Lương tâm Một người quá giận xô vợ xuống nước, không ai thấy nên không nghi ngờ chút gì cả, tưởng rằng vợ sảy chân mà chết đuối. Nhưng mười năm sau ông ta tự thú với cảnh sát. Cái gì đã thúc đẩy ông ta thú tội? Người ta bảo: "Lương tâm thúc đẩy", rồi thôi chẳng tìm hiểu gì thêm nữa, nhưng lương tâm là cái gì? Theo ngữ nguyên thì chữ "conscience" (lương tâm) có nghĩa là biết. Trong trường hợp mới kể, người chồng đó biết mình đã phạm tội và phải đền tội. Nhưng ngay khi xô vợ xuống nước, ông ta chẳng biết mình làm vậy là có tội ư? Thế thì tại sao lại đợi đến mười năm sau mới thú tội? Vậy thì lương tâm không phải chỉ là biết - như ta "biết" rằng trái đất quay chung quanh mặt trời - nó còn là một sức mạnh tác động mà ta có thể tùy ý chống lại hoặc tuân theo. Vì vậy mà có từ ngữ: "Tiếng nói của lương tâm". Những người mộ đạo gọi nó là "tiếng nói của Thượng Đế". Hồi tôi nhỏ, cha mẹ tôi bảo rằng vị thần phù hộ cho tôi luôn luôn giám thị tôi, ngăn tôi làm những việc bậy. Thì cũng chỉ là cái ý cho một cái gì đó hoặc một người nào đó nói với ta, mà người nói với ta không phải là cái "ta", mà là một cái "khác" bí mật, vừa quen vừa lạ với ta. Cái "khác" ở trong ta hay ngoài ta, điều đó ta chẳng cần biết. Điều cần là đừng coi nó là một với ta, vì nhiều khi tiếng nói bí mật đó chống lại với ta. Cái gì ta muốn thì nó bác bỏ. Ta muốn làm hại một người khác, ta muốn phạm tội ngoại tình, ta muốn nói dối. Nó ngăn cản ta, bảo ta: coi chừng, bậy đấy! Có khi ta chiến đấu với nó lúc thì ta thắng, lúc thì nó thắng. Nếu nó thắng thì ta không phạm tội, mọi sự yên ổn. Nếu ta thắng thì ta sẽ phạm tội và mọi thứ sẽ lộn xộn lắm, vì nó không để ta yên mà cứ quấy rầy ta hoài cho tới khi nhận thức được tôi của ta, ta phải thú tội mới thôi. Cái "ta" nhiều khi bắt cái "kia" phải im tiếng mà im tiếng lâu nữa đấy, nhưng rất ít khi nó chịu im tiếng hoài. Ai đã thấy nhiều người hấp hối, tất nhận rằng cái "kia" thường thắng trong những phút cuối cùng của kẻ phạm tội. Nhưng cái ta gọi là lương tâm đó hiện ra với ta cách nào? Tôi nhận thấy con chó của tôi có một lương tâm. Khi nó làm trái lệnh cấm của tôi, chẳng hạn đào một luống hồng để bắt một con chuột đồng, mà bị tôi bắt gặp thì nó có vẻ lấm la lấm lét. Nó tiu nghỉu, xấu hổ. Nó sở dĩ có được lương tâm đó là do mình dạy dỗ. Từ khi nó còn nhỏ, nó làm đúng ý ta thì ta thưởng, trái lại thì phạt, như vậy là dạy cho nó một số quy tắc luân lí, Thưởng và phạt có thể bằng một cách cụ thể nào đó, mà cũng có thể chỉ bằng cách thương hay ghét. Chúng ta cũng dùng cách đó để dạy trẻ, nhưng trong khi ra lệnh hoặc cấm đoán chúng, ta còn gợi sự hiểu biết cùng với chúng nữa. Như vậy, chúng ta dạy chúng đừng nên ăn cắp, nói dối, đánh đập ai. Nhưng chúng ta cũng nên để ý tới điều này: đứa trẻ một bộ lạc săn đầu người chẳng hạn được cha mẹ dạy rằng giết một người da trắng là hành động anh dũng, còn một đứa trẻ trong gia đinh Ki Tô giáo hoặc Phật Giáo thì cha mẹ dạy rằng phải tránh tội sát nhân. Con cái các nông dân Nga ở thế kỉ XIX phải tập phục vụ chủ một cách khúm núm, tôn kính; còn trẻ con thời cách mạng cho thái độ đó là nhục nhã, trái đạo đức. Vậy thì có lương tâm, trước hết là biết những quy tắc đạo đức do tập tục hoặc giáo dục truyền cho, rồi mỗi khi làm trái những quy tắc đó thì thấy mình có tội lỗi. Nhưng có thể rằng một người cảm thấy có cái gì thúc đẩy mình hành động ngược lại cái lương tâm truyền cho đó, không phải để làm một việc xấu mà trái lại làm một việc cao đẹp. Thuyết "siêu ngã" (sur-moi) của các tâm lí gia không đủ để giảng hiện tượng đó. Cái đó ta gọi là "sự tự do tin tưởng". Thánh Thomas ở Aquin bảo: "Nếu các giáo phẩm vì không hiểu rõ tình trạng mà buộc một người nào đó phải hành động trái với lương tâm người đó, thì người đó phải chịu bài xích ra ngoài xã hội và chết còn hơn là phản lương tâm của mình". Lời đó thật là táo bạo nhưng bày tỏ một ý niệm quan trọng vào bậc nhất. Nhiều người lầm lẫn sự tự do tin tưởng với sự phóng túng về đạo đức. Khi Luther sau một thời gian tranh đấu lâu dài, từ bỏ Giáo hội Công giáo, quyết định của ông không có chút gì giống quyết định của một đứa trẻ ranh bỏ đạo vì không chịu tuân lời mục sư. Tự do tin tưởng không có nghĩa là khỏi phải tuân theo lương tâm mà có nghĩa là: một lương tâm đủ sáng suốt để tự lãnh trách nhiệm, tự ý mình quyết định lấy bổn phận của mình. Hiển nhiên, ai cũng biết lương tâm là thế nào, vì ai cũng đã có lần nghe tiếng nói của nó rồi. Và có những người cố ý đàn áp tiếng nói đó mà hóa đau, bứt rứt hoài không chịu nổi; chẳng hạn những kẻ sát nhân vô tình trở lại chỗ họ đã gây án mạng, và trong giấc ngủ nằm mê thấy những cảnh hãi hùng. Ngay trẻ cũng vậy: có lỗi, mặc dầu không ai biết, chúng vẫn không yên tâm, phải lại thú với mẹ rồi mới thấy nhẹ trong lòng được. Ngày nay chúng ta cũng biết rằng cái gì cũng là tương đối hết, gọi là tốt thì chỉ tốt trong một vài hoàn cảnh nào đó, với những điều kiện nào đó thôi. Vậy thì khách quan mà xét, không có cái gì có giá trị tuyệt đối để cho lương tâm ta trông cậy vào được ư? Theo tôi thì không phải vậy. Luật tương đối đó từ môn vật lí chuyển qua môn triết lí tuy đúng đấy, nhưng đem áp dụng vào luân lí thì chỉ là cách thoái thác rất tầm thường. Chúng ta đều biết - mặc dâu không thích - rằng có những quy luật (luân lí) khách quan không thể bảo là chỉ đúng tùy trường hợp. Lương tâm ta biết vậy. Và nếu đàn áp lương tâm thì ta sẽ hóa đau khổ như người cố giấu tội của mình. Nhưng rốt cuộc tôi vẫn chưa định nghĩa thế nào là lương tâm. Tôi xin mượn những lời rất hay ở dưới đây của Goethe để thay lời định nghĩa: Một vị thần nói thầm trong lòng ta, Nói thầm nhưng rất rành mạch, chỉ cho ta Cái gì phải làm và cái gì nên tránh. . tội? Người ta bảo: " ;Lương tâm thúc đẩy", rồi thôi chẳng tìm hiểu gì thêm nữa, nhưng lương tâm là cái gì? Theo ngữ nguyên thì chữ "conscience" (lương tâm) có nghĩa là biết khỏi phải tuân theo lương tâm mà có nghĩa là: một lương tâm đủ sáng suốt để tự lãnh trách nhiệm, tự ý mình quyết định lấy bổn phận của mình. Hiển nhiên, ai cũng biết lương tâm là thế nào, vì. tùy trường hợp. Lương tâm ta biết vậy. Và nếu đàn áp lương tâm thì ta sẽ hóa đau khổ như người cố giấu tội của mình. Nhưng rốt cuộc tôi vẫn chưa định nghĩa thế nào là lương tâm. Tôi xin mượn