Tóm tắt các môn học - chương trình giáo dục tổng quát -đh Hoa Sen

3 1.1K 0
Tóm tắt các môn học - chương trình giáo dục tổng quát -đh Hoa Sen

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóm tắt các môn học - chương trình giáo dục tổng quát -đh Hoa Sen

TÓM TẮT MÔN HỌC 1. Giới và phát triển Môn học này nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa những hiểu biết về giới và các chiến lược phát triển, vốn là mối quan tâm của ngành xã hội họccác ngành khoa học xã hội khác. Môn học giới thiệu những khái niệm căn bản trong nhập môn khoa học về giới: phân biệt giới tính và giới, sự phân công lao động theo giới, hai gánh nặng của người phụ nữ, bình đẳng giới, nhu cầu giới, phụ nữ trong phát triển, giới và phát triển và sơ đồ tăng quyền lực cho phụ nữ. Nội dung cũng giới thiệu hai văn kiện quan trọng giúp cho sinh viên hiểu những trọng tâm của các phong trào phụ nữ trên thế giới cũng như những cam kết của các chính phủ: 12 lĩnh vực quan tâm của hội nghị thế giới về phụ nữ ở Bắc Kinh và công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. 2. Đạo đức kinh doanh Môn học này thảo luận và đánh giá trách nhiệm đạo đức của các nhà quản lý và các cơ quan công quyền, doanh nghiệp (DN). Môn học sẽ giúp sinh viên (SV) khám phá những vấn đề thực tiễn trong quan điểm quản trị cũng như quan điểm đa dạng khác, và phân tích những xung đột phức tạp và vấn đề khó xử, thông qua các nghiên cứu tình huống. SV tiếp cận được các phạm trù đạo đức trong môi trường cạnh tranh cua thời hội nhập. Môn học này cần trang bị cho SV tất cả các ngành và các hệ. SV vừa học lý thuyết trên lớp, vừa đi thực tế tại các cơ quan công quyền, DN…để viết báo cáo môn học (BCMH) theo nhóm. 3. Dẫn nhập phương pháp nghiên cứu Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Sinh viên sẽ được giới thiệu về các bước thực hiện một nghiên cứu, từ đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, thu thập thông tin, cho đến hoàn thành và báo cáo đề án nghiên cứu. Sinh viên sẽ được giới thiệu về những thiết kế nghiên cứu khác nhau, về cách chọn mẫu, cách đo đạc, và cách thức tổ chức nghiên cứu để có thể tự mình áp dụng vào các đề án nghiên cứu của mình sau này. 4. Đạo đức nghề nghiệp Môn đạo đức nghề nghiệp không mang tính giáo điều, không nhằm dạy cho sinh viên những giá trị đạo đức (moral values) hay chuẩn mực xã hội (social norms) như các môn học đạo đức truyền thống. Ngược lại, môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những nền tảng của ‘ethics’ để sinh viên có thể phân tích, suy xét, phản biện và xây dựng những chuẩn mực đạo đức (ethical standards) cho chính mình. Môn học sẽ bắt đầu với những ví dụ kinh điển trên thế giới về những hoạt động, quyết định thiếu đạo đức (unethical) trong những nghề nghiệp khác nhau như giáo dục, kinh doanh, y học và quản trị nhân sự. Sau đó, sinh viên sẽ được giới thiệu một số quy ước đạo đức (ethical codes) cơ bản được tôn trọng rộng rãi trên thế giới. Sinh viên cũng sẽ được giới thiệu về các trường phái suy nghĩ (schools of thoughts) khác nhau đối với những quy ước nền tảng này. Tiếp theo, sinh viên sẽ được dành phần lớn thời gian của môn học để khám phá và phân tích những ví dụ có thể gây tranh cãi về mặt đạo đức trong đời sống và công việc hàng ngày ở Việt Nam mà sinh viên có thể gặp phải sau này. Thông qua việc phân tích xung đột và giải quyết mâu thuẫn trong những ví dụ này, sinh viên có thể lập luận vấn đề một cách có đạo đức (ethical reasoning) để đưa ra những quyết định có đạo đức (ethical decisions) mà vẫn đảm bảo tính hài hòa với những giá trị đạo đức xã hội (moral values), luật pháp, và giá trị tinh thần (spiritual imperatives) ở Việt Nam. 5. Giao tiếp liên văn hóa Văn hóa có liên hệ mật thiết với công việc kinh doanh thông qua giao tiếp, ứng xử. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của biên giới vật lý ngày càng bị thu hẹp khiến cho việc giao tiếp trong đời sống nói chung và trong công việc nói riêng trở thành giao tiếp liên văn hóa. Thực tế đã chứng minh rằng các quyết định trong công việc nếu không xem xét đến yếu tố liên văn hóa thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc thực hiện và thường đi đến thất bại nếu quyết định đó vẫn không điều chỉnh cho phù hợp với yếu tố văn hóa. Môn học cung cấp một cách tiếp cận với những nền văn hóa xa lạ, giúp người học thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc. Cách tiếp cận này kết hợp thế mạnh của 2 lĩnh vực: giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication) - đặt nền tảng trên các lý thuyết về tâm lý họccác lĩnh vực liên quan - và kinh doanh quốc tế (international business). 6. Nhập môn Triết học Khoa học phát triển không thay thế triết học, trái lại, càng đặt ra nhiều câu hỏi triết học mới mẻ. Cuộc sống sôi động, phức tạp, càng cần tư duy tự chủ, sâu sắc và phê phán để tự định hướng cho mình. Môn học cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản xung quanh một số khái niệm và vấn đề được chọn lọc như: triết học, khoa học, lý tính, tự nhiên, văn hóa, cái chân, cái thiện, cái đẹp, công lý, con người, ý thức, ngôn ngữ, tồn tại v.v Qua môn học, sinh viên bước đầu làm quen và thấy thích thú với hoạt động triết lý, vì nó mang lại lợi ích thiết thực: hiểu hậu cảnh, quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả, truyền thông rõ ràng và sống thanh thản, hạnh phúc. 7. Con người và môi trường Môn học cung cấp và trình bày các kiến thức về con người và sự phát triển của con người, gắn liền với sự tác động của con người vào môi trường và hậu quả của sự tác động đó ngược trở lại đối với con người. Đồng thời giới thiệu các khái niệm về sinh thái, tài nguyên và môi trường. Môn học này cũng đưa ra các biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên mà đỉnh cao của nó là phát triển bền vững – một sự kết hợp hài hòa và tối ưu cho sự phát triển của con người, trong khi vẫn bảo vệ được môi trường tự nhiên và xã hội. Môn học còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết phục vụ cho chuyên ngành của mình, giúp người kỹ sư ra trường có ý thức cao và nắm được các vấn đề môi trường trong công việc sau này. 8. Kỹ năng sử dụng Tiếng Việt Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt qua quy trình từng bước cụ thể. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản, tập trung vào những văn bản thường gặp trong đời sống và kinh doanh như đơn từ, báo và tạp chí . 9. Kỹ năng giao tiếp Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt giao tiếp trong công sở (Communication for Business). Kỹ năng giao tiếp giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản cần lưu ý trong giao tiếp hiệu quả; lý giải những yếu tố chi phối đến quá trình giao tiếp dưới góc nhìn truyền thông học, tâm lý học, xã hội học và văn hóa học. Môn học cũng giới thiệu khía cạnh giao tiếp cụ thể trong doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng lý thuyết giao tiếp vào những bối cảnh và công việc cụ thể như giao tiếp nội bộ và bên ngoài, giao tiếp qua điện thoại và tiếp khách trực tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thương lượng và giải quyết xung đột. . quan tâm của ngành xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác. Môn học giới thiệu những khái niệm căn bản trong nhập môn khoa học về giới: phân biệt giới. TÓM TẮT MÔN HỌC 1. Giới và phát triển Môn học này nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa những hiểu biết về giới và các chiến lược phát triển,

Ngày đăng: 18/03/2013, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan