Cao nguyên trắng Bắc Hà Được mệnh danh là cao nguyên trắng trên vùng đất giáp biên giới, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với hàng chục hang động, đa dạng về tiểu vùng khí hậu và phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, Bắc Hà vẫn là thị trấn buồn heo hút của vùng núi Lào Cai. Nửa đêm đi chợ Bắc Hà Thế nhưng có lẽ vì nghèo, không được đầu tư nên Bắc Hà vẫn may mắn giữ được vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn của mình. Bốn giờ sáng chủ nhật, thị trấn đã bị đánh thức bởi tiếng xe máy gầm rú, cả tiếng chân ngựa gõ lộp cộp trên đường chở mận từ vườn nhà vào bán ở chợ trung tâm. Chợ Bắc Hà họp một tháng bốn phiên vào mỗi sáng chủ nhật. Để chuẩn bị cho một buổi chợ, người ta phải dạy từ rất sớm, có khi phải băng rừng lội suối suốt đêm để có mặt tại chợ vào sáng tinh mơ. Những người phụ nữ đến chợ phiên Bắc Hà như một sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu Bắc Hà là nơi duy nhất ở Lào Cai có chợ ngựa Có gì mang ra chợ bán nấy, thậm chí trong nhà không có gì bán cũng phải đi chợ, vì đi chợ phiên không phải chỉ để mua bán. Nói đúng hơn, mua bán là phụ, cái chính là sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của đồng bào 14 dân tộc thiểu số ở Bắc Hà. Năm giờ sáng, tôi hòa mình vào dòng người lầm lũi đổ về chợ. Có thể cưỡi ngựa, đi xe ca, nhưng phổ biến nhất là… cuốc bộ. Tưởng 5 giờ đã là sớm, thế nhưng rất nhiều người H’Mông đã có mặt từ 2-3 giờ sáng và ngủ luôn tại chợ chờ ông mặt trời lên. Pá ở xã Đồng Xuây là một người như thế. Khi tôi đến, chị đang loay hoay xếp lại những quả cà chua cực nhỏ. Giá một cân cà chua của Pá là 5.000 đồng, còn mua theo bát thì 2000 đồng. Sạp cà chua của Pá, nếu bán hết không biết có được nổi 30.000 đồng không? Nhưng Pá bảo, tuần nào cũng phải dạy từ 2 giờ sáng, đi chợ vui lắm, vì được gặp nhiều người, được nói chuyện. Những món hàng hóa lặt vặt mà người dân mang đến chợ Bắc Hà Mười một giờ, khi nắng lên cao, hàng hóa bán cũng đã vãn, cả trăm người lại đổ về những dãy hàng ăn sau chợ. Hạnh phúc đôi khi chỉ là sau khi tan chợ được ăn một bát phở (có thịt 5.000 đồng, không thịt 2.000 đồng), hoặc xì xụp bên bát bánh đúc làm từ ngô (có chan nước) hay những bát thắng cố mà người thành phố khó chịu nổi mùi vị của nó…. Chiếc váy “báu vật” của phụ nữ H’Mông Ngoài vẻ hoang sơ, chợ Bắc Hà còn ấn tượng đặc biệt với du khách bởi màu sắc sống động từ những bộ váy áo rực rỡ. Không như những nơi khác, ở Bắc Hà, từ bà lão đến các em gái nhỏ chỉ độ 3-4 tuổi đều mặc áo váy của dân tộc mình. Người phụ nữ H’Mông nổi tiếng khéo léo. Chiếc váy của họ được may rất công phu. Họ tự dệt bằng tay những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc khác nhau, tỉ mẩn khâu từng đường viền nhỏ trang trí cho chiếc váy. Chiếc váy H’Mông bằng vải thô dày, bản rộng, tạo nhiều nếp gấp, gấu viền thổ cẩm, tuỳ theo lứa tuổi mà dùng màu sặc sỡ hay nhã nhặn hơn. Ngoài tấm váy lớn, còn có 2 tấm nhỏ buộc lớp ngoài. Chiếc váy là món quà quý giá của người phụ nữ H’Mông ở Bắc Hà Đi giữa vùng núi rừng sương sa dày đặc, sắc váy của phụ nữ H’Mông nổi bật và quyến rũ lạ thường. Vào những ngày nắng, phụ nữ H’Mông thường đem váy phơi trên những phiến đá, nhìn từ trên cao xuống thung lũng, váy xòe như những bông hoa khổng lồ. Ở nhà của một trưởng bản ở Lung Phìn – Bắc Hà, khi chúng tôi tỏ ý muốn chụp ảnh, chị vợ bảo "Đợi đi mặc chiếc váy đẹp". Những chiếc váy của phụ nữ H’Mông như một gia tài nhỏ. Chẳng thế mà các thiếu nữ trước khi đi lấy chồng ngày nào cũng ngồi hàng giờ để may thêm váy mới mang theo về nhà chồng. Nếu ai từng bước vào nhà của người H’Mông, ngoài bếp lửa luôn đỏ rực than hồng, những bao ngô là lương thực dự trữ duy nhất, chỉ thấy những chiếc váy treo thành chùm ở góc nhà. Nó không giống thứ cần cất giấu kín đáo như xiêm áo của phụ nữ miền xuôi mà được phô ra như món quà quý. Nhưng nghe nói từ khi có khách du lịch đến Bắc Hà, ngoài chợ người ta đã rao giá tới 300.000 đồng/chiếc váy. Để tiện ích, người may váy mua sẵn chỉ màu, thổ cẩm dệt máy về làm váy. Đó cũng là những giá trị đang mất đi trước sự xâm thực của cuộc sống hiện đại. Váy của người H’Mông đã bán đại trà ngoài chợ Bắc Hà với giá 300.000 đồng/cái Chuyện bên bếp lửa Người H’Mông ít có nhà sàn mà ở trong những căn nhà lợp lá, tường đắp bằng đất nện, dày cỡ 50cm, gọi là nhà trình. Trong nhà bao giờ cũng rất tối. Giường ngủ được kê quanh bếp lửa, góc còn lại vừa là nơi chứa nước, dự trữ lương thực, chứa phân bón, dụng cụ lao động…Sau một ngày làm việc vất vả, bếp lửa là nơi cả nhà quây quần với những sinh hoạt chung. Bé Táu ở Lầu Thí Ngài dẫn chúng tôi vào nhà. Bên bếp lửa có chiếc điếu cày còn sặc mùi khói thuốc. Nó bảo: “Tối cả nhà mới về”. Hoá ra ông bố của bé Táu đưa mấy ông tây ba lô đi “du lịch sinh thái”. Bà mẹ vừa trên nương về, cất chiếc cuốc vào góc nhà miệng mau mắn: “Ngồi chơi tôi nấu mèn mén ăn”. Thiếu nữ Bắc hà xấu hổ khi bị người lạ chụp ảnh Nhưng với ông thợ ảnh quen thuộc ở chợ thì họ lại thích làm duyên Tối hôm đó chúng tôi ở lại nhà của Táu. Bố Táu trở về khi trời tối sẫm. Anh hồ hởi: "Khách Tây họ đến Bắc Hà nhiều đấy. Dưới thị trấn đã có người về mua đất xây nhà trọ cho khách du lịch. Họ đến và muốn đi vào các bản người H’Mông của tôi. Họ bảo tôi đưa đi chơi và cho tiền". Anh chồng cười, nụ cười của những người sống rất giản đơn, có khi chỉ mang 100.000 đồng về nhà đã là rất hạnh phúc. . Cao nguyên trắng Bắc Hà Được mệnh danh là cao nguyên trắng trên vùng đất giáp biên giới, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với hàng chục hang động, đa dạng. thiểu số, Bắc Hà vẫn là thị trấn buồn heo hút của vùng núi Lào Cai. Nửa đêm đi chợ Bắc Hà Thế nhưng có lẽ vì nghèo, không được đầu tư nên Bắc Hà vẫn may mắn giữ được vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn. chuyện. Những món hàng hóa lặt vặt mà người dân mang đến chợ Bắc Hà Mười một giờ, khi nắng lên cao, hàng hóa bán cũng đã vãn, cả trăm người lại đổ về những dãy hàng ăn sau chợ. Hạnh phúc