Tiếng rao Hà Nội Trong trưa. Đi dọc chiều dài đất nước, tiếng rao có lẽ không còn xa lạ gì với tất cả mọi người nhưng chẳng hiểu sao tiếng rao Hà Nội có một nét độc đáo rất riêng biệt. Vẫn chỉ là một hoạt động giao dịch theo nhu cầu của xã hội, vẫn chỉ là một loại hình quảng cáo mộc mạc bằng ngôn ngữ nhưng khác hẳn với những tiếng rao ở Huế, Hội An, Đà Nẵng tiếng rao Hà Nội dường như cũng mang phong cách trầm lặng, thanh lịch của chính văn hoá Tràng An. Cuộc sống đô thị ngày càng ồn ào và náo nhiệt. Trời còn chưa hửng sáng, những người nông dân vùng ven đô đã í ới gọi nhau vào nội thành để buôn bán. Quá nửa đêm, tiếng xe máy, ô tô tải vẫn còn rầm rầm trên những con đường Đêm dần về khuya, tiếng rao vẫn vang vang giữa những con phố nhỏ. Trời mưa hay trời rét, khi mưa phùn gió bấc, khi giá lạnh mùa Đông làm cho người ta co mình lại trong chăn ấm chẳng muốn ló đầu ra ngoài, trên những con đường nhỏ vẫn văng vẳng những tiếng: “bánh mì nóng giòn đ â y ”, “khoai nướng n à o ”. Đó đơn giản chỉ là tiếng rao những món quà tối, những thức ăn khuya. Chỉ việc mở cửa ra gọi: “bánh mì”, thế là có ngay một bữa lót dạ, vừa tiện lợi lại vừa nhàn Bóng phố. Ảnh: Phạm Trung Kiên Ngày trước, tiếng rao quà tối ở Hà Nội (chủ yếu trong phố cổ) ngoài bánh bao, bánh mì, xôi nóng còn có thịt bò khô, ngô nướng, lạc rang và đặc biệt là tiếng rao “quất ơ” (tức là tẩm quất). Hiện nay, tẩm quất không còn phổ biến nữa, có chăng nó chỉ thi thoảng xuất hiện ở các bến xe, bến tàu. Tiếng rao “quất ơ” dần dần được thay bằng các bảng hiệu nhấp nháy “mát xa máy lạnh” hay được tập trung lại trong các trung tâm tẩm quất của người kiếm khuyết Nền kinh tế nước ta ngày càng ổn định và phát triển, tiếng rao hàng vẫn tiếp tục vang lên trên khắp nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh nhạy của kinh tế, tiếng rao Hà Nội cũng phong phú hơn với nhiều mặt hàng mới và phương thức mới. Có thể nhận thấy rõ nhất là những tiếng rao mua lông gia cầm dần dần đã biến mất hẳn, thay vào đó là tiếng rao của nhiều mặt hàng mới lạ, chẳng hạn như: “Quạt cháy, máy bơm, sút – vôn – tơ hỏng bán đ i ” Rồi những tiếng rao xôi, chè, khúc nóng, bánh mì, cháo trai, cháo hến Đủ mọi mặt hàng ăn khuya, mua, bán nhưng dù là mặt hàng nào tiếng rao cũng đều có chung một điệu kéo dài các âm tiết cuối câu, lời rao ngắn gọn, tập trung vào mặt hàng cần mua hoặc cần bán. Dư âm lời rao lúc trầm, lúc trầm, lúc khoan thai, lúc gấp gáp phụ thuộc vào bước đi cũng như tốc độ phương tiện mà người rao sử dụng. Bên cạnh đó, cũng có những tiếng rao bằng ngôn ngữ giản thể, câu cú rút gọn rõ ràng nghe rất lạ tai, chẳng hạn như: “Nhôm, sắt vụn đê ” Quán đêm. Ảnh: Phạm Trung Kiên Có những tiếng rao thô, mộc như chính nghề của người rao (ví như “khoá ơ” ), có những tiếng rao ê a, kéo dài âm điệu như chính hệ thống mặt hàng người rao cần mua hay cần bán: “ bánh nếp, bánh chưng, bánh dầy, bánh giò đ i ” hay đặc biệt hơn, có những tiếng rao khiến cho nhiều người lần đầu mới nghe không khỏi băn khoăn tự hỏi chẳng hạn như “Phớ ơ” (một món ăn mùa hè bằng nước đậu phụ làm đông mềm, rưới nước đường nhạt), có những người mới đến Hà Nội, chưa biết là món gì thường lại tưởng là tiếng rao “phở” đọc lái thành “phớ” Tiếng rao Hà Nội rất đơn giản nhưng đôi khi cũng rất khó đoán định, chỉ có những cư dân sống ở đây lâu, nghe đã quen mới hiểu những quy ước bất thành văn đó. Có lẽ chính vì thế tiếng rao Hà Nội đã trở thành một nét văn hoá rất riêng của người Thủ đô. Tiếng rao cất lên giữa chốn đô thị sầm uất phần nào đã phản ánh nhịp sống vất vả và lo toan của người dân lao động nước ta. Không chỉ là tiếng rao của những người dân thuần gốc Hà Nội mà bây giờ còn là tiếng rao của cả những người dân quê tụ về thành phố kiếm sống. Tiếng rao len lỏi trong khắp các ngõ ngách dày đặc của Hà Nội, không chỉ là tiếng rao mệt mỏi của những người mẹ, người chị vì sinh kế nên sau vụ mùa đã lặn lội từ khắp các miền quê Thanh Hoá, Nam Định lên thành thị thu gom đồng nát, sách báo cũ để kiếm thêm thu nhập. Hay những cậu bé gày gò len lỏi trong dòng người xuôi ngược mời từng tờ báo, từng lá vé số Rồi trong những cơn giông, khi bầu trời vẫn còn vần vũ những giọt mưa nặng hạt, là những khuôn mặt lo lắng, những tiếng rao như gấp gáp hơn vì thùng quà khuya vẫn còn nặng oằn sau lưng Thủ đô Hà Nội đang trên đà chuyển mình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếng rao quen thuộc, ấm áp của những người buôn bán xưa dần dần bị thay bằng những băng cát – xét thu những điệp khúc khô, lạnh và lặp đi lặp lại. Phố phường ngày càng đô thị hoá, những món ăn dân dã dần dần nhường lối cho những hàng quán lịch sự. Con người Tràng An thanh lịch sẽ phải biến đổi thích nghi với cuộc sống biến chuyển từng giây từng phút. Vẫn biết là văn hoá gồng gánh, rao vặt sẽ không thể đồng điệu được với sự phát triển văn minh đô thị nhưng văn hoá là hồn vía lặn sâu vào tiềm thức. Liệu một lúc nào đó, khi giật mình nhìn lại, người Tràng An có cảm thấy buồn và thiếu vắng một tiếng rao xưa? . tiếng rao của những người dân thuần gốc Hà Nội mà bây giờ còn là tiếng rao của cả những người dân quê tụ về thành phố kiếm sống. Tiếng rao len lỏi trong khắp các ngõ ngách dày đặc của Hà Nội, . triển, tiếng rao hàng vẫn tiếp tục vang lên trên khắp nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh nhạy của kinh tế, tiếng rao Hà Nội cũng phong phú hơn với nhiều mặt hàng. Tiếng rao Hà Nội Trong trưa. Đi dọc chiều dài đất nước, tiếng rao có lẽ không còn xa lạ gì với tất cả mọi người nhưng chẳng hiểu sao tiếng rao Hà Nội có một nét độc đáo