1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Lang thang bên bờ vực Kings Canyon pdf

7 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 377,33 KB

Nội dung

Lang thang bên bờ vực Kings Canyon Qua "đồi đột quỵ" đến "vườn thượng uyển", cũng không quá phi lý khi một số đoạn của Kings Canyon ở Úc lại có những cái tên rất lạ. Trong cái nóng oi bức của sa mạc, muốn trekking (lang thang khám phá) trên cung đường "Rim Walk" thì cần phải có thần kinh vững. Mới 6g40 mà một số xe buýt đã đến đây khá lâu. Nếu muốn chiêm ngưỡng Kings Canyon đẹp và thú vị nhất thì không thể để muộn được. Khi mặt trời mọc, những vách đá dựng đứng nhuốm các loại màu đỏ, da cam, vàng và màu đất. Canyon là khe núi nổi tiếng nhất của Outback và là địa chỉ không thể bỏ qua đối với du khách trên cung đường từ Alice Springs đến Ayers Rock. Nhiều người thích đi vào trong khe núi và chiêm ngưỡng những vách núi khổng lồ từ dưới chân núi lên. Nhưng thú vị và hấp dẫn hơn khi trekking trên cung đường "Rim Walk" lượn quanh khe núi đó trên đỉnh núi. Để đến với "Lost City" của Kings Canyon, người ta đã phải vượt qua những đoạn dốc khá vất vả "Chào mừng bạn đến với đồi đột quỵ", anh hướng dẫn viên du lịch nói, cười tủm tỉm và hất chiếc mũ ra phía sau gáy. Một số người địa phương gọi cung đường "Rim Walk" dốc ngược này là "Cardiac hill" (Đồi đột quỵ). Tại đây trên một đoạn đường ngắn người ta phải vượt qua độ cao 100m – cũng là một trong những lý do người ta leo lên đây vào buổi sáng vì buổi trưa sẽ rất nóng. Đặc biệt, vào mùa hè ở Outback, khoảng từ tháng 10 cho đến tháng 4, lũ ruồi cũng hoạt động rất mạnh, chúng chui cả vào tai và mũi của du khách. "Vườn thượng uyển" giữa những núi đá dựng đứng: nước từ trong núi tuôn ra mang lại cảm giác mát mẻ cho du khách Thật sự leo lên đây không đến nỗi quá khó khăn và mệt nhọc như người ta tưởng tượng và con đường được chỉ dẫn rất chi tiết. Và nếu có chuyện gì xảy ra thì dọc hai bên đường có đến 4 chỗ có thể gọi điện thoại kêu cứu đến với đội cứu trợ của công viên quốc gia. Đất thiêng của thổ dân Một số lớp đá của Kings Canyon có tuổi đời đến 440 triệu năm. Thuộc dãy núi George Gill Range, lịch sử của khe núi này bắt đầu từ cách đây khoảng 20 triệu năm khi vết nứt của núi cứ lớn lên theo thời gian và mưa gió. Lần cuối cùng vách núi ở phía bắc bị lở một phần là vào những năm 1930. Một vài tảng đá rơi xuống còn lớn hơn cả một dãy nhà. Nhưng phần lớn, người ta không thể tận mắt nhìn chúng vì đối với thổ dân Luritja thì đó là một nơi rất thiêng liêng, chỉ một số đàn ông am hiểu nghi lễ tôn giáo mới dám vào. Vách núi dựng đứng tại Kings Canyon nhẵn thín như được mài Không khí buổi tối ở Outback. Tại "Kings Canyon Resort" du khách có thể chiêm ngưỡng "trò chơi" sắc màu của George Gill Range khi ho àng hôn buông xuống Đi trên cung đường trekking Rim Walk thì thoải mái hơn, không phải chịu những gò bó bắt buộc đó. Trong khoảng 2 tiếng rưỡi, thi thoảng con đường dẫn ra gần miệng vực thẳm – nơi chỉ dành cho những người không sợ độ cao. Mồ hôi chảy ròng ròng trên trán nhưng lúc nào cũng có những điều hấp dẫn và thú vị để khám phá. Một vài vách đá hay mỏm núi được đặt cho những cái tên riêng. "Lost City" trông giống như một cái tổ ong vĩ đại đã hóa đá hay "vườn thượng uyển", nơi có một vũng nước mát lạnh như nước đá. Lái xe bên trái Khu Canyon này không đặt tên theo các vua chúa của Vương quốc Anh như người ta thường đoán lầm. Năm 1872 khi Ernest Giles, người gốc châu Âu đầu tiên đến đây, ông đã lấy tên bạn của mình là Fiedler King để đặt tên cho khe núi. Bất cứ một ai leo được xuống chỗ đỗ xe đều có thể tự cảm thấy mình là một "ông vua" con. Đích đến tiếp theo đang đợi ở phía trước, phần lớn đó là Alice Springs hay Uluru (Ayers Rock). Vùng Outback không hoang dại như vốn có, đường sá được trải nhựa, kể cả con đường dẫn đến Kings Canyon. Từ đầu năm 2008, tại khu vực không dân cư của Northern Territory, người ta chỉ được phóng xe với tốc độ cao nhất 130 km/giờ. Thật buồn cười với các biển hiệu ở những ngã tư giữa đồng không mông quạnh. Cứ như bạn đang ở cạnh biên giới với một lãnh thổ khác và một hệ thống giao thông khác. Biển hiệu ghi dòng chữ: "Lái xe bên trái" hoặc "Cấm không được vượt đèn đỏ" ở Northern Territory, mặc dù phải cách đấy đến 300 km mới lại có một biển hiệu đèn xanh đèn đỏ. Núi thiêng Uluru… và Olgas là những điểm đến không thể bỏ qua khi thăm Outback ở Úc Những con đường tưởng chừng như bất tận, nhưng biển hiệu vẫn nhắc nhở người ta không được vượt đèn đỏ Một chi tiết nhỏ cũng khá thú vị. Trên đường tới Alice Springs, bạn nên ghé nhà hàng ở Stuarts Well bởi tại đây có "Dinky the Dingo" đang đợi. Con chó này của chủ nhà hàng Jim Cotterill. Cô con gái của ông vốn thích chơi đàn piano, nên đến giờ Dinky vẫn rất thích nhảy lên chiếc đàn piano cũ kỹ tại phòng khách và cất tiếng kêu man rợ trong khi dùng chân ấn những phím đàn. Chó Dingo ("Dinky the Dingo") vừa dùng chân đánh đàn vừa "hát" ở nhà hàng Stuart Wells . Lang thang bên bờ vực Kings Canyon Qua "đồi đột quỵ" đến "vườn thượng uyển", cũng không quá phi lý khi một số đoạn của Kings Canyon ở Úc lại có những. muốn trekking (lang thang khám phá) trên cung đường "Rim Walk" thì cần phải có thần kinh vững. Mới 6g40 mà một số xe buýt đã đến đây khá lâu. Nếu muốn chiêm ngưỡng Kings Canyon đẹp và. nghi lễ tôn giáo mới dám vào. Vách núi dựng đứng tại Kings Canyon nhẵn thín như được mài Không khí buổi tối ở Outback. Tại " ;Kings Canyon Resort" du khách có thể chiêm ngưỡng "trò

Ngày đăng: 01/08/2014, 05:20

w