1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA... doc

7 878 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 114,97 KB

Nội dung

Ngoài ra những người đã lớn tuổi lại càng có khả năng sống thêm một số năm.. Câu lạc bộ người trăm tuổi Lời chúc "Sống lâu trăm tuổi" hiện nay không còn là điều "khách sáo" nữa, bằng ch

Trang 1

TRĂM NĂM TRONG CÕI

NGƯỜI TA

Tuổi thọ thời nay

Hiện nay, vấn đề tuổi thọ đã tăng lên nhiều so với trước đây Thí

dụ, một người sinh ra vào cuối thế kỷ 18, năm 1776 chẳng hạn,

chỉ mong sống được 35 năm Tới thế kỷ 20 tuổi thọ có tăng lên,

lúc đó một người sinh năm 1900 có thể hy vọng sống tới 47 tuổi

Thế nhưng ngày nay một bé gái chào đời có khả năng sống tới

79 tuổi, bé trai tuy có ít hơn một chút, nhưng cũng tới được 72

Trang 2

tuổi Ngoài ra những người đã lớn tuổi lại càng có khả năng sống

thêm một số năm Một cụ bà 65 tuổi trung bình sẽ sống được 19

năm nữa, còn ở tuổi 85 thì hy vọng sống trung bình thêm được 6

năm

Câu lạc bộ người trăm tuổi

Lời chúc "Sống lâu trăm tuổi" hiện nay không còn là điều "khách

sáo" nữa, bằng chứng là số người sống tới 100 tuổi ngày một

nhiều hơn Năm 1900, trên 100.000 người thì có 1 người sống tới

100 tuổi, nhưng bây giờ tỷ lệ số người thọ 100 tuổi đã tăng lên tới

1/8-10.000 người Ở Mỹ, số các cụ sống tròn 1 thế kỷ tăng lên

8% mỗi năm trong khi toàn dân số chỉ tăng 1% hàng năm Nhóm

Trang 3

các cụ "bách niên" ở Mỹ hiện nay là 50.000 người, nhưng dự kiến

vào năm 2050 sẽ lên tới 1.000.000 cụ!

Những tiên lượng về tuổi thọ

Nguyên nhân tuổi thọ ngày càng tăng là do vào đầu thế kỷ 20, y

học đã có những tiến bộ vượt bậc giúp tỷ lệ tử vong sơ sinh

giảm Tuy nhiên đối với các bệnh nan y như ung thư hay những

căn bệnh kinh niên của các cơ quan như gan, thận, tim v.v thì

đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể Nhiều chuyên viên

đánh giá rằng về lĩnh vực lão khoa, chưa có bước đột phá nào

cho phép chúng ta vượt ra khỏi mức "trăm năm trong cõi người

ta", vì tuổi thọ cao nhất trung bình cũng mới chỉ đạt tới 85

Trang 4

Và một câu hỏi luôn được rất nhiều người đặt ra là: Nếu sống

được tới 100 tuổi, liệu mình có còn khỏe mạnh, năng động và

nhất là giữ được sự minh mẫn không? Hay rồi lại chẳng làm

được gì, ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất cũng phải nhờ

người khác giúp và lúc nào cũng lẩm cẩm, lú lẫn Vì vậy cái mà

ai cũng luôn mong ước là "tăng sức sống song song với tuổi đời"

Chúng ta có thể làm gì để chống lão hóa?

Hy vọng đẩy lui được tuổi già có viển vông quá không? Rất nhiều

người cho rằng sự trường thọ là do các gen "gia tài cha mẹ để

lại", có thay đổi nếp sống cũng chẳng đem lại tác dụng gì Tuy

nhiên, đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào những cặp sinh đôi

Trang 5

"cùng từ một phôi" (để bảo đảm là gen giống hệt nhau) Sau khi

so sánh những cặp sinh đôi được nuôi trong điều kiện giống nhau

với những cặp tách riêng ra (mỗi trẻ song sinh được nuôi nấng ở

một môi trường khác nhau) nhằm xác định rõ đâu là phần đóng

góp của gen, đâu là ảnh hưởng của nếp sống trên tiến trình lão

hóa Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng là tiến trình lão

hóa chịu ảnh hưởng của nếp sống và những thói quen (lợi hay

hại cho sức khỏe) nhiều hơn là của gen di truyền

Ðiều này cũng có nghĩa là phần lớn "vận mệnh" bản thân của mỗi

người - về mặt lão hóa - nằm trong tay chính chúng ta

Rút kinh nghiệm từ những cụ sống trên 100 tuổi

Trang 6

BS Thomas Perls và Margery Silver ở Boston (Mỹ) đã nghiên

cứu và tìm hiểu xem yếu tố nào có thể giúp người ta sống lâu và

khỏe mạnh bằng cách điều tra 169 cụ đạt 100 tuổi ở tiểu bang

New England, trong đó có 85% là nữ Kết quả cho thấy phần lớn

thể chất của họ vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tinh thần minh

mẫn Ðặc điểm chung qua nghiên cứu mà các nhà khoa học tổng

kết được là:

- Mức độ trầm uất thấp (low levels of depression)

- Khả năng đối phó và thích nghi với stress và mất mát rất rõ

- Trí tuệ hưng phấn ở mức cao

- Hay có óc hài hước trong ứng xử

Trang 7

- Có sự giao lưu và nương tựa vào xã hội

- Gần như không có ai béo phì, lạm dụng rượu và hút thuốc

Như vậy nếu muốn sống lâu, khỏe mạnh, chúng ta nên nêu

gương các cụ, tạo nếp sinh hoạt lành mạnh Cố gắng phòng

tránh bệnh tật, tránh các yếu tố làm tổn thương tế bào, bỏ phế

(disuse) cơ thể, gây chuyển gen có tiềm năng bất lợi cho sự

sống

Nói tóm lại, phần lớn tiến trình lão hóa sẽ tùy thuộc vào chính lối

sống của mỗi chúng ta

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w