Củatác giả Việt Thắng Sau 15 năm, trải qua chặng đường thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 20/7/200 Việt Nam khai tr
Trang 1Phân tích bài báo: Chứng khoán “xanh vỏ, đỏ lòng” kéo dài, vì sao? Của
tác giả Việt Thắng
Sau 15 năm, trải qua chặng đường thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 20/7/200 Việt Nam khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh,
và phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện tại trung tâm là ngày 28/7/2000 Đây là mốc son đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam
Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm cùng nền kinh tế việt Nam và thế giới, với sự thăng hoa vào năm 2006 và đầu năm 2007 Nhưng đến giai đoạn hiện nay, có vẻ thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần đi vào suy thoái, với sự thoái rút vốn của các nhà đầu tư, nếu không thì cũng chỉ giữ lại trong danh mục đầu tư của mình một ít cổ phiếu, còn các nhà báo, các nhà bình luận thì nhận định thị trường “xanh vỏ đỏ lòng” Trước phiên giao dịch ngày 6/4/2011, tác giả Việt Thắng đã có bài tranh luận online trên trang web: vef.vn với tiêu đề và cũng là nhận định của tác giả cho thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay: “chứng khoán xanh vỏ đỏ lòng kéo dài, vì sao?”
“Xanh vỏ đỏ lòng” Những ai quan tâm đến chứng khoán đề biết mà xanh là màu thể hiên những cổ phiếu tăng điểm ( thị giá tăng) và màu đỏ là màu thể hiện những cổ phiếu giảm điểm (thị giá giảm) Màu xanh là màu mà mọi người khi theo dõi bảng giá chứng khoán mong đợi nhất, vì nó mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư,… Nhưng ở đây ta lại thấy xuất hiện câu “xanh vỏ đỏ lòng”, câu này có ý nghĩa là gì!
Chỉ số VNI vẫn ở mức cao, nằm trong khoảng 450 -500 điểm, nhưng thực chất mặt bằng giá cổ phiếu chỉ ở khoảng 340 -350 điểm, nếu không muốn nói là thấp hơn Nhìn tổng quát thị trường ta thấy, mặt bằng giá cổ phiếu vẫn ở mức khá
Trang 2cao.Nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ số VNI mà phân tích kỹ thuật thì không thể đưa ra kết quả chính xác
Các nhà phân tích kỹ thuật luôn dựa vào 3 giả thuyết của lý thuyết DOW để làm cơ sở phân tích cho mình, đó là:
+ Giá của chứng khoán phản ánh mọi thông tin và tất cả hành vi của thị trường
+ Giá cả chứng khoán vận động theo xu hướng
+ Quá khứ sẽ tự lặp lại
Nếu giá của chứng khoán phản ánh mọi thông tin và tất cả hành vi của thị trường thì có nghĩa là với mặt bằng giá chung ở mức cao (450-500) của VNI thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ Nhưng… với chỉ số VNI cao như vậy mà số mã cổ phiếu tăng giá lại quá thấp (64/289 mã) trong khi đó số cổ phiếu giảm giá lại khá cao (147/289 mã) và 77 mã đứng giá Đáng lý là VNI cao thì giá cổ phiếu phải tăng nhưng ở đây phần lớn lại giảm và đứng giá Đó chính là hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” mà tác gải Việt Thắng đã nhắc tới
Tại sao hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” lại làm nhiễu các phân tích kỹ thuật? Trước tiên ta đi là do cách tính chỉ số VN-Index
Công thức tính chỉ số VNI:
VNI
Trong đó Qit , Pit là khối lượng và giá cổ phiếu niêm yết tại thời điểm phân tích
Pi0 là giá cổ phiếu tại thời điểm gốc
Từ công thức Qit Pit ta thấy nếu giá trị này càng cao thì chỉ số VNI
càng cao, chỉ cần một vài cổ phiếu có khối lượng và thị giá niêm yết tại thời điểm
Trang 3phân tích cao là có thể làm cho giá trị của công thức trên tăng cao Đó là lý do tại sao một vài cổ phiếu large – cap như BVH, MSN, VIC, DPM, VCB, PVF … tăng giá lại có thể làm cho chỉ số VNI tăng cao hoặc chỉ giảm chút ít Vì large-cap là những cổ phiếu có vốn hóa thi trường lớn, khối lượng niêm yết lớn và được giao dịch với giá cao Phần lớn các cổ phiếu large cap đều tăng giá và khi chúng tăng giá thì dù có giao dịch khối lượng thấp và các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ có giảm giá thì VNI vẫn được kìm chân ở mức cao Ngày 5/4/2011, cổ phiếu BVH giao dịch ở mức giá 74,5 với khối lượng được khớp lệnh là 682,600 cp, VIC giao dịch tại mức giá 131 với khối lượng khớp lệnh là 353,600cp, MSN chỉ khớp lênh được 57,500cp với giá 80…và những cổ phiếu này đã giúp giữ chỉ số VNI tại mức 457,2 điểm trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường giảm điểm Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/4 VN- Index (VNI) đạt 457,2 điểm, giảm 0,05 điểm ( -0,01%) so với phiên ngày hôm trước, thanh khoản thấp, tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 17.405.740 đơn vị, giảm 9,44% so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch đạt 358,578 tỷ đồng, giảm 12,50% Trong khi đó, số mã cổ phiếu tăng điểm là 64 mã,
số mã đứng giá là 77 mã và 147 mã giảm, số mã cổ phiếu giảm giá lớn gấp 2 lần số
mã tăng giá Thanh khoản thị trường thấp, khối lượng khớp lệnh giảm, tổng giá trị giao dịch giảm, số mã tăng giá thấp vậy mà chỉ số VNI vẫn cao vời vợi Đó là lý
do vì sao mà phân tích kỹ thuật trong giai đoạn này không thể làm được gì, không thể đưa ra một nhận định chính xác cho giá cổ phiếu Các nhà đầu tư, đội lái, những ai trending không thể dựa vào phân tích kỹ thuật mà đưa ra quyết định cho mình
Với hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng”, với câu thần chú hô “lên” hay “xuống” của nghệ sĩ hài Quang Thắng trong Gala cười cuối năm, thì các nhà tạo lập thị trường tha hồ mà làm xiếc, tha hô “nâng lên” hay “dìm xuống” cái thị trường này Các nhà tạo lập thị trường thì chỉ việc ngồi một chỗ rồi hô lên hô xuống tùy thích, làm sao cho tiền chảy vào túi mình là được Còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đội lái thì khóc thét lên khi thị trường đi ngược lại với những gì mà mình bỏ công sức ra để
Trang 4phân tích với biểu đồ này, biểu đồ nọ, hết metastock rồi hình nến vậy mà vẫn không thể đưa ra được quyết định đúng đắn với cái thị trường như vậy
Với hiện trạng thị trường như vậy, thiết nghĩ Ủy ban chứng khoán nhà nước cần có những thay đổi sao cho hợp lý
Thứ nhất là về cách tính chỉ số VN-Index, phải thay đổi sao cho chỉ số có thể phản ánh trung thực nhất về mặt bằng giá chung của các cổ phiếu, có thể phản ánh được cả mức thanh khoản của thị trường trong đó Liệu chúng ta có nên lấy chỉ sô VNI -100 hay VNI -200, trong đó lọc ra 100 hoặc 150 cổ phiếu có mức thanh khoản lớn nhất trong ngày giao dịch
Thứ hai, nên miễn giảm thuế thu nhập cá nhân khi nhà đầu tư nhận cổ tức, và điều chỉnh lại mức thuế thu nhập cá nhân của các nhà kinh doanh chứng khoán xuống mức thấp hơn, nếu kinh doanh chứng khoán thua lỗ thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Thứ ba, liệu có nên điều chính giới hạn giao dịch T+3 ( nhưng thực chất là T+4) như hiên nay xuống T+2 hoặc T+1 hay không Có thể không có T+0 vì như thế sẽ xảy ra hiện tượng bán khống chứng khoán
Nên có những chính sách hợp lý để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, khuyến khích nhà đầu tư, hạn chế những hiện tượng đầu cơ hay làm giá chứng khoán như hiện nay
Hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh và hoàn hảo hơn
(Những số liệu trong bài được lấy từ các kết quả sau giao dịch của công ty chứng khoán VN_Direct và dữ liệu của metastock).
I