Hồ Tây-láphổixanh
của HàNội
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành HàNội với diện tích
khoảng 500 ha, đường vòng quanh hồ dài 17 km. Ngành địa
dư lịch sử đã chứng minh rằng, hồlà một đoạn sông Hồng rớt
lại, sau khi đổi dòng, có thể tới cả hàng nghìn năm. HồTây
hay còn gọi làhồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng
(Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo. Mỗi tên lưu giữa một sự tích
về nguồn cội củaHồTây huyền thoại.
Hồ Tâylà góc lãng mạn nhất trong bức tranh HàNội đa màu;
là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và
giàu chất thơ. Chẳng thế mà bấy lâu nó vẫn là nguồn cảm
hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ với nhiều bài
hát, bài thơ viết về Hồ Tây, viết ở hồTây làm nao lòng
người.
Hồ Tây đẹp không chỉ bởi mặt nước xanh mênh mông, không
chỉ có sắc tím bằng lăng, cánh hoa phượng hồng đỏ mỗi độ
hè về, cái buồn man mác của không gian, của rặng liễu rủ
những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết mà
Hồ Tây còn đẹp bởi nó như một trái tim ôm trọn trong mình
những trạng thái buồn vui của biết bao con người.
Mỗi sáng tinh mơ, hàng trăm người, cả già lẫn trẻ tìm ra chốn
này để hít hà không khí trong lành và tập thể dục. Ðầu dốc
đường Thanh Niên làcửa ngõ của những chiếc xe đạp chở
đầy hoa, những gánh hàng ăn dân dã "chảy" vào lòng Hà Nội.
Hồ Tây trở thành điểm hẹn, để người ta tìm đến như một
quán tính. Ðường Thanh Niên hay còn có cái tên đường Cổ
Ngư rất đẹp trước đây là ranh giới giữa HồTây và hồ Trúc
Bạch, từ sau buổi vãn chiều rất đông người qua lại. Có người
tìm cho mình một góc nào đó ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi
ly cà phê trong một quán ven đường, thưởng thức món bánh
tôm nổi tiếng, ăn một ly kem; vào những nhà hàng sang trọng
nằm ở mép hồ hay giữa hồ, hoặc trên du thuyền Cũng có
người chỉ thích dạo quanh hồ để hít hà không khí trong trẻo
rồi lại đi đâu đó hoặc trở về nhà. Ðông nhất là những ngày
cuối tuần. Dòng người đổ về HồTây nhiều khi ùn tắc cả một
đoạn dài đường Thanh Niên. Trên boong tàu lớn nơi mặt hồ,
có một đôi uyên ương đang tươi cười hạnh phúc trong ngày
cưới giữa bao lời chúc phúc của người thân, bè bạn. Bên bờ,
ở một ghế đá nào đó có cụ già râu tóc bạc phơ, tay cầm ba
toong ngước về phía bờ Tây ngắm hoàng hôn xuống
Hồ Tây không chỉ là địa chỉ du lịch lý tưởng mà nó còn chứa
đựng những giá trị văn hóa dân tộc. Quanh hồ hiện có 21
ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi
tiếng với nhiều văn vật giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140
hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300
pho tượng bằng đồng, gỗ, đá Nhiều ngôi chùa, đền là thế,
nhưng có lẽ người Hà Nội, khách du lịch vẫn tìm đến đền
Quán Thánh, chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ. Người người
đến đây chẳng những được thưởng thức nét đẹp kiến trúc của
đền chùa cổ xưa mà còn cầu may, cầu phúc đông nhất là
vào những ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng và ngày
lễ, Tết. Phía tâyHồTây vẫn còn rất nhiều làng. Mỗi ngôi
làng ở đây đều ít nhiều gắn với một địa danh, một trầm tích
lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện
Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo. Làng
Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có
chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khê có
chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với sắc thắm của hoa đào nổi
tiếng. Rồi làng giấy, phường đúc đồng v.v Mặc dù, nét làng
thuở nào đã khoác lên mình một diện mạo mới trong quá
trình đô thị hóa với những khu nhà cao tầng, khách sạn, biệt
thự mọc lên nhưng nhiều làng vẫn còn giữ được nét làng với
những cổng làng, đình làng, những ngôi nhà cổ trăm năm
tuổi có lẻ HồTâylànơi đến thư giãn của người HàNội và
cũng lànơi ở lý tưởng của những người nước ngoài đang
sống và làm việc ở chốn Hà Thành, với hàng trăm ngôi biệt
thự phía tây. Ðộ hơn mươi năm về trước, người ta chỉ lên
phía tâyHồTây để vào các làng hoa, làng đào, để đi chùa, đi
phủ TâyHồ thì những năm gần đây, nhà nhà đua nhau mở
quán ăn, nhiều dần rồi thành từng khu ẩm thực với phong
cảnh trữ tình cho những người muốn "đổi gió" sau những giờ
làm việc mệt mỏi.
Michel, một du khách người Pháp kể rằng đây là lần thứ tư
anh tới Hà Nội, nhưng đã bao nhiêu lần có mặt ở HồTây rồi
thì chính anh cũng không thể nhớ nổi bởi HồTây với anh đẹp
và duyên dáng đến nao lòng. Có người gọi HồTâylà mặt
gương củaHà Nội. Tôi thích gọi HồTâylàláphổixanhcủa
chốn Kinh Thành.
.
Hồ Tây - lá phổi xanh
của Hà Nội
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích
khoảng 500 ha, đường vòng quanh hồ dài 17 km dáng đến nao lòng. Có người gọi Hồ Tây là mặt
gương của Hà Nội. Tôi thích gọi Hồ Tây là lá phổi xanh của
chốn Kinh Thành.