Pha sữa cho con, mẹ cũng nên học Đi làm hàng ngày, chị Mai chẳng hề yên tâm tí nào. Tất cả cũng chỉ vì chuyện pha sữa cho bé Cún. Mặc dù chị đã dặn đi dặn lại bà nội là pha sữa theo đúng tỉ lệ 1 thìa sữa là 50ml, nhiệt độ nước khoảng 60 – 70 độ C, nhưng mẹ chồng cứ ừ lại để đấy. Bà pha sữa tùy theo ý mình và theo tình trạng sức khỏe của bé. Nếu hôm nào bé Cún uống ít sữa, bà lại pha thêm một thìa sữa và ít nước đi. Theo bà giải thích, đấy là vì con uống được ít nên cho thêm lượng sữa vào thì con cũng được uống sữa như bình thường. Nếu hôm nào cháu bị táo bón, bà lại pha ít sữa và nhiều nước lên. Bà bảo, làm như thế để cháu không bị nóng và đỡ bị táo hơn. Mùa đông thì bà cho nước thật nóng để cho Cún uống đỡ bị viêm họng. Đến mùa hè, bà chỉ pha sữa cho cháu với nước khoáng trong bình. Chị Mai đã nói với bà bao nhiêu lần, nhờ cả chồng nói thêm nhưng mọi chuyện dường như vẫn chưa được cải thiện. Cách pha sữa đảm bảo lượng dinh dưỡng nhiều nhất Theo các chuyên gia khuyến cáo, một bình sữa đảm bảo lượng dinh dưỡng nhiều nhất là khi pha phải vệ sinh, giữ được dinh dưỡng đầy đủ. Bố mẹ hãy chú ý một vài điều khi pha sữa cho con nhé. Trước hết, mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn trên vỏ hộp. Bởi vì trên mỗi vỏ hộp, nhà sản xuất đã hướng dẫn cách pha và mức pha theo đúng tỉ lệ. Phải đúng tỉ lệ sữa và nước thì mới đảm bảo được chất dinh dưỡng trong sữa. Chú ý, các loại sữa khác nhau thì tỉ lệ pha giữa nước và sữa cũng khác nhau. Không thể lấy tỉ lệ của loại sữa này áp dụng cho loại sữa khác. Nên dùng thìa xúc sữa có sẵn trong hộp. Trước khi pha sữa, người lớn phải rửa tay sạch sẽ. Bình sữa phải được tiệt trùng bằng nước nóng. Nước pha sữa chỉ nên từ 40 – 50 độ C. Vì nếu pha sữa ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy lượng vitamin. Hãy thử độ nóng của nước bằng cách nhỏ vài giọt ra mu bàn tay, thấy độ ấm trên tay vừa phải là được. Không nên dùng miệng để thử sữa của con vì có thể khiến bình sữa bị nhiễm khuẩn từ nước bọt của người lớn. Hãy đổ nước vào bình trước, sau đó cho sữa vào sau. Làm như vậy, sữa pha sẽ không bị vón cục. Tiếp đó, lắc đều bình sữa, không nên để sữa lắng cặn dưới đáy bình. Cũng không cần cho thìa vào khuấy sữa. Mỗi lần uống, bố mẹ chỉ nên pha sữa vừa đủ cho bé uống. Tránh để bé uống sữa lại mấy lần, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Sai lầm thường gặp của bố mẹ khi pha sữa cho con Nhiều bố mẹ thường lấy nước khoáng đóng chai để pha sữa cho con. Vì bố mẹ cho rằng, làm như vậy sẽ an toàn và nhiều chất dinh dưỡng. Trên thực tế, một số loại nước khoáng có hàm lượng khoáng vượt định mức. Với các bé dưới 6 tuổi, cần hạ thấp lượng khoáng trong sữa để giảm tải cho thận. Do đó, tốt nhất là nên chọn nước lọc sạch, nấu chín để giảm nhiệt độ rồi pha sữa cho con. Các bé thường sợ uống thuốc và giải pháp bố mẹ chọn là pha sữa với thuốc để “lừa” con uống. Trên thực tế, pha sữa và thuốc sẽ kiềm chế tác dụng của thuốc. Trong sữa có nhiều vi lượng và chất béo, dễ tạo nên những phản ứng gây kết tủa khó tiêu. Bố mẹ hãy hạn chế tối đa việc pha sữa với thuốc để cho con uống. Bố mẹ cũng thường pha sữa với nước hoa quả để dụ con uống thuốc và uống nước quả. Điều đó cũng sẽ làm cho con khó tiêu và dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Với những hộp sữa đã bị vón cục nhưng vẫn còn hạn sử dụng, người lớn rất băn khoăn không biết có nên cho bé dùng nữa hay không? Tốt nhất, bố mẹ chỉ nên cho bé dùng sữa không bị vón cục và thời gian mở hộp chưa đầy một tháng. . Pha sữa cho con, mẹ cũng nên học Đi làm hàng ngày, chị Mai chẳng hề yên tâm tí nào. Tất cả cũng chỉ vì chuyện pha sữa cho bé Cún. Mặc dù chị đã dặn đi dặn lại bà nội là pha sữa theo. đó, lắc đều bình sữa, không nên để sữa lắng cặn dưới đáy bình. Cũng không cần cho thìa vào khuấy sữa. Mỗi lần uống, bố mẹ chỉ nên pha sữa vừa đủ cho bé uống. Tránh để bé uống sữa lại mấy lần,. dưỡng trong sữa. Chú ý, các loại sữa khác nhau thì tỉ lệ pha giữa nước và sữa cũng khác nhau. Không thể lấy tỉ lệ của loại sữa này áp dụng cho loại sữa khác. Nên dùng thìa xúc sữa có sẵn