3: các điều kiện trên và mức độ đau trên 3 điểm (bệnh nhi đã tỉnh mê, than đau). Thay đổi liều Morphine + Thay đổi liều sau khi dùng thuốc 30 phút. + Khi thay đổi, chú ý tình trạng hô hấp, mức độ an thần. + Mỗi lần thay đổi liều, theo dõi mức giảm đau trong 30 phút. *Tăng liều Morphine: Nếu mức độ đau khi nghỉ ≥ 3 điểm hoặc thang điểm Objective pain scale (OPS) trên 6 điểm Nhóm 1: Liều ban đầu truyền TM 0.01 mg/kg/giờ tăng liều từ 0.02 mg/kg/giờ đến 0.04 mg/kg/giờ (tương ứng tốc độ truyền từ 2 ml/giờ đến 4 ml/giờ). Nhóm 2: Liều ban đầu tiêm TM chậm 0.05 mg/kg đồng thời truyền TM 0.01 mg/kg/giờ. 30 phút sau khi tiêm TM, nếu mức độ đau chưa giảm, bổ sung 1 liều tiêm TM Morphine 0.025 mg/kg. Từ giờ thứ hai sau mổ trở đi, nếu mức độ đau khi nghỉ vẫn trên 3 điểm, tăng liều truyền TM từ 0.02 mg /kg/giờ đến 0.04 mg /kg/giờ. Tương đương 2ml/giờ đến 4 ml/giờ. Nhóm 3: Liều ban đầu Morphine tiêm TM chậm 0.1mg/kg/8giờ xen kẽ với Acetaminophen tiêm 10 mg /kg /8 giờ, uống hoặc đặt hậu môn 15 mg/kg/8 giờ. Tăng liều Morphine TM từ 0.2 mg/kg đến 0.4 mg/kg. Liều thuốc Morphine sau khi tăng được duy trì suốt quá trình điều trị giảm đau. * Ngừng thuốc, chuyển phương pháp giảm đau khác khi điểm an thần ≥ 3 điểm hoặc nhịp thở bất thường. Các dấu hiệu của nhịp thở bất thường: + Thở không đều + Nhịp thở chậm < 16 lần / phút: trẻ < 1 tuổi. < 14 lần / phút: trẻ 1-5 tuổi. < 12 lần /phút: trẻ 5-12 tuổi. < 10 lần / phút: trẻ > 12 tuổi. Cách pha thuốc Morphine để truyền tĩnh mạch: Số mg Morphine = ½ Trọng lượng cơ thể (theo kg) Pha với NaCl 0.9% hoặc Glucose 5% sao cho đủ 50 ml Dùng bơm tiêm điện Vận tốc bơm 1 ml/giờ sẽ tương đương với liều 0.01 mg /kg Nhân viên y tế (NVYT) ghi nhận sinh hiệu, điểm an thần, mức độ đau, các dấu hiệu kèm theo như buồn nôn, nôn, ngứa, run, bí tiểu vào các thời điểm sau mổ 0-1- 2-4-8-12-16-20-24-28-32-36-40-44-48 giờ và 24 giờ sau khi ngưng dùng Morphine. Ngoài các thời điểm trên, bất cứ khi nào bệnh nhi có các diễn biến bất thường, NVYT đều ghi nhận và xử trí. Trong giờ đầu sau mổ, NVYT đánh giá các dấu hiệu mỗi 15 phút. Thời điểm 0 đối với nhóm 1, 2: bệnh nhi không được ghi nhận mức độ đau do chưa tỉnh mê. Thời điểm 0 đối với nhóm 3: bệnh nhi được ghi nhận tất cả các dấu hiệu do đã tỉnh mê. Đối với bệnh nhi có ASA I, II: trong 2 giờ đầu sau mổ, bệnh nhi nằm ở phòng hồi tỉnh. Khi sinh hiệu ổn (mạch, huyết áp ổn định, tự thở với khí trời đạt SpO 2 100%), không buồn nôn, nôn, nhức đầu, bệnh nhi được chuyển về phòng chăm sóc tích cực. Đối với bệnh nhi có ASA III: khi mạch, huyết áp ổn định, tự thở qua mặt nạ với oxy 3-5 lít/ phút đạt SpO 2 100%, bệnh nhi được chuyển về khoa hồi sức. * Điều dưỡng đánh giá mức độ đau: Trẻ trên 2 tuổi: thang điểm 5 1: Không đau, nằm yên, ngủ, không giới hạn hoạt động. 2: Đau ít khi ngủ, vừa khi vận động (hít thở sâu được, nhưng nằm nghiêng và ho bị giới hạn nhẹ) 3: Đau vừa khi nghỉ, đau nhiều khi vận động (xoay trở cần giúp đỡ, ho hít thở sâu bị giới hạn) 4: Đau nhiều liên tục, không ho hít thở sâu, nằm im, không dám cử động. 5: Đau nhiều không chịu nổi, rên la. Trẻ dưới 2 tuổi: đánh giá đau với thang điểm Objective pain scale OPS (thang điểm 10): 1. Huyết áp tâm thu: Tăng, giảm dưới 10% so trước mổ: 0 Tăng, giảm 10% -20% so trước mổ: 1 Tăng, giảm trên 20% so trước mổ: 2 2. Khóc: Không khóc: 0 Khóc dỗ nín: 1 Khóc dữ dội: 2 3. Cử động Nằm yên, ngủ: 0 Bứt rứt: 1 Dãy dụa, vùng vẫy: 2 4. Thái độ: Ngủ, nằm yên: 0 Căng thẳng, lo âu: 1 Dãy dụa, bám chặt me: 2 5. Lời nói, tư thế: Nằm yên, ngủ: 0 Than đau vừa, khó chịu, co tay chân, nói đúng chỗ đau: 1 Co tay chân, không cho chạm chỗ đau: 2 Bệnh nhi hoặc thân nhân đánh giá mức độ đau: 0=không đau, 1= đau ít, 2=đau vừa, 3=đau nhiều, 4=đau không chịu nổi. * Mức độ an thần 0: Tỉnh táo 1: Ngủ gà ngắt quãng nhưng dễ dàng thức tỉnh 2: Ngủ gà nhiều hơn, thức tỉnh khi gọi 3: Ngủ gà liên tục, khó thức tỉnh bằng kích thích mạnh hoặc không thức tỉnh * Phân tích, thống kê dữ liệu bằng chương trình STATA 8.0, phép kiểm chi bình phương cho biến số định tính, Anova cho biến định lượng, phương pháp Bonferroni để so sánh bắt cặp các phương pháp của biến định lượng. Kết quả có ý nghĩa thống kê với p<0.05. KẾT QUẢ Từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2007, tại bệnh viện Nhi đồng 2, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 203 BN với nhóm 1: 76 BN, nhóm 2: 49 BN, nhóm 3: 78 BN. Các thông số của nhóm nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1. Không có sự khác biệt vế giới tính, tuổi, cân nặng, chiều cao và phân loại ASA. Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng Giới Nam (%) 46 (60,5) 34 (69,4) 51 (65,4) Tuổi (năm) 7,2 ± 4,3 5,7 ± 4,3 5,7 ± 4,8 Cân nặng (kg) 21,6±11,4 19,2±10,8 18,9±11,9 Chi ều cao (cm) 114,5±30,1 106,8±32,7 102,6±32,0 ASA I(%) II (%) III (%) 39 (50,0) 23(19,5) 16(20,5) 24(51,0) 17(36,2) 6(12,8) 35(44,9) 36(46,1) 7(9,0) 98(48,3) 76(37,4) 29(14,3) Tổng 76 49 78 203 Bệnh lý cần phẫu thuật phần nhiều thuộc khoa thận, niệu sinh dục, chỉnh hình. Bảng 2: Chẩn đoán Nhóm Thận Niệu Ch ỉnh hình L ồng ngực Bụng trên Bụng dưới Tổng [...]... mg/kg tiêm tĩnh mạch, dấu hiệu suy hô hấp nặng xuất hiện *So sánh hiệu quả điều trị đau giữa nhóm truyền tĩnh mạch có liều định chuẩn (nhóm 2) và truyền tĩnh mạch không liều định chuẩn (nhóm 1) mức độ đau trung bình khi ho trong 20 giờ đầu, nhóm truyền tĩnh mạch có liều định chuẩn (nhóm 2) có điểm đau thấp hơn nhóm truyền tĩnh mạch không liều định chuẩn (nhóm 1) với (p < 0,05) Nhóm truyền tĩnh mạch. .. Morphine với 3 phương pháp giảm đau qua đường tĩnh mạch: truyền tĩnh mạch có liều định chuẩn, truyền tĩnh mạch không liều định chuẩn và tiêm tĩnh mạch từng liều cách quãng tại bệnh viện Nhi đồng 2, chúng tôi nhận thấy: Cả 3 phương pháp đều cho hiệu quả giảm đau tốt, giúp bệnh nhi vận động sớm sau mổ cũng như hài lòng với các phương pháp điều trị giảm đau Chất lượng giảm đau bằng cách truyền TM có hoặc... đau nhóm 2 tốt hơn nhóm 1 * So sánh hiệu quả điều trị đau giữa nhóm truyền tĩnh mạch có liều định chuẩn và tiêm tĩnh mạch (nhóm 2 và 3) Theo bảng 3 và bảng 4, trong thời gian nghiên cứu 48 giờ đầu sau mổ, mức độ đau trung bình khi nghỉ (MĐĐTBKN) và mức độ đau trung bình khi ho (MĐĐTBKH) ở nhóm tĩnh mạch (nhóm 3) cao hơn nhóm truyền tĩnh mạch (nhóm 2) (p0,05) Như vậy, dù có thêm liều định chuẩn 0,05mg/kg tiêm tĩnh mạch, lượng Morphine . PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN TĨNH MẠCH VÀ TIÊM TĨNH MẠCH TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau của Morphine bằng phương pháp truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch sau phẫu. nhau ở cả 3 phương pháp. Tác dụng không mong muốn do phương pháp truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch trong giới hạn chấp nhận được. Khả năng ứng dụng rộng rãi phương pháp truyền tĩnh mạch dễ thực. tế. Kết luận: Phương pháp dùng Morphine truyền tĩnh mạch và tiêm tĩnh mạch mang lại hiệu quả điều trị đau tốt, giúp bệnh nhi mau hồi phục sau phẫu thuật. Phương pháp truyền tĩnh mạch Morphine

Ngày đăng: 01/08/2014, 05:20