CHƯƠNG XXI LÒNG SÙNG BÁI VĨ NHÂN Ta không những ganh đua với những người đương thời mà còn ganh đua với cả những danh nhân mà sử xanh truyền tụng nữa . I. Sứ mạng và công lao của các danh nhân Nhân loại sống và tiến nhờ những người có thiên tài. Họ vượt hẳn lên trên quần chúng xa quá, họ chinh phục, biến hoá thế nhân đi , cưỡng lại họ cũng không được. Họ là những nhà triết học, những nhà sáng lập hoặc cải cách tôn giáo ,những nhà văn, những nhà bác học. Nếu không có họ thì khó mà hiểu rõ được loài người đã ra sao. Cho nên Carlyle nói : “Sử vạn quốc ,sử chép những cái gì loài người đã làm được ở trên thế giới này, thực ra là sử của những bực vĩ nhân …Họ là những nhà hướng đạo, những thợ nặn người, họ là những ông chủ mà ta là thợ, họ đã sáng tạo ra tất cả những cái gì mà quần chúng đã ráng làm được hay đạt tới … Cái linh hồn của nhân loại sử …là lịch sử của họ”. Như vậy là vì “họ đại diện cho sự vật và cho ý tưởng. Họ đại biểu cho sự vật vì nhờ họ mà ta biết rõ thiên nhiên với những năng lực và định lệ của nó. Cây cỏ biến hoá những hóa vật thành thức ăn cho loài vật thì họ cũng biến hoá một nguyên liệu nào đó để cho nhân loại dùng. Hình như trời đã định cho mỗi người trong bọn họ làm đại biểu riêng cho một sự vật nào rồi, và sự vật ấy cũng như nàng công chúa bị phép mê trong truyện thần tiên, ngủ say ở một nơi nào đó, đợi họ đến làm cho tỉnh dậy và đưa ra ánh sáng. Cho nên Linné chỉ làm đại biểu cho cây cỏ, Hubert cho loài ong, Fries cho loài rêu, Dalton cho những nguyên tử, Euclide cho những đường về hình học …” Họ đại biểu cho ý tưởng vì những ý tưởng, tình cảm và chí nguyện còn tiềm thức, mơ hồ trong chúng ta, được họ đem ra cõi ý thức và cho những định thức rõ ràng. Họ vừa là họ, lại vừa là quần chúng. Những vấn đề mà họ tự hỏi và giải quyết được, là những vấn đề mà đáng lễ ta phải tự hỏi lấy được, hoặc đã tự hỏi mà không giải quyết được. Khi phân tích khát vọng của họ, họ cũng phân tích khát vọng của ta nữa ; lý tưởng mà họ giới thiệu cho ta chính là lý tưởng nó có mờ mờ trong óc ta rồi . Vì vậy, không ai chống được ảnh hưởng của họ. Trong lý tưởng hay ngoài sự thực, ta tự thu xếp để sống với họ. Ta lấy tên họ đặt cho con ta, phố xá của ta, các trường huấn luyện của ta . II. Lòng hâm mộ vĩ nhân tập cho ta những đức gì ? Khuynh hướng hâm mộ đó rất tốt vì nhờ nó mà ta biết nhìn cao lên trên những cái ti tiện ở đời, biết phân biệt người hay kẻ dở ,biết yêu biết ghét. Đời các vĩ nhân cho ta một lý tưởng , một kiểu mẫu để bắt chước. Tolstoi nói rằng khi ông còn nhỏ, ông làm đủ cách để bắt chước người lớn. Mà chúng ta đây so sánh những bậc vĩ nhân cũng đều là trẻ con cả. Nhờ có gương của họ mà ta mới trở nên khá, có can đảm, kiên nhân để đi tới mục đích mà không sa ngã. Điều đó, Auguste Comte hiểu rõ lắm, cho nên ông khuyên ta nên in tên các ân nhân của nhân loại lên trên lịch để cho chúng ta mỗi ngày có dịp trầm tư về đời các vị ấy. Sau cùng, lòng sùng bái vĩ nhân ngăn ta đừng khoe khoang những tài đức của ta, đừng xây cho ta một cái bệ cao rồi đứng lên đó nhìn quần chúng và xét đồng bào để thoả lòng tự ái, tự phụ của ta. Trong khi ta tự so sánh với những bực vĩ nhân thì ta thấy ta kém , còn thiếu nhiều đức lắm, lòng tự mãn của ta tan đi, bớt ích kỷ đi, hoá ra khoan hồng hơn. Emerson nói : “ Những bực vĩ nhân như một thứ thuốc nó tẩy sạch cái bệnh tự tôn ở mắt ta đi và cho ta thấy được những người khác và những công nghiệp của họ”. III. Nên viết các truyện ký về các danh nhân cho trẻ con và người lớn đọc . Lòng sùng bái vĩ nhân đối với người lớn quan trọng như vậy, thì đối với trẻ con còn quan hệ đến đâu ! Vì chúng hay bắt chước hơn người lớn, không ích kỷ bằng người lớn. Chúng yếu đuối, ngu dại, chưa có kinh nghiệm, cho nên chúng tự nhiên theo ngay những người mà chúng biết là mạnh, có học thức, có kinh nghiệm. Những vĩ nhân đối với chúng như những bán thần (demi-dieu). Nghe kể những huân công của họ, trí tưởng tượng của chúng bừng lên và chúng nóng lòng muốn được giống họ. Khi chúng chơi, chúng thường diễn lại đời các vị anh hùng, làm lại cử chỉ của họ, lặp lại những lời nói của họ. Vậy không có gì bổ ích bằng những truyện ký dạy ở trường. Biết chọn những truyện đó và lựa lúc đọc cho học trò nghe thì những truyện đó là những bài học dễ hiểu, vui vẻ, cụ thể, dạy cho chúng can đảm, có đức hạnh. Những truyện ký về các danh nhân đó, khéo viết thành sách, còn có ích cho thiếu niên nữa. Người nào biết làm cho thiếu niên bỏ những sách nhạt nhẽo, nhảm nhỉ đi mà hướng cả về những truyện có ích ấy, thực là giúp được một việc lớn nhất cho nước . Công của tất cả các nhà đạo đức hợp lại cũng không bằng công răn dạy quần chúng ấy . Cả trong những lớp người lớn nữa , cũng nên dùng đến cái nguồn vô tận ấy. Sự kinh nghiệm cho ta thấy rằng những truyện ký đó không làm chán tai họ đâu . . CHƯƠNG XXI LÒNG SÙNG BÁI VĨ NHÂN Ta không những ganh đua với những người đương thời mà còn ganh đua với cả những danh nhân mà sử xanh truyền tụng nữa vị ấy. Sau cùng, lòng sùng bái vĩ nhân ngăn ta đừng khoe khoang những tài đức của ta, đừng xây cho ta một cái bệ cao rồi đứng lên đó nhìn quần chúng và xét đồng bào để thoả lòng tự ái, tự phụ. những công nghiệp của họ”. III. Nên viết các truyện ký về các danh nhân cho trẻ con và người lớn đọc . Lòng sùng bái vĩ nhân đối với người lớn quan trọng như vậy, thì đối với trẻ con còn