Triều đại Trần Nhân Tông (1258 - 1308) Trần Nhân Tông là vị vua thứ 3 triều Trần. Tên thật là Trần Khâm sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ 1258. Quê hương Tức Mạc, Phủ Thiên Trường nay là xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông là con trưởng vua Trần Thánh Tông, được cha truyền ngôi năm 1279 lúc 21 tuổi. Công lao lớn nhất của Trần Nhân Tông là đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh thắng hai cuộc xâm lược tàn bạo của đế quốc Mông Cổ vào năm 1258 và năm 1288. Tháng 12 - 1281 vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta, cùng 10 vạn quân của Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan quân xâm lược Mông Cổ, với những chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp Chỉ trong vòng nửa năm cuộc xâm lược lần II của quân Nguyên đã bị thất bại hoàn toàn. Sau hai lần thua nhục nhã, vua Nguyên đình chỉ cuộc xâm lăng Nhật Bản, dốc toàn bộ sức lực sang xâm lược Đại Việt lần thứ III. Năm 1287 vua Nguyên sai Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân cùng rất nhiều tướng lĩnh giỏi sang xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông với thiên tài chỉ huy của Trần Hưng Đạo Đại Vương, chúng ta đã đánh bại cuộc xâm lược này, tiêu biểu là trận quyết chiến chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng. Giữ vững nền độc lập của tổ quốc. Dập tắt mộng xâm lăng của một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới ở thế kỷ 13. Ngoài chiến thắng quân Mông Cổ, Trần Nhân Tông còn trực tiếp cầm quân dẹp giặc Ai Lao ở biên giới phía Nam. Dưới triều đại Nhân Tông, quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, tôn giáo ở nước ta đều thịnh trị. Vua Trần Nhân Tông biết chăm lo nghiệp lớn an dân, cải tiến chế độ thi cử, trọng dụng hiền tài, khuyến khích thơ văn chữ Nôm. Năm 1293 Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên để làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1298 ông lên chùa núi Yên Tử để tu hành, chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Ông là vị khai tổ của phái Trúc Lâm Thiền Tông của nước ta. Trần Nhân Tông là vị vua mẫu mực trí, dũng, nhân vẹn toàn. Một nhà văn hoá, nhà thơ lớn. Các sử gia đánh giá ông " nhân từ, hoà nhã, tài trí, đảm lược, uy vọng quyết đoán, hết lòng vì dân vì nước, sự nghiệp chống giặc Nguyên còn sống mãi muôn đời, làm vẻ vang cho dân tộc". Những tác phẩm chính : Đại hương hải ấn thi tập - Tăng già toái sự - Thạch thất mỵ ngữ - Thiền lâm thiết chuỷ ngữ lục - Trần Nhân Tông thi tập - Trung hưng thực lục Năm 1308 Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngọc Vân trên núi Yên Tử. Ở ngôi 14 năm, thọ 50 tuổi. Ngày nay ở thành phố Nam Định có một đường phố lớn dọc Sông Đào mang tên Trần Nhân Tông. Niên hiệu: Thiệu Bảo (1279 - 1284) Trùng Hưng (1285 - 1293) 1. VIỆC CHÍNH TRỊ. Thái tử Trần Khâm lên làm vua, tức là vua Nhân Tông. Lúc bấy giờ sứ nhà Nguyên đi lại hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có lắm việc bối rối. Nhưng nhờ có Thánh Tông thượng hoàng còn coi mọi việc mà các quan triều đình nhiều người có tài trí, vua Nhân Tông lại là ông vua thông minh, quả quyết, mà người trong nước thì từ vua quan cho chí dân sự đều một lòng cả, cho nên từ năm Giáp Thân (1284) đến năm Mậu Tí (1288) hai lần quân Mông Cổ sang đánh phá mà rồi không làm gì được. Trừ việc chiến tranh với Mông Cổ ra, để sau sẽ nói, trong đời vua Nhân Tông lại còn có giặc Lào, thường hay sang quấy nhiễu ở chỗ biên thuỳ, bởi vậy năm Canh Dần (1290) vua Nhân Tông lại phải ngự giá đi đánh Lào. 2. VIỆC VĂN HỌC. Đời vua Nhân Tông có nhiều giặc giã, tuy vậy việc văn học cũng hưng thịnh lắm. Xem bài hịch của Hưng Đạo Vương, thơ của ông Trần Quang Khải và của ông Phạm Ngũ Lão thì biết là văn chương đời bấy giờ có khí lực mạnh mẽ lắm. Lại có quan Hình bộ Thương thư là ông Nguyễn Thiên khởi đầu dùng chữ Nôm mà làm thơ phú. Ông Nguyễn Thiên là nguời Thanh Lâm(1) , tỉnh Hải Dương, có tiếng tài làm văn như ông Hàn Dũ bên Tàu ngày xưa, bởi vậy vua cho đổi họ là Hàn. Về sau người mình theo lối ấy làm thơ, gọi là Hàn luật. Năm Quí Tị (1293) Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử là Thuyên, rồi về Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. Nhân Tông trị vì được 14 năm, nhường ngôi đuợc 14 năm, thọ 50 tuổi. Vua Trần Nhân Tông - Anh hùng dân tộc kiêm triết gia, thi sĩ Trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và ba, vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã trở thành ngọn cờ tinh thần "kết chặt lòng dân", lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan kẻ thù lớn mạnh gấp bội. Trần Nhân Tông còn là một triết gia lớn của Phật học Việt Nam, là người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là nhà thơ với tâm hồn thanh cao, phóng khoáng. Trần Nhân Tông tên là Khẩm, con trưởng Thánh Tông, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất. Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Ông làm vua 14 năm (1279 - 1293). Trong thời gian ấy, đất nước Đại Việt đứng trước thử thách ghê gớm: hiểm họa xâm lược lần thứ 2 và thứ 3 của giặc Nguyên-Mông. Trong 2 lần kháng chiến, Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ "kết chặt lòng dân", lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi huy hoàng. Qua 2 cuộc kháng chiến, Trần Nhân Tông đã tỏ rõ ông vừa là nhà chiến lược tài giỏi, vừa là vị tướng cầm quân dũng cảm ngoài chiến trường. Chính vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến năm 1285, khi quân ta đang còn ở thế không cân sức với đối phương, Trần Nhân Tông đã viết lên đuôi chiến thuyền 2 câu thơ đầy khí phách và niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của quân ta: Cối kê cựu sự quân tu ký, Hoan diễn do tồn thập vạn binh. (Cối Kê chuyện cũ ngươi nên nhớ, Hoan Diễn đang còn chục vạn quân). Hai câu thơ này cùng với hai câu Nhân Tông viết bên lăng Trần Thái Tông tại Long Hưng (Thái Bình) lúc làm lễ dâng tù binh mừng chiến thắng lần thứ ba: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. (Xã tắc hai lần lao ngựa đá, Non sông nghìn thuở vững âu vàng). đã đi vào lịch sử như một ký ức bất diệt về chiến công bình Nguyên năm 1285 và 1288, trong đó Nhân Tông là vị chủ soái. Khi nhìn nhận nguyên nhân thắng lợi nhà Trần đã giành được trong sự nghiệp cứu nước. Trần Nhân Tông đã đánh giá cao vai trò của nhân dân lao động (thời đó sử cũ chép là gia nô, gia đồng). Ông cho rằng chính họ mới là những người trung thành với đất nước khi có giặc ngoại xâm. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua (Nhân Tông) ngự chơi bên ngoài, giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu tất gọi rõ tên mà hỏi: "Chủ mày đâu?" và dặn dò các vệ sĩ không được thét đuổi. Khi về cung, vua bảo các quan hầu cận rằng: "Ngày thường có kẻ hầu cận hai bên, lúc Nhà nước hoạn nạn thì chỉ có bọn ấy đi theo thôi". Sau 14 năm làm vua, theo truyền thống của nhà Trần, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành Tổ thứ nhất phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Xét trên bình diện triết học, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng. Ông là một triết gia lớn của Phật học Việt Nam. Với phái Thiền Trúc Lâm mà Trần Nhân Tông là người đứng đầu, triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần đã phát triển rực rỡ và thể hiện được đầy đủ trí tuệ Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam. Nét đặc trưng nổi bật của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu, táo bạo. Sách Tam Tổ thực lục viết: "Một học trò hỏi Điều ngự Nhân Tông: "Như thế nào là Phật?" Nhân Tông đáp: "Như cám ở dưới cối". Hoặc, một lần học trò hỏi Nhân Tông: "Lúc giết người không để mắt thì như thế nào?" Đáp: "Khắp toàn thân là can đảm" Anh hùng cứu nước, triết nhân và thi sĩ, ba phẩm chất ấy kết hợp hài hòa với nhau trong con người Trần Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ, ông là người có một tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhã, nhất là đối với cảnh vật thiên nhiên: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch đương biên, Mục đồng địch lý ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền. (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều man mác có dường không, Theo lời kèn mục trâu về hết, Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). (Thiên trường vãn vọng - Bản dịch của Ngô Tất Tố) Thơ Trần Nhân Tông, ngoài vẻ đẹp của một âm điệu hồn hậu, còn bao hàm một ý vị Thiền, gợi mở một thế giới tinh thần thanh khiết. Trong lịch sử thi ca Việt Nam, cây sáo thơ Trần Nhân Tông để lại một tiếng ngân trong đến thẳm sâu. Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh. . Triều đại Trần Nhân Tông (1258 - 1308) Trần Nhân Tông là vị vua thứ 3 triều Trần. Tên thật là Trần Khâm sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ 1258 phẩm chính : Đại hương hải ấn thi tập - Tăng già toái sự - Thạch thất mỵ ngữ - Thiền lâm thiết chuỷ ngữ lục - Trần Nhân Tông thi tập - Trung hưng thực lục Năm 1308 Trần Nhân Tông qua đời tại. Nguyên - Mông lần thứ hai và ba, vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã trở thành ngọn cờ tinh thần "kết chặt lòng dân", lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan kẻ thù lớn mạnh gấp bội. Trần Nhân