Giáo trình chọn giống và nhân giống - chương 8&9 ppsx

43 264 1
Giáo trình chọn giống và nhân giống - chương 8&9 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

208 Chương VIII NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI Chương này sẽ đề cập các kiến thức liên quan đến nhân giống vật nuôi. Kiến thức cơ sở của lai giống như ưu thế lai và suy hoá cận huyết sẽ đề cập cụ thể. Các phương pháp lai giống phù hợp với các hệ thống sản xuất khác nhau cũng sẽ được thảo luận trong chương này. Sau khi nghiên cứu chương này hy vọng bạn đọc có thể lựa chọn phương pháp lai giống thích hợp phục vụ cho các nhu cầu thực tế khác nhau. 8.1 Giao phối cận huyết Giao phối cận huyết là cho giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống với nhau. Ðây là phương pháp mà các nhà di truyền chọn giống dùng để làm tăng tính đồng nhất của giống vật nuôi. Tuy nhiên, nếu cho giao phối cận thân quá gần và liên tục nhiều đời sẽ gây ra hậu quả làm giảm khả năng sản xuất trong quần thể. 8.1.1 Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng giao phối cận huyết 8.1.1.1 Nguyên nhân của giao phối cận huyết Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giao phối cận thân: Yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo. - Yếu tố tự nhiên: + Quần thể nhỏ, tức số lượng cá thể trong quần thể ít. + Số lượng đời con được giữ lại ở các thế hệ sau là khác nhau, cá thể nào có ít đời con được giữ lại thì dễ cận huyết với nhau + Ðịa bàn phân bố quần thể hẹp. - Yếu tố nhân tạo + Người ta thường giữ ít con vật đực lại để là giống hơn con vật cái, do đó đời sau của con vật đực dễ cận thân với nhau. + Người ta thường giữ lại các con vật tốt để làm giống loại thải các con xấu cho nên đời sau của các con vật này dễ cận thân với nhau. + Do nhu cầu của công tác giống để tạo tính thuần nhất, cố định các tính trạng, bảo tồn huyết thống của các tổ tiên, đào thải các tính trạng có hại, tạo điều kiện nâng cao ưu thế lai. + Do công tác quản lý giống, quản lý tinh dịch. 209 8.1.1.2 Hậu quả của giao phối cận thân (suy hoa cận huyết) Dù do nguyên nhân nào đi nữa thì giao phối cận thân cũng gây nên hiện tượng suy hoá cận thân làm giảm sức sống, giảm khả năng thích ứng và giảm sức chống đỡ bệnh tật, đồng thời giảm khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho ra sản phẩm. Qua điều tra cơ bản vào những năm 1960, người ta nhận thấy ở các vùng trâu sinh sản khép kín, có nhiều trâu trắng (bạch tạng). Ở các vùng khác, số trâu trắng lại tăng lên nếu trong vùng khép kín có nhiều trâu đực trắng. Tất nhiên màu sắc của trâu không phải là một khuyết tật nhưng hiện tượng bạch tạng chứng minh hiện tượng cận huyết gần, lâu đời trong các vùng hẻo lánh, ít giao lưu, trao đổi và ít đực giống nói chung và nhiều con đực giống có màu trắng nói riêng. Các kết quả từ phân tích của các dòng bò thịt cận huyết từ thí nghiệm ở các nước Tây Âu (Brinks và Knapp, 1975 được trình bày ở bảng sau: Bảng 8.1 Thay đổi về khả năng sản xuất của các tính trạng khi tăng lên 10% hệ số cận huyết (F) Tính trạng Bê % ngoài ý muốn Bê mẹ % ngoài ý muốn Tỷ lệ cai sữa Trọng lượng sơ sinh Trọng lượng trước khi cai sữa Trọng lượng sau khi cai sữa -2,9 -0,8 -5,8 -7,3 63 64 78 78 -2,3 -0,2 -7,4 -1,6 63 86 67 33 Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng xấu do cận huyết đến tỷ lệ có thai. Con mẹ cận huyết làm giảm tăng trọng trước cai sữa nhưng ít ảnh hướng đến sau khi cai sữa. Cận huyết làm giảm sút lượng sữa. Kết quả nghiên cứu từ bò sữa cho thấy khoảng 3% sản lượng sữa bị giảm nếu cận huyết ở mức 10%. Khả năng sinh sản ở bò sữa giảm do cận huyết cũng tương tự như ở bò thịt. Ảnh hưởng của tăng 10% cận huyết đến các tính trạng của lợn mẹ và lợn con được thể hiện ở bảng sau: 210 Bảng 8.2. Kết quả phân tích cận huyết ở lợn Tính trạng Lợn mẹ Lợn con Trung bình Cực trị Trung bình Cực trị Số con sơ sinh Số con 21 ngày tuổi Trọng lượng 21 ngày tuổi (lb) Trọng lượng 154 ngày tuổi (lb) -0,29 -0,53 -0,20 -5,30 -2,53/+0,13 -2,78/+0,20 -0,80/+0,10 -6,0/-3,4 -0,40 -0,22 -0,20 -0,60 -1,29/0 -0,43/-0,03 -0,30/-0,70 -2,0/+1,3 Các nghiên cứu gần đây ở cừu (Lamberson, Thomas, 1982) cũng cho thấy ảnh hưởng xấu tương tự do cận huyết đến trung bình tính trọng. Cứ 10% cận huyết tăng lên thì giảm trung bình 0,14 cừu con/cừu mẹ; 0,28 cừu cai sữa/mẹ; khối lượng cai sữa và 0,37 khối lượng lông. Cần phải hiểu rõ không phải tất cả mọi trường hợp cận huyết đều gây tác động ngoài ý muốn, nhưng rõ rệt trung bình thì cận huyết làm giảm khả năng sản xuất. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng xấu của giao phối đồng huyết đến tỷ lệ có thai. Cần chú ý là, mẹ đồng huyết làm giảm tăng trọng trước khi cai sữa, nhưng ít khi ảnh hưởng đến sau khi cai sữa. Kết quả nghiên cứu ở trên bò sữa của Falconer (1974) cho thấy, nếu đồng huyết ở mức 10% thì có khoảng 3% sản lượng sữa bị giảm. Ở lợn, số lượng lợn con mỗi ổ giảm đi 0,38 con, tức 4,6% so với số lượng trung bình. Tuy nhiên, không phải bao giờ đồng huyết cũng mang lại kết quả xấu. Ban đầu đồng huyết làm cho các giống thêm phong phú nhờ vào việc tách giống thành các dòng thuần chủng. Nếu giao dòng các dòng thuần chủng cận huyết đó thì lại có ưu thế lai. Thí nghiệm, sau đây đã chứng minh được điều đó. S. Wright và những người cộng tác (1920) đã dùng chuột lang cho giao phối cận huyết kiểu anh em liên tiếp trong 30 đời. Các dòng cận huyết được củng cố về màu sắc lông và một vài tính trạng khác nhưng sức sinh sản và các tính trạng sinh lực giảm sút lớn. Trong 12 thế hệ đầu, có dòng đã chết sạch. Nhưng sau 20 đời cận huyết khi lại tiếp tục cho phối các dòng cận thân với nhau, thì ở F 1 thấy có hiện tượng ưu thế lai rõ rệt. Cụ thể sức miễn kháng chống lao tăng lên 20%, mức độ to lớn của cơ thể tăng 11%. Biểu hiện sinh lực tăng rõ rệt nhất là khi chọn phối các cái F 1 với đực của các dòng cận huyết. 211 8.1.2 Cơ sở di truyền của sự suy hoá cận huyết Cơ sở di truyền của sự suy hoá cận thân là tần số kiểu gen đồng hợp tử tăng lên. Thực chất đó là một quá trình chuyển dần từ các kiểu gen dị hợp tử sang đồng hợp tử. Từ đó làm cho quần thể có tính đồng nhất hơn, làm cho các gen lặn có cơ hội ở trạng thái đồng hợp từ đó gây ảnh hưởng, làm giảm tác động trội át chế giữa các gen, còn tác động cộng gộp của các gen không thay đổi. Khi kiểu gen đồng hợp tăng lên thì làm giảm giá trị cộng gộp của các gen. Ðiều này có thể thấy được thông qua một số ví dụ sau đây. Bảng 8.3 Ảnh hưởng của tăng kiểu gen đồng hợp và giảm kiểu gen dị hợp đến giá trị kết hợp của các gen (GCV) và giá trị giống (BV) của một tính trạng chịu sự chi phối của 6 locus, trong trường hợp trội hoàn toàn Kiểu gen BV G GCV AaBbCcDdEeFf AABbCcddEeFf AAbbCcDDeeFf AAbbCCddEEff 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (4) + 6(-2) = 12 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (8) = 48 8 +4 (8) + (-4) = 36 2 (8) + 2(8) +2(-4) = 24 3 (8) + 3 (-4) = 12 36 24 12 0 Ghi chú: mỗi alen trội đóng góp vào giá trị kiểu gen 4 đơn vị mỗi alen lặn đóng góp vào giá trị kiểu gen -2 đơn vị Bảng 8.4 Ảnh hưởng của tăng kiểu gen đồng hợp và giảm kiểu gen dị hợp đến giá trị kết hợp của các gen (GCV) và giá trị giống (BV) của một tính trạng chịu sự chi phối của 6 locus, trong trường hợp trội không hoàn toàn Kiểu gen BV G GCV Aa Bb Cc Dd Ee Ff AABb Cc d d Ee Ff AAbbCc DD ee Ff AAbb CC dd EE ff 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (4) + 6 (-2) = 12 6 (5) = 30 8 + 4 (5) + (-4) = 24 2(8) + 2 (5) +2(-4) = 18 3(8) + 3 (-4) = 12 18 12 6 0 Ghi chú: mỗi cặp gen dị hợp trội không hoàn toàn đóng góp vào giá trị kiểu gen 5 đơn vị. 212 Ở đây ta tăng dần các cặp gen đồng hợp trong kiểu gen, từ chỗ không có các cặp gen đồng hợp nào đến 6 cặp gen. Ta cũng cần phải lưu ý rằng để đơn giản ta chỉ xét tính trạng do 6 cặp gen quy định, chứ trong thực tế tính trạng số lượng do rất nhiều cặp gen chi phối, không phải chỉ 6 cặp gen. Qua các trường hợp trên với các trường hợp trội hoàn toàn, và trội không hoàn toàn thì ta thấy rằng khi tăng số lượng các cặp gen đồng hợp thì làm giảm giá trị kết hợp của các gen và không thay đổi giá trị giống của các gen. Trong trường hợp không trội thì sẽ không làm thay đổi GCV có nghĩa là sẽ không có hiện tượng suy hoá cận huyết xảy ra khi không có hoạt động trội. Trong di truyền học chúng ta đã biết đến các gen gây chết và nửa gây chết. Các gen này thường ở dạng lặn. Cận huyết là một phương thức làm đồng dạng gen lặn trong đó có gen gây chết, làm xuất hiện kiểu hình tật nguyền, khuyết tật, giảm sinh lực, dị dạng. Có ý kiến còn cho rằng khi các gen lặn ở trạng thái đồng hợp tử do giao phối cận huyết thì nó sẽ tạo nên một hiệu lực nói chung, chứ không riêng gì gen gây chết, vì trong thực tế ngoài khuyết tật còn có giảm sinh lực, sinh sản. Tốc độ tăng các kiểu gen đồng hợp tử nhanh hay chậm là phụ thuộc vào mức độ giao phối cận thân giữa các cá thể giao phối với nhau. Nếu quan hệ huyết thống giữa chúng càng gần thì mức độ tăng các kiểu gen đồng hợp diễn ra càng nhanh hơn. Còn nếu mức độ quan hệ huyết thống giữa chúng càng xa thì tốc độ tăng kiểu gen đồng hợp diễn ra càng chậm. Tốc độ tăng mức độ đồng hợp tử của các kiểu gen trong một quần thể còn phụ thuộc vào số lượng các gen xem xét. Khi số lượng các gen xem xét ít thì tốc độ tăng đồng hợp tử nhanh, còn khi số lượng các gen xem xét nhiều thì tốc độ tăng kiểu gen đồng hợp tử diễn ra chậm. Mức độ cận thân cao nhất là trong trường hợp tự thụ phấn, điều này chỉ xảy ra đối với thực vật không có ở động vật. Ở động vật, mức độ cận thân cao nhất là trong trường hợp cho giao phối giữa bố mẹ và con cái hoặc giao phối giữa anh chị em với nhau. Ðể đơn giản ta xét một locus có hai allen A và a của một quần thể thực vật tự thụ phấn. Giả sử kiểu gen xuất phát là Aa thì ở đời F1 tỷ lệ kiểu gen là 1:2:1, như thế mức độ dị hợp giảm đi một nửa. Nếu cho cận huyết n lần thì mức độ dị hợp sẽ giảm đi là n 2 1 và kiểu di truyền đồng hợp sẽ là n 2 1 1 213 Nếu phối cận huyết ở các mức khác nhau thì tỷ lệ này sẽ khác nhau. Ở thực vật chỉ cần 5 thế hệ tự thụ phấn thì xuất phát từ một quần thể ban đầu có 100% cá thể có kiểu gen dị hợp trở thành một quần thể có 96,875% cá thể đồng hợp. Nếu phối theo kiểu anh chị em ruột thì sau 10 thế hệ sẽ tạo ra khoảng 91,3% tổng số locus ở dạng đồng hợp. Theo S.Wright (1923) ở gia súc sau 18 thế hệ thì mới đạt tỷ lệ tương đương như thực vật ở 10 thế hệ. Ông còn cho biết nếu phối theo kiểu trên thì mỗi thế hệ giảm 19% dị hợp, còn nếu phối theo kiểu anh chị em cùng cha khác mẹ thì mỗi thế hệ giảm 11%. 8.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến suy thoái cận huyết Mức độ suy thoái cận huyết phụ thuộc vào: - Yếu tố di truyền: Các cá thể giao phối có quan hệ huyết thống càng gần thì mức độ suy hoá cận huyết cao, ngược lại các cá thể có quan hệ huyết thống càng xa thì mức độ suy hoá cận huyết càng thấp. - Tính trạng xem xét: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì mức độ suy hoá cận huyết cao, ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền cao thì mức độ suy hoá cận huyết thấp. - Ðiều kiện nuôi dưỡng: Trong điều kiện nuôi dưỡng kém thì mức độ biểu hiện suy hoá cận huyết sẽ rõ, ngược lại trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì mức độ suy hoá cận huyết sẽ ít biểu hiện. Dòng, giống cao sản chịu ảnh hưởng của cận huyết nhanh hơn và rõ hơn các giống nguyên thuỷ, giống địa phương. Thú hoang chịu ảnh hưởng của cận huyết nhẹ hơn và chậm hơn so với vật nuôi. Giống cao sản so với giống địa phương, vật nuôi so với thú hoang đều được chọn lọc kỹ càng hơn. Số lượng các tính trạng được chọn lọc thu hẹp lại và củng cố. Tần số gen lặn, gen có hại có ảnh hưởng suy hoá. Ðể biểu hiện giá trị của một tính trạng và nhiều tính trạng người ta thường dùng công thức: dpqqpaM dpqqpaM 2)( 2)( 0 0 Trong đó a là giá trị kinh tế của kiểu gen đồng hợp còn d là dị hợp. Trong trường hợp quần thể bị đồng huyết, tần số kiểu gen dị hợp sẽ giảm đi một lượng bằng 2pqF, phụ thuộc vào mức độ đồng huyết F. Trong lúc đó tần số đồng hợp cũng sẽ tăng đúng bằng tần số dị hợp đã giảm đi nghĩa là cũng 2pqF nhưng vì đồng hợp có hai dạng cho nên mỗi dạng chỉ tăng pqF. Có thể tóm tắt các khái niệm đó vào bảng ( 8.5) dưới đây. 214 Bảng 8.5. Tần số kiểu gen trong quần thể Kiểu gen Tần số Giá trị kinh tế Giá trị tính trạng A A A a a a p 2 + pqF 2pq - 2pqF q 2 + pqF + a d - a ap 2 + apqF 2dpq - 2dpqF - aq 2 - apqF Sau khi quần thể bị đồng huyết, giá trị của tính trạng nói chung bằng M F = a(p -q) + 2dpq - 2dpqF M F = M O - 2dpqF p: Tần số gen trội q: Tần số gen lặng +a: Giá trị của kiểu gen đồng hợp trội -a: Giá trị kiểu gen đồng hợp lặn d: Giá trị kiểu gen dị hợp F: Hệ số cận huyết M o và M F làm các trạng thái quần thể trước và sau cận huyết. Như vậy khi bị đồng huyết, giá trị trung bình của quần thể giảm đi một mức là 2dpqF. Ðiều này cũng có nghĩa là mức độ suy hoá cận huyết phụ thuộc vào: - Mức độ cận huyết, - Tần số các gen trong quần thể, - Giá trị của kiểu gen dị hợp d. - Hiện tượng trôi định hướng của các gen. 8.1.4. Hệ số cận huyết Khái niệm hệ số cận huyết được Wright (1920) định nghĩa như sau: Hệ số cận huyết của cá thể X ký hiệu là F x , là xác suất 2 allen mà X có tại bất kỳ locus nào đồng nhất với nhau về nguồn gốc. Hay nói cách khác hệ số cận huyết là xác suất để một cặp hai allen của một locus là như nhau (đồng hợp). Hệ số này được định nghĩa là mức độ tăng đồng hợp so với mức cơ bản do kết quả của giao phối cận thân. Giá trị F x phân bố từ 0 đến 1 và được xác định theo công thức sau: )1( 2 1 1 21 A nn X FF 215 Trong đó: F x là hệ số cận thân của con vật xem xét, n 1 là số đời từ tổ tiên chung thuộc thế hệ mẹ đến mẹ của con vật xem xét, n 2 là số đời từ tổ tiên chung thuộc thế hệ bố đến bố của con vật xem xét, F A là hệ số cận huyết của tổ tiên chung, Như vậy muốn tính hệ số cận huyết của Wright cần phải thực hiện các bước sau: - Lập hệ phả của con vật xem xét, - Ðánh dấu các tổ tiên chung. - Xác định số đời từ tổ tiên chung đến bố, mẹ của con vật xem xét, và - Tính giá trị F x Ðể tính được hệ số cận huyết cần phải xác định được tổ tiên chung. Một cá thể được gọi là tổ tiên chung khi có hai đường không trùng nhau đi về cá thể bị đồng huyết hoặc từ cha hay mẹ của cá thể bị đồng huyết đi qua cá thể được gọi là tổ tiên chung đến mẹ hoặc cha của cá thể bị đồng huyết tạo thành một vòng khép kín. Ví dụ 8.1: Giả sử ta có hệ phả như sau, hãy tính hệ số cận huyết của cá thể X A B D E F I J K M P N X Q 216 - Xác định tổ tiên chung: Theo nguyên tắc trên tổ tiên chung của hệ phả gồm có các cá thể A; B; E; F; J - Xác định số đời từ tổ tiên chung đến bố mẹ của X (cá thể bị cận huyết). Kết quả được thể hiện ở bảng (8.6) . Bảng 8.6. Phương pháp xác định hệ số cận huyết Tổ tiên chung Ðường đi n 1 + n 2 + 1 F A F x A B E F J PIDAEJNQ PIDBEJNQ PIDBFJNQ PIDBFKNQ PMJEBFKNQ PMJFKNQ PMJNQ 8 8 8 8 9 7 5 0 0 0 0 0 0 1/8 (1/2) 8 = 0,0039 (1/2) 8 = 0,0039 (1/2) 8 = 0,0039 (1/2) 8 = 0,0039 (1/2) 9 = 0,0020 (1/2) 7 = 0,0078 ( 2 1 ) 5 x( 8 9 ) = 0,0352 Cộng Tổng: F x = 0,0606 F x = 0,0606, điều này có nghĩa là cá thể X có hệ số đồng huyết là 0,0606, tức là 6,06% là đồng hợp. Ví dụ 8.2 Tính hệ số cận huyết của cá thể X thông qua hệ phả như sau: F Thực hiện các bước tính tương tự như ví dụ trên, ta có: X S B C E D A E 217 Tổ tiên chung Ðường đi n 1 + n 2 + 1 F A F x A SBAED SBAFD SCAED SCAFD 5 5 5 5 0 0 0 0 (1/2) 5 = 0,03125 (1/2) 5 = 0,03125 (1/2) 5 = 0,03125 (1/2) 5 = 0,03125 Tổng: F x = 0,125 Ví dụ 8.3 Xác định hệ số cận huyết của cá thể Z căn cứ vào hệ phả sau: Tương tự như ví dụ trên, ta có: Tổ tiên chung Ðường đi n 1 + n 2 + 1 F A F x A E SAD DCEBS 3 5 0 0 (1/2) 3 = 0,125 (1/2) 5 = 0,03125 Tổng: F x = 0,15625 Phương pháp tính hệ số cận huyết được áp dụng phổ biến là phương pháp của Henderson và Wright như đã đề cập ở trong giáo trình này. Phương pháp đó cho cho phép ta xác định được đồng thời cả quan hệ di truyền cộng gộp và hệ số cận huyết cùng một lúc. Ðồng thời, đó là phương pháp hạn chế được sai sót nhất. Hơn thế nữa việc ứng dụng phương pháp của Henderson và Wright có ý nghĩa lớn trong việc ước tính giá trị giống thông qua mô hình vật nuôi và mô hình hỗn hợp. Z S D B A C E [...]... AabbCcDdEeFf AabbCcDdEeff Trung bình 7(4)+5 (-2 )=18 6(4)+6 (-2 )=12 6(4)+6 (-2 )=12 5(4)+7 (-2 )=6 7(4)+5 (-2 )=18 6(4)+6 (-2 )=12 6(4)+6 (-2 )=12 5(4)+7 (-2 )=6 6(4)+6 (-2 )=12 5(4)+7 (-2 )=6 5(4)+7 (-2 )=6 4(4)+8 (-2 )=0 12 8+5(5)=33 8+4(5)+ (-4 )=24 6(5)=30 5(5)+ (-4 )=21 2(8)+3(5)+ (-4 )=27 2(8)+2(5)+2 (-4 )=18 8+4(5)+ (-4 )=24 8+3(5)+2 (-4 )=15 8+4(5)+ (-4 )=24 8+3(5)+2 (-4 )=15 5(5)+ (-4 )=21 4(5)+2 (-4 )=12 24 15 12 18 15 9 6 12 9 12 9 15... tạo giống - Lai pha máu, - Lai cải tiến, và - Lai gây thành + Tạp giao nhằm mục đích kinh tế - Lai giữa hai giống, - Lai giữa ba giống, - Lai giữa bốn giống hoặc còn gọi là tạp giao kép, - Lai ngược, và - Lai thay đổi + Tạp giao xa 8.3 Các phương pháp nhân giống vật nuôi 8.3.1 Nhân giống thuần chủng 8.3.1.1 Khái niệm chung Nhân giống thuần chủng là cho giao phối những con đực và cái thuộc cùng phẩm giống. .. sau: A2 (q) q (p - y) q (q + y) Kiểu gen Tần số Giá trị kiểu gen A2A2 q (q + y) -a A1A1 p (p - y) +a A1A2 2pq + y (p - q) d Trung bình của kiểu gen F1 là: MF1 = a (p2 - py - q2 - qy) +d [2pq + y(p - q)] = a (p - q -y) + d [2pq + y (p - q)] Do vậy, ưu thế lai ở F1 (HF1) sẽ là: HF1 = M F 1 M a (p - q -y) + d [2pq + y (p - q)] - a (p - q -y) - d [2pq P + y (p - q) -y2] HF1 = dy2 = d (p - p‟)2 Như vậy,... của nhân giống thuần chủng là tạo nên tính đồng nhất về tầm vóc, hình thái, năng suất của các cá thể trong cùng một giống Nói cách khác là nhằm duy trì sự ổn định các tính trạng của giống Tuy nhiên, trong nhân giống thuần chủng nếu kết hợp chọn lọc cũng sẽ nâng cao được phẩm chất của giống Nguyên tắc của nhân giống thuần chủng: - Xác định mục tiêu xa, gần trong khi bảo vệ và nhân giống thuần chủng -. .. MP1 và MP2 được tính như sau: MP1 = a (p - q) + 2dpq MP2 = a (p - y -q - y) + 2 d(p - y) (q + y) = a (p - q - 2y) + 2 d [(pq + y (p - q) - y2)] 229 Giá trị trung bình của cha mẹ là: 1 M P 2 ( M P1 M P2 ) a ( p q y ) d 2 pq y p q y2 Các cá thể ở quần thể P1 dược giao phối ngẫu nhiên với các cá thể ở quần thể P2 để sinh ra con lai F1 A1 (p) A1 (p‟) = p - q p (p - y) A2 (q‟) = q + y p (q + y) Kiểu gen và. .. ra giống mới là phụ thuộc vào nghệ thuật của người làm công tác giống Khi sử dụng lai gây thành cần chú ý mấy điểm sau: - Phải xác định rõ mục tiêu của giống mới sẽ được gây thành - Xác định giống nào là nền, tức là giống đó sẽ chiếm ưu thế trong con lai sau này - Sau khi đã được các đời lai đạt yêu cầu đặt ra thì cần chọn lọc, bồi dục con giống, sử dụng cận huyết để cố định các đặc điểm tốt - Dựa vào... và B trong nhân giống thuần, MAB, MBA : Trung bình quần thể của con lai từ tạp giao cái A, đực B và ngược lại gA, gB: Hiệu quả di truyền cộng gộp của các gen đối với giống A và B mA, mB: Hiệu quả của mẹ giống A và B pA, pB: Hiệu quả của giống bố A và B hAB Hiệu quả ưu thế lai giữa hai giống A và B Trong trường hợp các chỉ tiêu theo dõi chịu ảnh hưởng của bố và mẹ thì ưu thế lai giữa hai giống được... trọng Trọng lượng cơ thể -1 ,0 6,0 -5 ,5 6,0 5,0 15,5 3,0 2,0 9,0 12,0 -2 ,0 1,5 1,0 8,0 3,0 5,0 8,0 5,0 -0 ,4 12,0 2,0 -1 1,0 4,0 5,0 3,0 2,0 -0 ,1 8,0 11,0 18,0 4,0 1,0 8,0 9,0 17,0 2,0 - 7,0 6,0 6,0 - 8.2.3 Ưu thế lai chung và ưu thế lai cụ thể Ưu thế lai được phân làm 3 loại: - Ưu thế lai cá thể (HI): ở sản phẩm cuối cùng; - Ưu thế lai của bố (HP): ở bố của sản phẩm cuối cùng; - Ưu thế lai của mẹ (HM):... hướng để chuẩn bị lực lượng cho chọn lọc - Trong các cơ sở giống nên tập trung các con đực và cái đã được chọn vào các đàn hạt nhân nếu ở đó chưa có dòng đực được xác nhận Từ một giống chưa qua chọn lọc, muốn nhân giống thuần chủng thì buộc phải bắt đầu bằng việc tạo dòng 8.3.1.2 Tạo dòng Dòng là tập hợp các cá thể có chung một con đực đầu dòng, ngoài các đặc điểm cơ bản của giống như dạng hình, màu sắc,... ba giống Giá trị trung bình của con lai ba giống là: 241 M ABC M 1 4 (2 gC g A g B ) 1 2 ( h AC hBC ) 1 2 ( m A m B ) hmAB pC 1 4 rAB Trong đó: hAC, hBC: Hiệu quả ưu thế lai giữa A và C; B và C, hmAB: Hiệu quả ưu thế lai của mẹ giữa giống A và B, rAB: Hiệu quả của sự tái tổ hợp giữa giống A và B, pC: Hiệu qủa của bố giống C, và gC: Hiệu quả di truyền cộng gộp của gen đối với giống C Khi tạp giao ba giống . lượng 154 ngày tuổi (lb) -0 ,29 -0 ,53 -0 ,20 -5 ,30 -2 ,53/+0,13 -2 ,78/+0,20 -0 ,80/+0,10 -6 ,0 /-3 ,4 -0 ,40 -0 ,22 -0 ,20 -0 ,60 -1 ,29/0 -0 ,43 /-0 ,03 -0 ,30 /-0 ,70 -2 ,0/+1,3 Các nghiên. lượng cơ thể -0 ,4 12,0 2,0 -1 1,0 4,0 5,0 3,0 - - - - 2,0 - - - - - - - - - 8.2.3. Ưu thế lai chung và ưu thế lai cụ thể Ưu thế lai được phân làm 3 loại: - Ưu thế lai. ăn Ðộ dày mỡ lưng Diện tích mắt thịt 3,0 2,0 9,0 12,0 -2 ,0 1,5 1,0 - 8,0 11,0 18,0 - 4,0 1,0 7,0 - - - - - - Cừu Tỷ lệ thụ thai Số con sinh ra Khối lượng 60 ngày

Ngày đăng: 31/07/2014, 21:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan