1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị dự án - Bài 5 pptx

28 919 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 664,1 KB

Nội dung

Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 99 0 Nội dung • Quản trị thời gian và tiến độ của dự án • Phân phối các nguồn lực của dự án ầ Mục tiêu Hướng dẫn học • Cung cấp cho học viên một số công cụ có bản để quản trị dư án • Giúp học viên hiểu và áp dụng được các sơ đồ, biểu đồ… trong quản trị dự án. • Học viên có thể tiếp thu các kiến thức và kỹ năng quản lý thời gian, tiến độ, phân phối nguồn lực, dự toán ngân sách… và áp dụng chúng. • Xây dựng và quản lý được ngân sách dự án • Có thể tham gia quản trị các dự án không quá phức tạp Thời lượng học • 8 tiết • Đây là bài học khó và trọng tâm trong chương trình, học viên cần tham gia đầy đủ các buổi online đối với bài học này. • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan tới bài học. • Nghiên cứu kỹ bài giảng kết hợp với video bài học. • Nghiên cứu thêm các nội dung quản trị khác như quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị thời gian, quản trị văn phòng… • Tập hợp các thắc mắc để đề nghị giáo viên giải đáp. BÀI 5: TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 100 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Máy móc để trên vỉa hè Một doanh nghiệp tiến hành xây dựng một nhà máy cán thép. Theo dự án được lập, đến tháng 8 việc xây dựng cơ bản hoàn thành và sau đó tiến hành lắp đặt các trang thiết bị máy móc để tháng 11 có thể tiến hành sản xuất. Khi công việc xây dựng nhà xưởng mới tiến hành được 30%, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã tiến hành ký kết hợp đồng mua máy móc, lắp đặt… và tiến hành thanh toán một khoản tiền lớn theo yêu cầu của nhà cung cấp, số tiền này còn phạm vào vốn lưu động của dự án. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cho rằng không có vấn đề gì vì quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị tín dụng là rất tốt. Đến tháng 5, khủng hoảng kinh tế nổ ra và doanh nghiệp không thể có đủ vốn như dự kiến ban đầu để cung cấp cho hoạt động xây dựng cơ bản do đã dùng khá nhiều tiền thanh toán cho nhà cung cấp thiết bị. Ngay cả các tổ chức tín dụng cũng không có khả năng cho doanh nghiệp vay thêm. Công tác xây dựng cơ bản bị đình trệ do thiếu vốn, tiến độ không được đảm bảo. Đến hạn, đối tác mang máy móc đến lắp nhưng hạ tầng chưa xong đành che bạt để tạm ở bãi đất trống và cử người trông coi. Câu hỏi 1. Theo bạn, vì sao dự án lâm vào tình trạng như vậy? 2. Tình trạng trên có thể tránh được không? 3. Ban lãnh đạo đã phạm phải những sai lầm gì? Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 101 5.1. Quản trị thời gian và tiến độ dự án 5.1.1. Phương pháp sơ đồ mạng 5.1.1.1. Khái niệm và tác dụng của mạng công việc Mạng công việc là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Mạng công việc là sự nối kết các công việc và các sự kiện. Mạng công việc có các tác dụng chủ yếu sau: • Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án. • Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án. • Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc. • Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, công việc nào có thể thực hiện đồng thời để đạt được mục tiêu hoàn thành dự án. • Là cơ sở để lập kế hoạch kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và thưc hiện dự án. • Để xây dựng mạng công việc cần xác định mối hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc của dự án. Có một số loại quan hệ: o Phụ thuộc bắt buộc: Là mối quan hệ phụ thuộc, bản chất, tất yếu không thể khác được giữa các công việc của dự án, ở đây bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất. Ví dụ: Khi bạn xây tường nhà, bắt buộc phải thực hiện sau khi đã hoàn thành xong phần móng nhà. o Phụ thuộc tùy ý: là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lý dự án. Mối quan hệ này được xác định dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỹ thuật liên qua tới dự án và trên cơ sở đánh giá đúng những rủi ro và có cách thức điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp. Ví dụ: Bạn có kế hoạ ch xây nhà, có thể tiến hành xin giấy phép xây dựng rồi thuê thiết kế hoặc triển khai hai việc này cùng lúc. o Phụ thuộc bên ngoài: là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc của dự án với các công việc không thuộc dự án, là sự phụ thuộc giữa các công việc dự án với các yếu tố bên ngoài. Ví dụ: Bạn có kế hoạch đổ trần nhà nhưng vì trời mưa to nên phải dừng lại 5.1.1.2. Phương pháp biểu diễn mạng công việc Trong quản trị dự án, người ta thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu là AOA và AON • Phương pháp AOA (Activities on Arrow – đặt công việc trên mũi tên) o Xây dựng mạng công việc theo AOA dựa trên một số khái niệm sau:  Công việc (Activities) là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện của dự án. Nó đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để hoàn thành. Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 102  Sự kiện là điểm chuyển tiếp, đánh dấu một hay một nhóm công việc đã hoàn thành và khởi đầu của một hay một nhóm công việc kế tiếp.  Đường là sự kết nối liên tục các công việc theo hướng đi của mũi tên, tính từ sự kiện đầu đến sự kiện cuối. o Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA dựa trên nguyên tắc:  Sử dụng một mũi tên có hướng để trình bày một công việc. Mỗi công việc được biểu diễn bằng một mũi tên nối hai sự kiện.  Đảm bảo tính logic của AOA trên cơ sở xác định rõ trình tự thực hiện và mối quan hệ giữa các công việc ( công việc nào phải thực hiện trước, thực hiện sau, có thể thực hiện đồng thời). Như vậy, mạng công việc là sự kết nối liên tục của các sự kiện và công việc. Xây dựng mạng công việc theo AOA có ưu điểm là xác định rõ ràng các sự kiện và công việc, được kỹ thuật PERT sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thường khó vẽ, dẫn đến một số trường hợp mất khá nhiều thời gian để vẽ sơ đồ mạng công việc của dự án. Ví dụ: Dự án K bao gồm những công việc sau: Công việc Thời gian thực hiện (ngày) Công việc trước a 2 – b 4 – c 7 B d 5 A, C e 3 B Dùng phương pháp AOA lập sơ đồ mạng công việc cho dự án này. • Phương pháp AON (Activities on Node – đặt công việc trong các nút) Xây dựng mạng công việc theo phương pháp này cần đảm bảo một số nguyên tắc: 1 2 3 4 a e b d c Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 103 o Thứ nhất: Các công việc được trình bày trong một nút (hình chữ nhật). Những thông tin trong hình chữ nhật bao gồm tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện công việc. o Thứ hai: Các mũi tên chỉ thuần túy xác định thứ tự trước sau của các công việc o Thứ ba: Tất cả các điểm nút, trừ điểm nút cuối cùng, đều có ít nhất một điểm nút đứng sau. Tất cả các điểm, trừ điểm nút đầu tiên, đều có một điểm nút đứng trước. o Thứ tư: Trong sơ đồ mạng chỉ có một điểm nút (sự kiện) đầu tiên và một điểm nút (sự kiện) cuối cùng. Mô hình: 5.1.2. Phương pháp kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án và phương pháp đường găng Một trong những kỹ thuật cơ bản để quản lý tiến độ dự án là kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM). Hai phương pháp này tuy có những khác nhau nhưng cả hai đều để chỉ ra mối quan hệ liên tục giữa các công việc, đều dẫn đến tính toán đường găng, cùng chỉ ra thời gian dự trữ của các công việc. Do vậy, khi đề cập tới phương pháp quản lý tiế n độ, người ta thường viết đồng thời tên của hai phương pháp (PERT/CPM). 5.1.2.1. Khái niệm, tác dụng và các điều kiện áp dụng phương pháp • Khái niệm PERT viết tắt của "Program And Evaluation Review Technique", CPM viết tắt của “Critical Path Method) được hiểu là phương pháp xây dựng và quản lý dự án. Phương pháp PERT/CPM giờ đây trở nên đồng nghĩa với quản lý các dự án quan trọng và dài hạn. • Tác dụng Khi tiến hành áp dụng PERT /CPM đối với quản trị dự án sẽ giúp các nhà quản trị xây dựng được lộ trình và thời gian cho các hoạt động của dự án theo từng bước, từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời chủ động khống chế được thời gian của dự án, tránh tình trạng không đảm bảo tiến độ như khá nhiều dự án đang gặp phải. Start: ID:… Finish:…. Dur:… Res:… Start: ID:… Finish:…. Dur:… Res:… Start: ID:… Finish:…. Dur:… Res:… Start: ID:… Finish:…… Dur:… Res:… Start: ID:… Finish:…. Dur:… Res:… Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 104 • Điều kiện áp dụng Để áp dụng phương pháp PERT/CPM trước hết cần phải thực hiện một số công việc chủ yếu sau: o Xác định một cách chính xác dự án sản xuất; o Xác định người quản lý dự án, người có ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án và là người ra những quyết định quan trọng; o Phân tích dự án thành các nhóm công việc và cụ thể hóa một số công việc nếu cần; o Xác định thật chính xác từng công việc; o Tìm chi phí để thực hiện từng công việc; o Thực hiện kiểm tra định kỳ để xem hệ thống có chệch hướng hay không. • Về phương pháp thực hiện có sáu bước cơ bản áp dụng cho PERT/CPM o Xác định các công việc (nhiệm vụ) cần thực hiện của dự án; o Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc; o Vẽ sơ đồ mạng công việc; o Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc của dự án; o Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện; o Xác định đường găng. 5.1.2.2. Phương pháp xây dựng sơ đồ PERT/CPM Phương pháp PERT đòi hỏi phải thực hiện một cách rõ ràng các mối liên hệ giữa các công việc khác nhau của một dự án nhằm để xác định đường găng. Đường găng đó là đường hoàn toàn dài nhất đi từ điểm đầu đến điểm cuối của sơ đồ PERT. Để xây dựng sơ đồ PERT cần phải biết độ dài của các công việc và mối liên hệ của các công việc đó. Một sơ đồ PERT bao gồm các giai đoạn và các công việc đó. Các giai đoạn biểu diễn bằng các đường tròn (còn các đường gọi là điểm nút). Các công việc được biểu diễn bằng các cung có mũi tên chỉ hướng. Một số chú ý khi xây dựng sơ đồ PERT: • Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm cuối; • Mỗi công việc được biểu diễn chỉ bằng một cung nối giữa hai đỉnh có mũi tên chỉ hướng; • Hai công việc A và B nối tiếp nhau: A B Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 105 • Hai công việc A và B được tiến hành đồng thời: • Hai công việc A và B hội tụ (có nghĩa là chúng được thực hiện trước một công việc c): • Xác định đường găng Sau khi lập được đồ thị biểu diễn quá trình thực hiện các công việc, vấn đề đặt ra là tìm tòi thời gian hoàn thành dự án bao gồm tổng thể tất cả các công việc. Phải xác định được những công việc găng, tức là những công việc mà thực hiện chúng chậm đi bao lâu thì thời điểm hoàn thành toàn bộ dự án sẽ bị đẩy lùi một khoảng đúng bấy nhiêu. Tổng thời gian của dự án chính là độ dài của đường găng. Về mặt toán học đường găng là một đường được định nghĩa là một đường hoàn toàn dài nhất nối điểm đầu và điểm cuối của sơ đồ PERT. Điểm đầu đó là điểm chỉ có những cung đi ra. Điểm cuối là điểm chỉ có những cung đi vào. Trên sơ đồ PERT mỗi nút được gọi là một sự kiện được ký hiệu bằng các con số. T = Ta + Tb + Tc + … Trong trường hợp hai công việc được tiến hành đồng thời thì sẽ lấy thời gian dài hơn. • Ví dụ: Giả sử chúng ta muốn photocopy cần làm các công việc sau đây: A: Mở hộp máy ––––––––––––––––––– độ dài :15 giây B: Lấy đối tượng cần pho to ––––– độ dài :20 giây C: Điều chỉnh tốc độ –––––––––––– độ dài :12giây D: Đặ t bản gốc lên máy, đậy nắp ––– độ dài :7giây E: Ấn nút vận hành ––––––––––––––––– độ dài : 1giây Sơ đồ PERT quá trình photocopy: Đường găng được tính bằng tổng số thời gian phải có để hoàn thành các công việc photo: T = tA + tB + tC + tD + tE = 15 + 20 + 12 + 7 + 1 = 55. A B A B C A (15) B(20) C(12) D(7) E(1) 1 2 3 4 5 6 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 106 5.1.2.3. Phương pháp xác định thời gian thực hiện công việc Có hai phương pháp chính để dự tính thời gian thực hiện các công việc của dự án: phương pháp tất định và phương pháp ngẫu nhiên. Phương pháp tất định bỏ qua yếu tố bất định trong khi phương pháp ngẫu nhiên tính đến sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên khi dự tính thời hạn thực hiện các công việc. • Phương pháp ngẫu nhiên Trong khi lập kế hoạch tiến độ, việc dự án hoàn thành vào một ngày nào đó là môt yếu tố bất định vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Mặc dù không thể biết chắc chắn đâu là ngày hoàn thành dự án nhưng các nhà quản trị dự án có thể dự tính được ngày sớm nhất và muộn nhất từng công việc và từ đó dự tính được tương đối chính xác tiến độ của dự án dựa vào các phép tính toán học thông thường. Giả sử thời gian hoàn thành từng công việc như sau: o Thời gian cực đại: Thời gian dự tính trong trường hợp công việc không thuận lợi là b. o Thời gian cực tiểu: Thời gian dự tính công việc hoàn thành một cách thuận lợi là a o Thời gian hoàn thành công việc: Tương ứng với công việc được tiến hành bình thường là m. Theo quy luật phân phối β, thời gian trung bình để thực hiện từng công việc được tính như sau: a4mb Te + + = σ Giả sử thời gian hoàn thành các công việc dự án biến động tuân theo quy luật chuẩn và giá trị trung bình trong phân phối chuẩn (tương ứng với thời gian trung bình ở đây) là thời gian hoạt động kỳ vọng theo đường găng thì đại lượng Z trong phân phối chuẩn được tính như sau: SD z − = σ Trong đó: S: Thời gian dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án D: Độ dài thời gian hoàn thành các công việc găng σ: Độ lệch chuẩn của thời gian hoàn thành các công việc găng D = ∑ (Te)i với i chạy từ 1 đến n. Như vậy, khi phương sai càng lớn thì tính không chắc chắn về thời gian hoàn thành dự án càng tăng. • Phương pháp tất định Trong nhiều trường hợp, số liệu về thời gian thực hiện một công việc tương tự nhau ở nhiều dự án được lặp lại nhiều lần. Khi đó, thời gian hoàn thành từng công việc là giá trị trung bình của tập hợp số liệu này. Phương pháp xác định thời gian thực hiện từng công việc như vậy gọi là phương pháp tất định. Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 107 Trong thực tế, cả phương pháp tất định và phương pháp ngẫu nhiên thường không có sẵn số liệu về thời gian hoàn thành các công việc. Trong trường hợp đó, người ta có thể sử dụng một trong các kỹ thuật sau: • Phương pháp mô đun Theo phương pháp này, các hoạt động được chia nhỏ thành các thao tác. Tổng thời gian thực hiện các thao tác phản ánh giá trị gần đúng của thời gian cần thiết thực hiện công việc. Thời gian thực hiện thao tác được xây dựng dựa vào kinh nghiệm thực hiện nó trước đó. • Kỹ thuật đánh dấu công việc Khi thực hiện một hay nhiều dự án sẽ có nhiều công việc chuẩn được lặp lại. Trên cơ sở thống kê các số liệu này người ta có thể tính được thời gian trung bình thực hiện công việc chuẩn, và do đó tính được thời gian hoàn thành các công việc dự án. • Kỹ thuật tham số Đây là phương pháp áp dụng các mô hình toán học. Trên cơ sở xác định biến độc lập, tìm mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Một kỹ thuật quan trọng dùng để xác định mối quan hệ này là phương pháp hồi quy. Dựa vào phương pháp hồi quy, xác định được các tham số về thời gian hoàn thành công việc. • Phương pháp dự tính thời gian cho từng công việc Để dự tính thời gian thực hiện từng công việc một cách có căn cứ khoa học, có thể thực hiện các bước sau: o Xây dựng các giả thiết liên quan tới nguồn lực, đến hoàn cảnh tác động bình thường. o Dự tính thời gian thực hiện công việc dựa vào nguồn lực có thể huy động trong kế hoạch. o Xác định tuyến găng và độ co dãn thời gian của từng công việc. o So sánh thời gian hoàn thành theo dự tính với mốc thời hạn cho phép. o Điều chỉnh các yêu cầu nguồn lực khi cần thiết. 5.1.3. Phương pháp biểu đồ GANTT và biểu đồ đường chéo 5.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của biểu đồ GANTT • Nội dung phương pháp này Đây là một phương pháp tương đối cổ điển ra đời vào năm 1918 nhưng bây giờ vẫn còn được áp dụng khá phổ biến. Nội dung của phương pháp này là nhằm xác định một cách tốt nhất các công việc khác nhau của một dự án cần thực hiện trong một thời kỳ nhất định. • Mục đích của GANTT Mục đích của GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác nhau của dự án. Tiến độ này tùy thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ. Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 108 • Cấu trúc biểu đồ: o Cột dọc trình bày công việc, thời gian thực hiện từng công việc được trình bày trên trục hoành. o Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng biểu hiện cho độ dài công việc. Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công việc. 5.1.3.2. Ưu, nhược điểm của biểu đồ GANTT Biểu đồ GANTT sau khi xây dựng xong sẽ cho phép chúng ta theo dõi tiến trình thực hiện dự án, xác định được thời gian thực hiện dự án sản xuất đó. Tuy nhiên, GANTT cũng thể hiện những mặt mạnh và yếu của nó • Ưu điểm: o Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch của từng công việc và tình hình chung của toàn bộ dự án o Dễ xây dựng, do đó nó được sử dụng khá phổ biến o Thông qua biểu đồ có thể nắm được tình hình thực hiện các công việc nhanh hay chậm và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó, có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn lực cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng nguồn lực. o Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những mốc thời gian quan trọng, những vấn đề liên quan đặc biệt đến các công việc. o GANTT là cơ sở để phân phối nguồn lực và lựa chọn phương pháp phân phối nguồn lực hợp lý nhất. • Nhược điểm: o Đối với các dự án phức tạp và có số lượng công việc nhiều (hàng trăm công việc) cần thực hiện thì biểu đồ GANTT không thể chỉ ra đủ và đúng sự tương tác và mối quan hệ giữa các công việc. Trong nhiều trường hợp, nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì sẽ rất khó khăn phức tạp. o Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản ánh quá nhiều công việc liên tiếp nhau. [...]... 120 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài 5 là một bài quan trọng trong môn học này Trong bài học này đề cập tới hai khía cạnh là Quản trị thời gian, tiến độ của dự án và quản trị trong quá trình phân phối các nguồn lực của dự án Nguồn lực của dự án luôn có hạn việc phân phối nguồn lực sao cho dự án có hiệu quả cao nhất là một việc làm khó Bài học đưa ra một số công cụ để quản trị dự án. .. đổi 5. 3 Dự toán ngân sách và chi phí quản lý 5. 3.1 Dự toán ngân sách 5. 3.1.1 Khái niệm, tác dụng và đặc điểm của dự toán ngân sách dự án • Khái niệm Dự toán ngân sách dự án là kế hoạch phân phối nguồn quỹ cho các hoạt động dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí, chất lượng và tiến độ của dự án Dự toán ngân sách bao gồm một số loại chính: o Căn cứ vào tính chất hoạt động: Ngân sách dự án. .. pháp dự toán ngân sách theo dự án Đây là phương pháp dự toán ngân sách trên cơ sở các khoản thu và chi phát sinh theo từng công việc và được tổng hợp theo dự án Phương pháp này được thực hiện theo các bước: o Dự tính chi phí cho từng công việc dự án 117 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án o o Xác định và phân bổ chi phí gián tiếp Dự tính chi phí cho từng năm và cả vòng đời dự án • Phương pháp dự toán ngân... Trong khi dự án là hoạt động có kỳ hạn, khuôn khổ thời gian của dự án không gắn với năm tài chính 1 15 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án o o o o o Ngân sách chỉ là dự tính, dựa trên một loạt các giả thuyết và dữ liệu thu thập được Dự toán ngân sách dự án chỉ được dựa vào phạm vi và tiêu chuẩn hiện hành của dự án đã được duyệt Cần phải xác định rõ các yếu tố và khoản mục chi phí cho các công việc dự án Ngân sách... trình bày một dự án tưởng tượng có lịch trình theo đúng sơ đồ đã cho E A 2 3 H D 1 6 5 H I 7 G B 4 122 8 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 5. 3 Hãy vẽ sơ đồ PERT theo dữ liệu dưới đây Công việc Công việc trước A - B - C - D A E C F A, B 5. 4 Hãy vẽ sơ đồ PERT theo bảng số liệu dưới đây Công việc Công việc trước Thời gian (Tuần) A - 1 B - 2 C - 3 D A 4 E B 5 F B 4 G C 6 H D, E 6 I G 2 J H, F, G 3 5. 6 Hãy tính... hứớng dự án d Khác Câu 4 PERT là phương pháp a Xác định thứ tự các công việc b Xây dựng và quản lý dự án c Xác định độ dài thời gian tối đa của dự án d Các phương án trên Câu 5 Nội dung của biểu đồ GANTT a Xây dựng hệ thống công việc của dự án b Xây dựng chiều dài các công việc c Xác định một cách tốt nhất các công việc khác nhau của một dự án cần thực hiện trong một thời kỳ nhất định d Quản lý dự án. .. chính sách phân phối nguồn lực của dự án o Đánh giá chi phí dự tính của một dự án trước khi hiệu lực hóa việc thực hiện o Xác định được chi phí cho từng công việc và tổng chi phí dự toán của dự án o Là cơ sở để chỉ đạo và quản lý tiến độ chi tiêu cho các công việc dự án o Thiết lập một đường cơ sở cho việc chỉ đạo và báo cáo tiến trình dự án (kiểm tra tiến độ dự án, báo cáo những chỉ tiêu không phù... phương pháp kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT_ Program Evaluation and Review Technique) và phương pháp đường găng (CPM_ Critical Path Method) Ứng dụng các phương pháp đó không những giúp học viên tiếp thu kiến thức và các kỹ năng quản lý thời gian, tiến độ, dự toán ngân sách… và vận dụng vào quản trị các dự án thực tế 121 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án CÂU HỎI CUỐI BÀI 1 Trình bày phương pháp AOA... cùng lúc 114 Bài 5: Tổ chức quản trị dự án • Sử dụng nguồn lực khác Phương pháp này chỉ áp dụng được cho một số loại nguồn lực Tuy nhiên, chi phí khi áp dụng cách này có thể tăng cao • Đánh đổi giữa các nguồn lực Trong nhiều trường hợp, các nhà quản trị dự án có thể đánh đổi giữa các nguồn lực sử dụng để thực hiện dự án Điều căn bản là cho dù đánh đổi thì xét về tổng thể, nguồn lực của dự án về nguyên... cho các hoạt động không theo dự án o Căn cứ vào thời gian Ngân sách ngắn hạn Ngân sách dài hạn • Tác dụng của dự toán ngân sách dự án Kế hoạch dự toán ngân sách là một trong những kế hoạch quan trọng quyết định đến sự thành bại của dự án Dự toán ngân sách có những tác dụng chủ yếu sau: o Dự toán ngân sách là sự cụ thể hóa kế hoạch, mục tiêu của dự án Kế hoạch ngân sách phản ánh nhiệm vụ và các chính sách . nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị thời gian, quản trị văn phòng… • Tập hợp các thắc mắc để đề nghị giáo viên giải đáp. BÀI 5: TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 100. đổi. 5. 3. Dự toán ngân sách và chi phí quản lý 5. 3.1. Dự toán ngân sách 5. 3.1.1. Khái niệm, tác dụng và đặc điểm của dự toán ngân sách dự án • Khái niệm Dự toán ngân sách dự án là kế hoạch. cuối. Để quản lý lao động có hiệu quả, các nhà quản lý dự án 1 3 2 4 Công việc 23 5 Thời gian Số người 8 6 4 a(2,2) b(2,3) c(4 ,5) 23 5 Thời gian Bài 5: Tổ chức quản trị dự án 113

Ngày đăng: 31/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN