Utah và tình yêu thiên nhiên pptx

10 325 0
Utah và tình yêu thiên nhiên pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Utah và tình yêu thiên nhiên Lần đầu tiên, tôi đi xa mà chẳng thấy nhớ nhà. Đã in dấu chân lên không biết bao nhiêu đô thị lớn của xứ cờ hoa này, chuyến nào cũng mang cảm giác người khách lạ. Vậy mà lần này, lười nhác đủng đỉnh ở California cả tuần, cái cảm giác tha hương ấy lại không hề quay lại. Vì bạn bè tôi ở đó nhiều lắm… Vì những buổi sáng trời xanh trong như ngọc được khề khà với một đám bạn bên ly cà phê ở quán Gipsy, như thể đang ngồi với nhau ở một góc phố nào đó ở Sài Gòn quen thuộc. Vì những buổi tối xì xụp chan chan húp húp món ăn Việt. Ê hề, chẳng thiếu thứ gì! Khi dạ dày no đủ hương vị quê nhà, lòng người ta cũng bớt nỗi tha hương. Thế là đủ, tôi lại quảy gánh balô, laptop, máy ảnh cùng H. lên đường. H. là người bạn mới quen nhưng đã vô cùng thân thiết. Anh ta chơi nhiếp ảnh sành điệu vô đối thủ, đọc mê man Herman Hess và Stefan Sweig. Tờ mờ sáng, California đầy sương còn say ngủ, tôi và H. đã phóng vun vút trên xa lộ. Con đường ấy kéo thẳng tắp đến chân trời, như một nhát kiếm cắt ngọt chia đôi sa mạc Nevada với những rặng núi lô nhô. Sau sáu giờ đồng hồ vi vu như thế, chúng tôi đến Công viên quốc gia Zion của bang Utah. Xin đừng tưởng chữ “công viên” với cái nghĩa chăm chút tỉa tót đầy nhân tạo, hoặc nhếch nhác đầy tệ nạn như bên nhà. Công viên quốc gia ở đây là khu bảo tồn thiên nhiên chu đáo đến mức cực đoan. Phải có giấy phép mới được vào, mà với số lượng rất giới hạn. Thảo nguyên trên hoang mạc Zion Suối trong khe núi Nơi đây, các tiện nghi văn minh được hạn chế đến mức tối thiểu. Không sóng điện thoại, không dây điện, không bảng chỉ dẫn, trừ một thông cáo nếu cho thú rừng ăn sẽ bị phạt 100 USD. Thậm chí, người ta phát túi nylon cho nhu cầu bài tiết của dân thám hiểm và phải đem “thành phẩm” ra giao nộp cho ban quản lý, cấm tiệt “thú quận công” ngay cả ở nơi hoang dã này! Trưởng đoàn của chúng tôi phải ký vào một giấy cam kết “tự chịu trách nhiệm về các nguy hiểm có thể xảy ra cho mình”. Phải qua hôm sau, khi thật sự làm một chuyến du thám vào hẻm núi Zion, tôi mới thật sự hiểu được lý do của lời cam kết này, đó là vì nó nguy hiểm không thể tả được. Vì lý do bảo tồn thiên nhiên, con đường mòn dài 16 dặm giữa hai hẻm núi hoàn toàn không có một bảng chỉ dẫn. Chúng tôi chỉ có thể tìm ra lối đi dựa vào một dấu hiệu duy nhất: ba viên đá xếp chồng lên nhau mà người đi trước đã làm dấu. Đến Zion vào lúc trời còn mờ tối, trời nhiều sao như một tấm màn nhung lấp lánh, chúng tôi phải ngồi co ro trong giá lạnh, ngước mắt nhìn vô vàn vì tinh tú bên những bóng đen kỳ vĩ của rặng Zion. Nghe H. kể, có một lần ngồi trên rặng Grand Canyon chờ bình minh lên, anh ta đã “tự phế võ công”, cất máy ảnh vào túi, chỉ ngồi chiêm ngưỡng vầng dương quá ngoạn mục. Dân chụp ảnh mà “nhịn thèm” đến thế thì kể ra cũng đáng gọi là đạt mức cao nhất của đạo nhiếp ảnh. Cho đến mờ sáng, con đường mòn đầy cát và xương rồng mới hiện ra. Bình minh Chỉ năm ba phút, trước mắt tôi đã hiện ra một cảnh tượng đến chết cũng không quên được: cảnh Mặt trời lên trên đỉnh Zion. Qua 175 triệu năm trước, các lực nước chảy, động đất đã cắt những lát thẳng đứng, bén ngọt lên núi đá như thể ta cắt một lát bánh gatô vậy. Mà những ánh nắng vàng đầu tiên buổi sớm chiếu trên mỏm Zion thì tinh khiết đến vô cùng. Nó tạo ra một hiệu ứng bóng đổ tuyệt vời giữa phần mỏm núi vàng rực, với phần thân núi còn chìm trong bóng mờ của sương sớm. Đi thôi! Liều mạng mà đi, vì con đường hoàn toàn không có một bậc thang, một tay vịn hay một bảng chỉ dẫn. Chỉ sẩy tay một chút, với lực kéo của cái balô nặng trịch sau lưng là dễ dàng lăn ngay xuống vực sâu đầy đá nhọn bên dưới, vô phương cứu vãn. Yên Tử, Phong Nha, Chùa Hương… chẳng là gì so với sự nguy hiểm nơi đây. Lần mò tám dặm dài theo con suối chia đôi hai vách núi, có khi phải ngâm mình trong dòng nước lạnh buốt, có khi phải leo lên những vách đá cheo leo mới qua được bờ suối bên kia, đến quá trưa chúng tôi mới đến được nơi cần đến: nơi giao nhau của hai vách núi Zion, với chỉ một ánh mặt trời chiếu thẳng xuống từ đỉnh đầu. Dưới chân là suối chảy ào ạt, trơn trượt… Suối nhỏ Phải “đứng tấn” để chụp ảnh, ngẩn người ra ngắm sự kỳ vĩ vô song không thể thấy được lần thứ hai trong đời, rồi lại hối hả quay ra. Phải đi nhanh, sải bước vì sợ tắt nắng sẽ bị kẹt lại trong hẻm núi mà nhiệt độ ban đêm xuống đến âm 30 độ C. Chúng tôi hổn hển leo lên con dốc dựng đứng chừng 60-70 độ, chân tay rã rời mà vẫn phải nghiến răng nhích từng bước một. Chỉ một bước chân đặt sai, chỉ một viên đá tuột ra là hết! Nhưng đời tôi chưa hết, còn sống thêm được một đêm nằm ngẫm nghĩ. Dù không nhiều lắm những người Mỹ đến đây, dù những gã lữ hành Mỹ leo dốc thoăn thoắt như nai…, thật khó hiểu khi thấy một sự liều mạng đến thế. Điểm đến của dân nhiếp ảnh Vì sao một dân tộc nổi tiếng là tổ chức tốt, lại có thể cực đoan đến mức vì lý do bảo tồn thiên nhiên hoang dã mà phó mặc sinh mạng du khách như không đến vậy? Dù không có sóng di động để kêu cứu khi cần, nhưng tại sao người ta không cho mượn (hay thuê) một thiết bị định vị GPS chẳng hạn để theo dõi, hay cung cấp pháo sáng để làm tín hiệu cấp cứu. Tại sao không? Thật tình, yêu thiên nhiên theo kiểu Mỹ đến mức này thì tôi không hiểu nổi. Vì thiên nhiên hoang dã nào quý hơn sinh mạng con người? Tôi lại tự hỏi vì sao những con người đỏ au, béo tốt, ăn sung mặc sướng kia lại rời bỏ những tiện nghi đang có, dấn thân vào một chặng thám hiểm nguy nan đến thế? Vì tình yêu thiên nhiên đến mức tuyệt đối? Hay vì tẻ nhạt, buồn chán với đời sống quá tiện nghi sung túc, bèn “liều mình như chẳng có” để đắm mình, chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt mỹ? Làm sao tôi – một gã da vàng, lý giải được sự cực đoan đến rồ dại trong tình yêu thiên nhiên của người Mỹ? Máu Việt Nam ăn chắc mặc bền trong tôi không thể nào hiểu được… Khi hoàng hôn xuống Buổi chiều cuối cùng ở Utah, hoàng hôn buông xuống với những ráng chiều đủ màu sắc đẹp không thể nào tả nổi bằng lời. Đứng co ro giữa cao nguyên hùng vĩ, chung quanh là núi đá, đất trời bao la, tôi đã hiểu thế nào là sự hùng vĩ đến mức tuyệt đối của thiên nhiên. Nơi đây, tôi chỉ là một hạt cát giữa khoảng bao la này. Nơi đây, tôi hiểu được sự phù du của đời sống con người, chỉ là một chớp mắt giữa thiên thu vô tận. Chỉ vài phần trăm giây qua ống kính, cái ánh sáng hiu hắt hàng triệu triệu năm trước đang tắt dần qua mỏm núi đã được bắt giữ vào máy ảnh của tôi. Ngày xưa, Cao Bá Quát, kẻ sĩ ngang tàng trong văn học chúng ta đã từng bái lạy một nhành mai, vì cái đẹp mong manh đến nao lòng của nó. Trăm năm sau, gã lữ hành người Việt với balô, máy ảnh, lưu lạc đến chốn xa lạ này cũng những muốn quỳ bái tạ cái ánh nắng vàng vĩnh cửu đã đổ bóng xuống rặng núi kia hàng triệu triệu năm về trước. Lần đầu tiên, tôi biết yêu nước Mỹ, như một con người, yêu mến Mẹ Thiên Nhiên vĩ đại mà khắc nghiệt của mình, bất kể chủng tộc, màu da. Mà tình yêu thì nào màng đến hiểm nguy, thưa bạn? Trăng lên Kỳ bí Tận cùng hẻm núi Lát bánh gatô của Mẹ Thiên Nhiên . như chẳng có” để đắm mình, chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt mỹ? Làm sao tôi – một gã da vàng, lý giải được sự cực đoan đến rồ dại trong tình yêu thiên nhiên của người Mỹ? Máu Việt Nam ăn chắc. pháo sáng để làm tín hiệu cấp cứu. Tại sao không? Thật tình, yêu thiên nhiên theo kiểu Mỹ đến mức này thì tôi không hiểu nổi. Vì thiên nhiên hoang dã nào quý hơn sinh mạng con người? Tôi lại. Utah và tình yêu thiên nhiên Lần đầu tiên, tôi đi xa mà chẳng thấy nhớ nhà. Đã in dấu chân lên không biết

Ngày đăng: 01/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan