Cẩn thận với một số thuốc Đông dược gây ngộ độc Theo một số lương y, nguyên nhân gây độc từ thuốc Đông y rất đa dạng. Thường gặp nhất là tình trạng dùng quá liều. Chẳng hạn như ở Xuân Lộc (Đồng Nai) đang lưu truyền bài thuốc trị bệnh tim, gồm chu sa hấp với tim lợn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, chu sa chỉ được dùng tối đa 1g/ngày, lại tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao. Những điều không được hướng dẫn này đã dễ dàng biến bài thuốc trị bệnh thành liều thuốc độc. Hoặc như bài thuốc hạt ba đậu dùng để trị ung thư gan vốn bán rất chạy bởi tin đồn về tác dụng kỳ diệu của nó, các lương y cho biết thứ hạt này có tác dụng chính là nhuận trường nhanh, nhưng dùng nó để xổ chất độc trong gan, quả là chuyện chết người. Hạt ba đậu nằm trong danh sách các loại thuốc độc bảng A của quy chế thuốc độc Đông y. Cũng theo các lương y, hầu hết các vị thuốc được chế biến sẵn đều cần đến chất bảo quản; có thể là chất chống nấm mốc, giữ độ mềm của thuốc hoặc đơn giản hơn là giữ màu. Điều đáng lo là hầu hết các hoá chất này đều không có nguồn gốc, tên gọi, được bày bán tại chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM) với giá ''bèo bọt'', số lượng không hạn chế. Nghi vấn của thầy thuốc Một lương y làm nghề bắt mạch, trị bệnh đã 30 năm, ông Nguyễn Bá Thọ cho biết, ''chất bảo quản, nếu đúng là natri benzoat thì hoàn toàn ổn. Nhưng loại này không thể có giá 3.000 đồng/100g được mà phải đắt hơn hàng chục lần''. Ông Thọ hỏi: ''Liệu người ta có pha thêm vào thuốc Đông dược chất nào đó để có tác dụng tương đương?''. Vị lương y này lưu ý, phẩm màu dùng cho Đông dược cũng rất đáng ngại vì phẩm thường khó có thể cho ra những viên cao đơn hoàn tán có màu sắc rực rỡ đến vậy. Một đồng nghiệp của lương y Thọ còn tỏ ý nghi ngờ về loại hoá chất giữ độ ẩm cần thiết của thuốc tễ. Nhờ chất này, nấm mốc, gián, chuột không thể tấn công thuốc. Ông này e dè: ''Có thể có tình trạng tương tự formone trong bánh phở cách đây vài năm với đông dược?''. Người bệnh cần tự bảo vệ mình Theo các lương y, hầu hết các trường hợp ngộ độc thuốc Đông dược đều do những sai lầm đáng tiếc của người bệnh. Đầu tiên là việc quá cả tin vào những lời đồn về tác dụng thần kỳ của một toa thuốc gia truyền, vị thuốc bí hiểm nào đó (vốn không bao giờ thiếu). Một số người thì hoàn toàn phó thác sức khoẻ của mình cho các vị thầy lang (đa phần là lang băm). Họ chấp nhận các toa thuốc đắt tiền, mua các loại thuốc tự chế hoặc không rõ nguồn gốc để rước họa vào thân. Tránh ngộ độc thuốc Đông dược: - Tuyệt đối không dùng thuốc tán bột (kể cả thuốc tễ) không rõ nguồn gốc. - Khi thấy thuốc bị mốc, có mùi lạ, vị chua, bạn không nên mua. - Nên bốc thuốc tại các nhà thuốc của nhà nước hoặc phòng mạch của các lương y đã qua đào tạo chính quy. - Trung bình một thang thập toàn đại bổ giá 20.000 đồng. Khi mua, không nên tham giá rẻ, tin lời người bán để ôm thiệt vào thân. . Cẩn thận với một số thuốc Đông dược gây ngộ độc Theo một số lương y, nguyên nhân gây độc từ thuốc Đông y rất đa dạng. Thường gặp nhất là tình trạng. nhận các toa thuốc đắt tiền, mua các loại thuốc tự chế hoặc không rõ nguồn gốc để rước họa vào thân. Tránh ngộ độc thuốc Đông dược: - Tuyệt đối không dùng thuốc tán bột (kể cả thuốc tễ) không. formone trong bánh phở cách đây vài năm với đông dược? ''. Người bệnh cần tự bảo vệ mình Theo các lương y, hầu hết các trường hợp ngộ độc thuốc Đông dược đều do những sai lầm đáng tiếc