Người con cả nối ngôi vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở thành Văn Lang Việt Trì ngày nay, truyền được 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương.. Các hiệu vua Hùng:
Trang 1TÌM HIỂU 18 ĐỜI VUA TRIỀU ĐẠI
VUA HÙNG
Triều đại Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, cháu 4 đời của Viêm Đế Thần Nông Kinh Dương Vương có vợ là Thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân
Về sau, Lạc Long Quân kết làm vợ chồng với Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân và Âu Cơ dắt 100 người con, nửa lên núi, nửa xuống biển Người con cả nối ngôi vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở thành Văn Lang (Việt Trì ngày nay), truyền được 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương
Các hiệu vua Hùng:
- Kinh Dương Vương (tên húy là Lộc Tục): tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến
Trang 2Đinh Hợi (2794 tr TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?)
- Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm):tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế)
- Hùng Quốc Vương (tên húy là Lân Lang):sinh năm Canh Ngọ (2570 tr TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr TL) đến 2253 tr.TL Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu
- Hùng Diệp Vương (tên húy là Bảo Lang):không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi
(2254 tr TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ
- Hùng Hy Vương (tên húy là Viên Lang):sinh năm Tân Mùi(2030 tr TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng
Trang 3là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr TL) đến Mậu Tý (1713 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà
Hạ
- Hùng Huy Vương (tên húy là Pháp Hải Lang):sinh năm Tân Dậu (1740
tr TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương
- Hùng Chiêu Vương (tên húy là Lang Liêu Lang):sinh năm Quý Tỵ (1768
tr TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr TL) đến năm
Kỷ Tỵ (1432 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương
- Hùng Vy Vương (tên húy là Thừa Vân Lang):sinh năm Nhâm Thìn (1469
tr TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ
Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm
Kỷ Dậu(1332 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà
Thương
- Hùng Định Vương (tên húy là Quân Lang):sinh năm Bính Dần (1375 tr TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương,
Trang 4ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân
- Hùng Úy Vương (tên húy là Hùng Hải Lang):3 đời, 90 năm, từ 1251 đến
1162 tr.TL)
- Hùng Chinh Vương (tên húy là Hưng Đức Lang):sinh năm Canh Tuất (1211 tr TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Thành
Vương nhà Tây Chu
- Hùng Vũ Vương (tên húy là Đức Hiền Lang):sinh năm Bính Thân (1105
tr TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu
- Hùng Việt Vương (tên húy là Tuấn Lang):sinh năm Kỷ Hợi (982 tr TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr TL) đến Đinh Mùi (854 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu
Trang 5- Hùng Ánh Vương (tên húy là Chân Nhân Lang):sinh năm Đinh Mão (894 tr TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với Trung
Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu
- Hùng Triều Vương (tên húy là Cảnh Chiêu Lang):sinh năm Quý Sửu (748 tr TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr TL) đến năm Canh Thân (661 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu
- Hùng tạo Vương (tên húy là Đức Quân Lang) Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712
tr TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu
- Hùng Nghị Vương (tên húy là Bảo Quang Lang):húy Bảo Quang Lang,
Trang 6sinh năm Ất Dậu (576 tr TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568
tr TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr TL) Ngang với Trung Quốc vào thời
Uy Liệt Vương nhà Đông Chu
- Hùng Duệ Vương (tên húy là Huệ Lang):sinh năm Canh Thân (421 tr TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr TL) đến năm Quý Mão (258 tr TL) Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc
Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr TL
Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua
Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương
Đền Hùng tọa lạc trên ngọn núi cao nhất có tên là Nghĩa Lĩnh hay Hùng Sơn (Bắc Việt) Trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế
Trang 7thánh vương, thánh vị » Theo thiển ý, do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ
vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng
ta ngày nay
Theo sách Trung Quốc, thời xưa, Giao Chỉ chưa có quận huyện (nghĩa là chưa có sự đô hộ của phương Bắc) thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước triều lên xuống mà làm Dân khẩn ruộng ấy làm ăn nên được gọi là dân Lạc
Theo sách Nam Việt Trí (thế kỷ V), đất Giao Chỉ phì nhiêu, nhiều dân cư đến ở, họ là những người đầu tiên khai khẩn Những cánh đồng đó gọi
là Hùng điền và dân cư được gọi là Hùng dân, có một ông chúa gọi là Hùng Vương Hùng Vương có các chức viên giúp việc gọi là Hùng hầu Lãnh thổ đất Hùng thì chia cho các Hùng tướng
Theo Đại Việt sử lược, đến đời Trang Vương nhà Chu (696 - 682 tr CN)
ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương